1

Bí quyết giúp phòng chống đau lưng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một số nguyên nhân gây đau lưng

1. Sự co cơ

  • Thường gặp nhất là do sự co thắt của các bắp thịt (co cơ).
  • Một sự vận động đột ngột sai tư thế có thể dẩn tới sự co thắt quá mức của cơ.
  • Sự co thắt của cơ làm cho cột sống bị cứng đơ và đau dữ dội.
  • Sự co cơ có thể xuất hiện sau một cái hắt hơi đơn giản hoặc ho.
  • Co cơ co thể xuất hiện sau một uốn lưng vụng về hay vặn xoắn.
  • Một sự chuyển động đơn giản như cúi xuống buộc giày hoặc quay mặt ra sau để nhìn theo một hướng khác có thể gây ra sư co thắt như vậy.
  • Sự co cơ có thể xảy ra khi một người nâng một vật nặng không đúng tư thế.
  • Sự co cơ trở nên tốt hơn theo thời gian, tuy nhiên có những trường hợp nặng cần tập vật lý trị liệu và dùng thuốc. Đau có thể kéo dài khi co sự tổn thương mặt khớp, đĩa đệm và khớp cùng chậu

2. Các vấn đề về đĩa đệm

  • Đĩa đệm có vai trò làm giảm bớt lực sốc cho các đốt sống. Đĩa đệm gồm có nhân mền ở trung tâm gọi là nhân đệm và có vòng xơ bên ngoài bao vây nhân đệm. Vòng xơ và các đốt xương sống giữ ngăn ngừa nhân đệm thoát ra ngoài.
  • Đĩa đệm bình thường mềm, chứa nhiều nước. Khi một người trở nên già đi hoặc một đĩa đệm bị tổn thương thì nó bắt đầu mất nước và trở nên cứng hơn, lúc này đĩa đệm trở nên giảm chức năng ta gọi là thoái hóa đĩa đệm.
  • Sự thoái hóa trở nên tồi tệ hơn khi các đốt sống bắt đầu phát triển các chồi xương (gai xương sống). Nếu các chồi xương phát triển đủ lớn, nó bắt đầu ép vào những dây thần kinh gây nên sự đau, tê cóng và yếu chân.

3. Các diện khớp

  • Các diện khớp giúp xương sống cố định thành hàng khi vận động theo nhiều hướng khác nhau. Khi bị thoái hóa khớp thì các diện khớp này cũng bị tổn thương nên giảm chức năng. Khi các diện khớp này bị thoái hóa dịch khớp khô nên các xương chà xát vào nhau gây đau khi vận động.
  • Khi đĩa đệm và các khớp thoái hóa xương sống yếu đi và bắt đầu trượt lên nhau gây thu hẹp ống sống làm tổn thương các dây thần kinh trong ống sống.

II. Phòng tránh đau lưng

  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau lưng là luyện tập thể dục vùng lưng đều đặn.
  • Tập thể dục là cơ lưng mạnh và các động tác kéo căng 2 – 3 lần trong tuần.
  • Để ngăn ngừa đau lưng và chân nên giữ tư thế lưng thật tốt khi làm việc cũng như ở nhà.
  • Tốt nhất là giữ lưng thẳng khi ngồi và đứng.
  • Bạn không nên cố gắng cúi lưng.
  • Thay vào đó là bạn nên nâng gối hoặc khớp hông để mang giày, thay quần dài, mang bít tất…
  • Giảm trọng lượng và tránh tai nạn cũng tránh được đau lưng.

1. Lợi ích của tập thể dục

Tập thể dục 15 phút mỗi ngày và 3 lần trong tuần thì có 3 lợi ích sau đây:

  • Làm khỏe cơ lưng, cổ, vai làm tránh được các chấn thương.
  • Làm cho lưng mềm dẻo, linh hoạt, chịu đựng cao hơn.
  • Thư giãn cơ lưng và giảm đau lưng.

2. Những mẹo nhỏ trong tập thể dục

  • Trước khi bắt đầu tập thể dục bạn nên đi khám sức khỏe. Cung cấp tiền sử bệnh tật như chấn thương lưng, tim mạch…để được bác sĩ tư vấn bài tập thích hợp với tình trạng sức khoẻ
  • Khi Tập căng cơ lưu ý cần nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh đột ngột.
  • Khi kéo căng đến tư thế thuận lợi nhất giữ yên 5 giây sau đó từ từ trở về tư thế ban đầu.
  • Hít thở chậm và sâu.

Có 5 bươc tiêu biểu để tập căng cơ lưng:

  • Tập di chuyển từ từ đến khi thấy căng trong bắp thịt
  • Giữ vị trí đó trong 5 giây
  • Từ từ trở về vị trí ban đầu
  • Thư giãn trong 2 giây
  • Lặp lại 3 – 5 lần

Lời khuyên

Không nên:

  • Nằm gối cao
  • Ngồi xổm, bệt dưới đất
  • Đi bộ quá xa
  • Ngồi lâu liên tục trên 1 giờ
  • Cúi lưng khi khiêng hoặc lấy đồ vật

Nên 

  • Tập thể dục đều mỗi ngày
  • Thay đổi tư thế
  • Giữ thẳng lưng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 827 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 642 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1138 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 709 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

8 bài tập giúp xương chắc khỏe
8 bài tập giúp xương chắc khỏe

Đối với những người bị loãng xương, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn là điều rất có lợi. Tập thể dục giúp củng cố xương và giảm nguy cơ té ngã.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây