Biến chứng của quá tải sắt trong cơ thể
1. Nguyên nhân gây quá tải sắt trong cơ thể
Quá tải sắt là hiện tượng lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Ruột của cơ thể bị mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt không cần thiết và sắt cũng đồng thời bị tích tụ ở gan gây ra nhiễm sắt, cuối cùng là tổn thương đến những cơ quan khác. Lượng sắt mà người bị thừa sắt hấp thu gấp 3 lần lượng sắt người không bị bệnh hấp thụ.
Nguyên nhân quá tải sắt là do:
- Đột biến gen: Đột biến các gen HAMP, HFE HFE2, SLC40A1 và TFR2 là nguyên nhân gây bệnh làm giảm sự kiểm soát của sự hấp thụ sắt trong quá trình tiêu hóa và làm thay đổi sự phân bố của sắt đến các bộ phận của cơ thể.
- Bổ sung sắt quá mức cho phép: Dùng quá liều sắt do uống sắt quá mức cho phép. Hoặc do được truyền máu số lượng lớn cũng gây thừa sắt.
- Thừa sắt mắc phải: Là loại bệnh cơ hội, đi kèm với những bệnh lý khác như bệnh thiếu hồng cầu, bệnh gan, bệnh liên quan đến sự hấp thụ sắt hoặc nghiện rượu sẽ mắc phải chứng bệnh này.
Các triệu chứng nhận biết quá tải sắt gồm:
- Đau khớp là triệu chứng nhận biết phổ biến nhất của những người bị bệnh quá tải sắt.
- Các triệu chứng sớm khác bao gồm suy nhược, mệt mỏi, giảm cân, da màu đồng hoặc đậm hơn, đau bụng và mất ham muốn tình dục.
- Gan to và các bệnh liên quan đến tim xuất hiện nhiều.
- Biểu hiện khác bao gồm sắc tố da (màu đồng), đái tháo đường, bệnh khớp, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim, thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục.
- Dấu hiệu xuất hiện muộn điển hình là tăng áp lực tĩnh mạch và xơ gan mất bù.
- Suy thượng thận, suy giáp, suy tuyến cận giáp hiếm khi xảy ra.
2. Biến chứng của quá tải sắt trong cơ thể
Quá tải sắt có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến mạng sống:
- Quá tải sắt có thể gây suy gan, suy tim (đột quỵ) và đây là những nguyên nhân chính gây tử vong do quá tải sắt.
- Suy tim có thể dẫn đến sưng chân, khó thở, hoạt động thể chất bị hạn chế, mệt mỏi, nhịp tim nhanh và buồn nôn.
- Quá tải sắt gây tổn thương tuyến tụy có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
- Lượng sắt dư thừa tích lũy lâu trong cơ thể sẽ tạo áp lực lên lá lách, về lâu dài dẫn đến suy lách.
- Màu da của bạn bị thay đổi chuyển sang màu đồng hoặc màu xám.
- Tạo điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân bị thừa sắt cũng mắc phải bệnh truyền nhiễm mãn tính.
- Một số bệnh thần kinh do thừa sắt như Parkinson, Alzheimer.
- Quá tải sắt gây ra mệt mỏi, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi, những hành vi chống xã hội và bạo lực.
- Rối loạn chức năng cương dương (liệt dương), mất ham muốn tình dục ở nam giới và không kinh nguyệt ở phụ nữ là biến chứng của quá tải sắt.
- Đối với phụ nữ mang thai, quá tải sắt gây khó khăn cho quá trình vận chuyển máu và oxy từ mẹ sang thai nhi. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, sinh non và thậm chí là tử vong.
3. Chẩn đoán và điều trị quá tải sắt
3.1. Chẩn đoán quá tải sắt
Từ các triệu chứng lâm sàng trên, các xét nghiệm và kỹ thuật sau đây thường được thực hiện để chẩn đoán:
- Xét nghiệm độ bão hòa transferrin trong huyết thanh: Đo lượng sắt gắn với protein mang sắt trong máu.
- Xét nghiệm ferritin trong huyết thanh: dùng để đo lượng sắt trong gan.
- Xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra sự tổn thương gan.
- Chụp cộng hưởng từ để xác định mức độ quá tải của sắt trong gan.
- Thử nghiệm đột biến gen: tìm đột biến HFE nếu xét nghiệm lượng sắt trong máu cao.
- Sinh thiết gan: lấy mẫu mô từ gan để làm xét nghiệm đánh giá tổn thương gan.
3.2. Điều trị quá tải sắt
Điều trị thừa sắt chủ yếu là loại bỏ lượng sắt dư thừa. Hiện nay những phương pháp sau đây được thực hiện phổ biến như:
- Lấy máu: Là phương pháp truyền thải sắt được thực hiện liên tục bằng việc lấy máu tĩnh mạch (sau khi lấy máu tĩnh mạch cần bổ sung nhiều nước và tránh luyện tập thể dục trong vòng 1 ngày). Phương pháp này được đánh giá là một phương pháp điều trị thừa sắt an toàn và hiệu quả. Ban đầu, bệnh nhân được lấy khoảng 470ml máu, lấy một đến hai lần trong tuần. Sau đó, khi nồng độ sắt của bệnh nhân đã quay về tỷ lệ bình thường, việc lấy máu được thực hiện ít thường xuyên hơn và sau đó là không phải truyền thải sắt nữa.
- Mở tĩnh mạch: Thủ thuật này được áp dụng khi bệnh nhân đã mắc phải bệnh gan, tim và bệnh tiểu đường.
- Điều trị quá tải sắt bằng thuốc: Các thuốc dùng để điều trị thừa sắt có thể dùng đường uống như deferiprone, deferiprox hoặc đường tiêm như deferioxamine. Tuy nhiên, khả năng đào thải sắt ra khỏi cơ thể của mỗi loại thuốc là khác nhau.
4. Phòng ngừa quá tải sắt
- Nếu bạn đang uống viên sắt hãy ngừng uống viên sắt hoàn toàn. Ngừng uống viên sắt có tác dụng làm giảm lượng sắt đưa vào.
- Người bị thừa sắt nên ăn nhiều rau. Ăn càng nhiều rau càng tốt vì rau có chất xơ làm giảm hấp thu sắt tương đối hiệu quả. Đồng thời dùng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu để nhanh đào thải sắt ra ngoài. Ví dụ như: rau cải, bí, bầu, rau sam, uống nước chè xanh, cà phê, trà, rau má, nước râu ngô.
- Đối với các chất đạm, bạn nên chọn các loại thức ăn chứa ít sắt như thịt dê, gia cầm, thịt lợn. Bệnh nhân cần tránh thực phẩm giàu dồi sắt như thịt bò, khô bò, pate, nội tạng động vật như gan, tim, phổi.
- Bệnh nhân có bệnh khớp dù là nghiêm trọng hay đang diễn tiến, bệnh tim, tăng men gan, liệt dương và bệnh tiểu đường cũng cần xét nghiệm phát hiện bệnh quá tải sắt để điều trị sớm. Những người có quan hệ huyết thống với những người mắc bệnh quá tải sắt cần phải xét nghiệm máu để xem có bệnh hay không.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.