1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Tập thể dục đúng cách đối với người bệnh đái tháo đường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi: 

Chào Bác sĩ, bố tôi vừa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 vào tháng trước, gia đình tôi hiện rất lo lắng không biết ngoài việc sử dụng thuốc và chú ý chế độ ăn uống, thì bố tôi nên vận động thế nào cho hợp lí để bảo vệ sức khỏe ạ? Cảm ơn Bác sĩ. 

Trả lời:

Chào bạn, để bảo vệ sức khỏe đối với những bệnh nhân ĐTĐ ngoài việc sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lí thì việc luyện tập thể dục cũng rất cần thiết. Tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh lý, trạng thái cơ thể mà có thể lựa chọn hình thức vận động phù hợp. Chương trình luyện tập nên bắt đầu chậm và tăng từ từ, điều độ; việc lựa chọn bài tập nên dựa vào sở thích, khả năng tham gia các trung tâm thể thao của bệnh nhân.  

Có 3 nhóm bài tập để các bệnh nhân ĐTĐ có thể lựa chọn và thay đổi: 

  • Đầu tiên là bài tập thể lực như: đi bộ nhanh, chạy, bơi lội, đạp xe, học nhảy. Người bệnh tập ít nhất 5 ngày/tuần và 30 phút/lần.  
  • Nhóm thứ 2 là những bài tập cơ bắp như: tập tạ, hít đất. Bệnh nhân cần duy trì luyện tập 4 ngày/tuần, với cường độ vừa phải, và đặc biệt không nên nghỉ tập luyện quá 2 ngày. 
  • Nhóm thứ 3 là các bài tập co giãn như: Yoga, thái cực quyền, khởi động căn bản. Các bài tập này nên kéo dài 5 – 10 phút trước và sau khi luyện tập.  

Ngoài ra tùy theo công việc bận rộn, mà người bệnh có thể tranh thủ tập luyện mỗi 10-15 phút/lần, 3-5 lần/ngày bất kỳ thời gian nào trong ngày. Với người ĐTĐ mang biến chứng, bệnh nhân cần chống chỉ định các hình thức luyện tập gắng sức. Với bệnh nhân kèm theo bệnh lý võng mạc ĐTĐ thì cần tránh các bài tập gắng sức hoặc kéo dài làm tăng huyết áp. Đồng thời, nên ăn nhẹ trước và sau tập luyện để tránh hạ đường huyết. 

Trước khi bước vào tập luyện, người bệnh ĐTĐ cần được kiểm tra tim mạch; bệnh mạch máu ngoại biên; khám chân; bệnh lý thần kinh; bệnh lý võng mạc để Bác sĩ có thể đưa ra chế độ tập luyện với cường độ phù hợp.

Chúc bạn và gia đình vui khỏe! 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 733 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 711 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 609 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 501 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
CÁCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ CÁCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ 04:04
CÁCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ
Bạn đã biết cách theo dõi đái tháo đường tại nhà đúng cách chưa? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu để theo dõi và kiểm tra đái tháo đường đúng cách qua...
 3 năm trước
 754 Lượt xem
Tin liên quan
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường

Thêm đậu phộng và bơ đậu phộng vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị bệnh đái tháo đường type 2.

9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường
9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường

Mặc dù đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Một trong những điều mà nhiều người hiểu sai nhất là chế độ ăn uống khi mắc đái tháo đường.

Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận. Điều này xảy ra khi thận không còn lọc máu hiệu quả.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn?
Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn?

Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người không mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường còn có nguy cơ bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây