1

Bệnh Nhi 6 Tuổi Bị Chấn Thương Phần Mềm Và Gãy Xương Đùi Do Tai Nạn Sinh Hoạt - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ca lâm sàng:

Ngày 26/05/2019, Bệnh viện Hoàn Mỹ tiếp nhận bệnh nhi tên N.T.T.A, 6 tuổi, giới tính nam, ngụ tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Bệnh nhi nhập viện vì chấn thương chân trái do tai nạn sinh hoạt.

Theo gia đình chia sẻ, trước khi nhập viện khoảng 5 tiếng, bé đang rửa tay bằng vòi nước được khoan gắn vào cái kiệu chứa nước cao 01m thì sơ ý vấp vào 1 vòi nước khác được gắn thấp hơn làm bé ngã té đồng thời kiệu nước cũng vỡ ra và các mảnh vỡ rơi ghim và đè vào chân trái của bé.

Ngay sau chấn thương chân trái bé đau và không cử động được, phần da cơ bị rách do chấn thương chảy máu nhiều. Gia đình đã đưa bé đến trạm y tế địa phương sơ cứu và sau đó đưa bé đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu.

Bé cấp cứu trong tình trạng tỉnh táo, chân trái được băng kín. Chân bé đau nhiều, không cử động được. Bé nhanh chóng được bác sĩ chuyên khoa ngoại chấn thương thăm khám và nhận định có vết thương mặt trong gối trái # 05cm không thấu khớp và vết thương mặt trước trong cẳng chân trái #10cm. Bé được làm đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Kết quả chụp X - Quang xương đùi trái cho thấy gãy đầu dưới xương đùi trái không di lệch, X - Quang xương cẳng chân trái thẳng nghiêng không hình ảnh tổn thương. Chẩn đoán xác định: vết thương gối trái, cẳng chân trái, gãy đầu dưới xương đùi trái. Bé được tiến hành phẫu thuật cắt lọc làm sạch vết thương, khâu nối gân cơ bụng chân, cầm máu và bó bột cố định chân trái. Sau phẫu thuật bé khỏe, tỉnh táo, cử động chủ động các ngón chân tốt, chi ấm.

Theo BS.CKII Phạm Nguyễn Yến Trang – Phó Trưởng khoa Nhi bệnh viện Hoàn Mỹ - khi xảy ra tai nạn phụ huynh cần bình tĩnh, nhanh chóng đến tiếp cận, trấn an trẻ và hô to gọi người đến giúp. Khi thấy vết thương có máu chảy nhiều, phụ huynh cần nhanh chóng dùng băng hoặc vải sạch sẵn có băng ngay đè ép vết thương nhằm tác dụng giảm bớt chảy máu.

Trường hợp máu chảy thành tia cần băng ga-rô phía trên vết thương đang chảy máu và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt cần lưu ý nếu có biểu hiện chân đau nhói nhiều khi cử động hoặc không cử động được vì đau phụ huynh cần cố định chân bị thương bằng 2 nẹp gỗ cứng cặp 2 bên chân với mục đích cố định chân trẻ vì nếu có gãy xương kèm theo sẽ rất đau và có thể gây sốc do đau khi vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế.

Kiệu là một dụng cụ mà người dân chúng ta thường dùng dự trữ nước xài. Để thuận lợi khi sử dụng đôi khi chúng ta khoan vào thân kiệu để gắn vòi nước dẫn nước ra khi dùng.

Để tránh các tai nạn đáng tiếc chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần để kiệu nước thật vững, để trên bề mặt bằng phẳng vì kiệu chứa nước sẽ rất nặng, đáy kiệu lại thu nhỏ nên rất dễ bị ngã lật khi va chạm mạnh. Khi  kiệu nước bị tức vỡ sẽ gây chấn thương cho trẻ nếu trẻ chơi đùa gần đó.
  • Kiệu nước phải có nắp đậy kín để tránh bụi, tránh muỗi đẻ sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết. 
  • Đặc biệt cần lưu ý khi nhà có trẻ nhỏ vì trẻ em hay nghịch có thể leo trèo và té chúi đầu vào bên trong kiệu gây ngạt nước cho trẻ. Ngạt nước là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp vì nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong.
  • Bản tính trẻ con vốn năng động, sáng tạo vì thế các cháu cần được người lớn bảo hộ tốt để tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt, đến sức khoẻ của trẻ và cả phụ huynh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  749 lượt xem

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  713 lượt xem

Trẻ 1 tháng tuổi đi tiểu ít, bộ phận sinh dục có dịch hôi, vàng là bị làm sao?

Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  575 lượt xem

Mỗi khi vặn mình hay khóc thét lên là trẻ hơn 1 tháng tuổi lại rặn ra một ít phân là có bình thường không?

Bé nhà em đang được 1 tháng 3 ngày tuổi rồi ạ. Bình thường bé đi ngoài rất tốt, nhưng không hiểu sao khoảng 4 ngày gần đây, bé đi ngoài phân vẫn đẹp, màu vàng, ngày đi 1-2 lần. Tuy nhiên, trong ngày bé hay vặn mình, thỉnh thoảng khóc thét lên là lại rặn ra một ít phân. Bé nhà em như vậy là có gì bất thường không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  541 lượt xem

Bé trai 5 tuổi thường lạnh chân vào ban đêm khi đi ngủ là bị làm sao?

Hiện giờ bé trai nhà em đã được 5 tuổi rồi. Bé nặng 23kg. Tuy nhiên không hiểu sao về ban đêm khi ngủ bé cứ kêu bị lạnh chân. Em phải tắt đi tất, tắt quạt và đắp chăn cho bé, rồi khi đổ mồ hôi ra bé mới dễ chịu để ngủ. Bé nhà em bị như vậy là bị làm sao ạ? Em có cần cho bé đi khám không?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2489 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 861 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 623 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 765 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12123 Lượt xem
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ 05:09
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ
 2 năm trước
 711 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây