1

Bệnh tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng bệnh

Đối với hệ miễn dịch non nớt của trẻ thì việc phòng ngừa bệnh tả là hết sức quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tả ở trẻ em và cách phòng tránh thật hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.

 

1. Nguyên nhân gây bệnh tả ở trẻ em

Bệnh tả ở trẻ em xảy ra khi bé tiếp xúc với nguồn nước nhiễm khuẩn Vibrio-Cholerae, gây ra tình trạng tiêu chảy nặng và mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, khi trở nặng bệnh nhi có thể tử vong chỉ trong vài giờ. Bệnh tả chỉ xảy ra ở người và nguy cơ phát tán thành bệnh dịch rất cao.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tả ở trẻ em:

  • Trẻ có thể mắc bệnh tả nếu như ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn Vibrio-Cholerae. Nếu bạn cho trẻ ăn uống sai cách (thức ăn bẩn, chưa chín kỹ hay trái cây bị ô nhiễm; ăn quá nhiều hoặc quá ít; thành phần thức ăn thay đổi) sẽ khiến cơ thể trẻ không thích ứng được với các loại thức ăn ấy.
  • Thời tiết thay đổi khiến trẻ bị nhiễm lạnh làm các chức năng ruột bị rối loạn. Nếu trời nóng đột ngột, axit dạ dày và men tiêu hóa tiết ra ít hơn khiến trẻ bị tháo dạ.
  • Trẻ uống kháng sinh trong thời gian dài khiến vi khuẩn đường ruột hoạt động không nhịp nhàng hoặc các bệnh nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc viêm họng gây ra tháo dạ.

2. Triệu chứng của bệnh tả ở trẻ em

Đa phần người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn bệnh tả (được gọi là Vibrio cholerae) không phát bệnh và không biết rằng mình đã bị nhiễm bệnh, bởi triệu chứng của bệnh tả ở trẻ em thường khá giống với bệnh tiêu chảy thông thường. Tuy nhiên vì khuẩn tả có thể tồn tại trong phân người bệnh từ 7 đến 14 ngày nên chúng sẽ lây nhiễm sang người khác.

Bệnh tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng bệnh
Vi khuẩn tả gây bệnh tả ở trẻ em có thể tồn tại trong phân người bệnh từ 7 đến 14 ngày

Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh tả ở trẻ em bao gồm:

  • Thời gian Ủ bệnh: kéo dài từ vài giờ cho đến 5 ngày
  • Giai đoạn Khởi phát: bé sốt nhẹ và gai rét sau đó đau bụng lâm râm, nôn mửa và bắt đầu đi ngoài phân lỏng.
  • Giai đoạn Toàn phát: bé đi ngoài nhiều lần, phân lỏng màu trắng đục, lợn cợn nhiều vảy trắng, có mùi tanh nồng nhưng không thối; con sẽ nôn do tác động của độc tố; da khô, môi khô, mắt trũng và lờ đờ. Con sẽ thấy rất buồn ngủ hoặc thậm chí hôn mê, co giật.

3. Các biến chứng của bệnh tả ở trẻ em

Biến chứng phổ biến của bệnh tả là hiện tượng hạ đường huyết. Trẻ sẽ mất sức vì đi ngoài nhiều lần và không dung nạp được thức ăn nên giảm lượng glucose trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu thấp bất thường và có thể gây co giật.

Ngoài ra, bệnh tả có thể dẫn đến trường hợp hạ thấp lượng kali trong máu. Khi đi ngoài nhiều lần, trẻ mất một lượng lớn kali và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Kali giúp cho sự hoạt động của hệ thần kinh, nếu lượng kali hạ quá thấp, sẽ khiến bé gặp trở ngại trong chức năng thần kinh tim.

Và đến khi bệnh tả biến chứng cực kỳ nghiêm trọng sẽ khiến cơ thể của trẻ mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải nhanh chóng, gây nên tình trạng tử vong.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh tả ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh tả cho trẻ, bạn nên dựa vào:

  • Dịch tễ, bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây trong thời kì có dịch.
  • Lâm sàng: 3 triệu chứng điển hình là phân lỏng có tính chất phân tả, nôn, mất nước điện giải.
  • Xét nghiệm phân để phân lập vi khuẩn tả.

Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh tả cho bé là cha mẹ phải khẩn trương bù lại lượng nước và chất điện giải cho con, diệt khuẩn bằng kháng sinh cũng như cho con đến điều trị tại bệnh viện gần nhà càng sớm càng tốt. Về mặt dinh dưỡng, bạn nên lưu ý vẫn cho con bú mẹ và ăn đều nhé. Thức ăn có thể được chế biến loãng hơn sau đó trở lại chế độ ăn bình thường. Cho con uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ,nếu nghiêm trọng cần chuyển lên bệnh viện tuyến trên để được chữa trị kịp thời.

>>> Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tả

5. Cách phòng ngừa bệnh tả ở trẻ em

Bệnh tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng bệnh
Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm khuẩn tả

 

  • Nên cố gắng kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ, vừa thuận tiện lại sạch sẽ. Nếu có ý định cai sữa thì tránh cai vào mùa hè nóng nực.
  • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và định kì khử trùng dụng cụ nấu nướng ở nhiệt độ cao.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh tả, nhất là khi dịch bệnh đang diễn ra.
  • Tuyệt đối không cho trẻ có thói quen gặm hoặc cắn móng tay
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ
  • Rửa tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn
  • Luôn ăn chín uống sôi

Trên đây chính là những lời khuyên để phòng chống bệnh tả ở trẻ em. Trường hợp bé có biểu hiện sốt nhẹ, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần dù đã uống thuốc nhưng không đỡ, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hướng xấu đến sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1121 lượt xem

Yếu tố nào khiến bé nghẹt mũi mà không kèm triệu chứng khác?

Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  650 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  819 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 775 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 641 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị
Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Lồng ruột là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Mặc dù viêm da cơ địa gây khó chịu và thường khó điều trị nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây