1

Bệnh do giun móc - bệnh viện 103

1.Đại cương

Giun móc thuộc họ ankylostomides. ở người có 2 loại giun móc ruột tá (a.duodenale và necator americans).

Ký sinh trùng trưởng thành mầu trắng hồng, phần trước hơi dẹt, hơi cong lên phía lưng, có một vỏ bọc, miệng nhiễm kitin mạnh, có 2 đôi răng ở dưới quặp lại thành lưỡi câu. con cái dài 10 – 18 mm, con đực 8 – 11 mm. giun lý sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc tiết ra một chất chống đông và hút máu, do đó máu có thể chẩy kéo dài. mặt khác giun móc còn tiết ra một chất hủy huyết gây thiếu máu trường diễn.

Giun cái có thể sống được 6 năm và đẻ 10.000 trứng một ngày. Trứng có đường kính 40 – 60  , có vỏ mỏng và trong suốt, có 4 hoặc 8 nhân ở trong. Trứng theo phân thải ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 25 – 300C, tối ẩm, kông có muối sunfat, đủ oxy) thì sau 24 giờ nở thành ấu trùng loại 1, sau 3 gày lột xác thành ấu trùng 2 và lại lột xác thành ấu trùng 3. 

Ấu trùng có 3 đặc tính: luôn luôn có xu hướng ngoi lên mặt đất, nếu ở trong nước ấm nó cụm lại thành bầy, khi gặp vật nóng 35 – 370C thì có xu hướng tập trung chạy lại vật đó. Ngoài ra nó còn ái tính với chỗ có nhiều oxy, lẩn tránh nơi có nhiều cacbonic.

Nhìn chung ấu trùng 3 có xu hướng bám vào mọi vật đi qua nhất là người, khi bám vào da ấu trùng qua chỗ xây xát vào dịch gian bào, theo bạch huyết vào mạch máu vào tâm thất phảI lên phổi (theo chu lỳ như giun đũa), ở phổi lại lột xác lần nữa thành ấu trùng 4. ấu trùng 4 lên phế quản, vào khí quản rơi vào ngã ba đường tiêu hóa rồi vào tá tràng và cư trú phát triển ở đó.

2.Lâm sàng

Ấu trùng giun móc gây bệnh ở da, phổi, giun móc trưởng thành gây bệnh ở ruột. Tùy giai đoạn mà có các biểu hiện lâm sàng như sau:

2.1. Viêm da do ấu trùng giun móc

  • Khi ấu trùng xuyên qua da, tổn thương thường ở kẽ chân (nhũng người đi chân đất) hoặc cánh tay (thợ mỏ tiếp xúc với gỗ hầm ẩm ướt), biểu hiện thành ban đỏ, dát, sẩn thoáng qua, hơi ngứa.
  • Do nhiều lần tiếp xúc và nhiễm ấu trùng giun móc nên bệnh nhân bị cảm ứng thành sẩn tịt, mề đay khu trú, sau thành lan tỏa, thành mảng giống viêm quầng, đau ngứa, sau nổi thành mụn nước.
  • Do gãi có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, trợt, đóng vẩy mủ. Thường chỉ gặp tổn thương này ở người mới đến. Người sống lâu ở vùng lây nhiễm nhiều lần không thấy rõ tổn thương da.

2.2.Triệu chứng đường hô hấp và thực quản

Bệnh nhân ho khan, khản tiếng, đau họng, có khi ù tai, ngứa mũi, khó nuốt như vướng vật gì ở cổ và hay chảy nước dãi.

2.3. Triệu chứng tiêu hóa và máu

  • Viêm hành tá tràng, thiếu máu, yếu mệt, bạch cầu ái toan tăng cao, có khi hồng cầu rất hạ.
  • Thử phân có nhiều trúng giun móc.

3. Điều trị và dự phòng.

  • Tẩy giun móc bằng thymol, didaken.
  • Thymol 0,5 x 10v/ ngày, cách 1/2 giờ uống 1 viên, tổng liều 5 gr, sau đó tẩy bằng magie sulphat.
  • Didaken 1mg/ 10kg cân nặng, khoảng 6 viên cho người lớn, 1 – 3 viên cho trẻ em, nuốt cách nhau 5 phút một viên.
  • Vermox (mebendazol) mỗi ngày 2 viên, chia làm 2 lần, uống liên tục 3 ngày.
  • Chữa thiếu máu bằng B12, viên sắt.
  • Điều trị tại chỗ: làm dịu da, sát khuẩn. Uống kháng histamine không đặc hiệu.

Phòng bệnh:

Quản lý phân bón tốt, không đi chân đất

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 855 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây