Bổ sung sữa chua cho trẻ dưới 1 tuổi: Những điều cần biết
1. Sữa chua và những lợi ích cho trẻ
1.1 Sữa chua là gì?
Sữa chua là sản phẩm được lên men của các loại sữa (sữa bò tươi, sữa bột công thức, sữa dê, sữa mẹ, ...) với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus). Phổ biến nhất là các sản phẩm công nghiệp sữa chua đặc và yaourt được lên men từ sữa bò tươi sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 độ C.
1.2 Lợi ích từ sữa chua cho trẻ
- Bổ sung dinh dưỡng
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ và cân đối thành phần các chất đạm (với nhiều axit amin thiết yếu, nhất là lysin), chất đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất (nhất là canxi) và đa dạng các loại vitamin (nhất là vitamin nhóm B và A).
Một số loại sữa chua còn có thành phần DHA – là một chất béo không no chuỗi dài, có tác dụng trong phát triển trí não và tăng cường thị lực cho trẻ.
- Hỗ trợ tiêu hóa – cải thiện hệ khuẩn ruột
Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột đối với các trường hợp tổn hại các vi khuẩn đường ruột (suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, các bệnh lý đường ruột hoặc sau đợt điều trị kháng sinh).
Sữa chua rất dễ tiêu hóa nên đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người vừa khỏi bệnh, người mắc bệnh đường tiêu hóa. Sữa chua có thể giúp bé giảm các chứng biếng ăn, táo bón, tiêu chảy do tiêu hóa-hấp thu kém.
2. Trẻ từ mấy tháng ăn được sữa chua?
Trẻ từ 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hoá đã hoàn thiện là thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất. Sữa chua được xếp vào một trong những loại thực phẩm lành tính và tốt nhất, có thể làm món ăn dặm cho trẻ ngay thời điểm ngoài 6 tháng tuổi. Tuy nhiên không phải sữa chua nào cũng thích hợp ngay với hệ tiêu hóa của bé, khi mới làm quen mẹ cần cho bé ăn với lượng ít, nên bắt đầu với sữa chua tự làm từ các loại sữa bé đang sử dụng.
3. Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách
Sữa chua giúp bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên cha mẹ nên cho con ăn đúng cách, đúng liều lượng để con hấp thu được đủ dưỡng chất cơ thể cần.
Liều lượng ăn phù hợp theo độ tuổi
Lượng sữa chua trẻ nên ăn mỗi ngày như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn từ 50 – 100ml
- Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml
- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml
Cách ăn
- Không cho trẻ ăn sữa chua khi đói: ăn sữa chua khi đang đói khiến trẻ bị co bóp dạ dày mạnh, dịch vị tiết ra có tính axit cao dễ tiêu diệt lợi khuẩn có trong sữa chua, vừa có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày.
- Nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng từ 30 phút-2 tiếng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, có lợi trong việc cung cấp them dưỡng chất và caxi cho cơ thể.
- Không nên cho bé ăn sữa chua quá lạnh, mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh ở nhiệt độ phòng khoảng 10-15 phút hoặc ngâm vào nước ấm, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua có nhiệt độ đồng đều trước khi cho bé ăn.
- Không nên dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, có thể làm giảm đi một số chất dinh dưỡng và lợi khuẩn
- Nên vệ sinh răng miệng cho bé sau ăn bởi sữa chua và các chất có tính axit, hơn nữa các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.
- Không nên dùng chung với các loại thuốc, đặc biêt là thuốc kháng sinh và các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh vì có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ 28 tháng tuổi đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới nhưng 2 răng cửa dưới vẫn chưa mọc là bị làm sao?
Hiện bé nhà em đang được 28 tháng. Bé nặng 14kg và đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới. Nhưng có điều lạ lùng là 2 răng cửa dưới của bé vẫn chưa mọc ạ. Trong khi đó em thấy các bé khác thì 2 răng này là mọc đầu tiên. Em có cho bé đi khám bệnh viện Nhi Đồng nhưng bác sĩ nói phải chờ bé được 4-5 tuổi mới biết được. Bé nhà em như thế là bị làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 738 lượt xem
Bé 4 tháng tuổi chưa biết lật có bình thường không?
Hiện tại bé nhà em đã được 4 tháng tuổi rồi. Rất nhiều bé khác đã biết lật, nhưng bé nhà em vẫn chưa biết lật thì có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1696 lượt xem
Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?
Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?
- 1 trả lời
- 2040 lượt xem
Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1254 lượt xem
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 919 lượt xem
Tốt nhất, trẻ em nên được cung cấp chất sắt và các loại vitamin, khoáng chất khác từ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn bình thường và có thể cần phải uống bổ sung sắt.
Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!
Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.