1

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích

Đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích là hai tình trạng khác nhau nhưng có thể cùng xảy ra.
Mối liên hệ giữa đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích Mối liên hệ giữa đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích

Các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và chướng bụng xảy ra khá phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường. Theo một khảo sát, có tới 75% người bị đái tháo đường cho biết họ có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa. (1)

Đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích đều là những vấn đề sức khỏe khá phổ biến và không ít người gặp phải cả hai vấn đề này. Trên thực tế, bệnh đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích có thể liên quan đến nhau. Lượng đường trong máu cao ở người mắc bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng các dây thần kinh xung quanh ruột và dẫn đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và đau bụng.

Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường cũng như một số loại thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường ăn, chẳng hạn như thực phẩm giàu chất xơ và rượu đường như sorbitol cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.

Cả hội chứng ruột kích thích và bệnh đái tháo đường đều có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc và giảm căng thẳng.

Bệnh đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích

Đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích là hai tình trạng khác nhau nhưng có thể cùng xảy ra.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn tiêu hóa có đặc trưng là một nhóm các triệu chứng thường xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng này gồm có:

  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Đau bụng
  • Táo bón

Hội chứng ruột kích thích được cho là có liên quan đến các vấn đề về sự truyền dẫn tín hiệu giữa não bộ và đường ruột.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Đái tháo đường là một bệnh toàn thân, có nghĩa là ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Những người mắc bệnh đái tháo đường có lượng đường (glucose) trong máu cao hơn mức bình thường. Tình trạng này được gọi là tăng đường huyết. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng ở nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa.

Người mắc bệnh đái tháo đường có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như:

  • Nhanh no khi ăn
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao do bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở đường tiêu hóa. Điều này làm giảm khả năng truyền tín hiệu giữa não bộ với đường ruột.

Những tổn hại ở dây thần kinh có thể làm giảm hoặc tăng tốc chức năng của ruột, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy - những triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác mà đường huyết cao dẫn đến các triệu chứng về tiêu hóa:

  • Đường huyết cao có thể làm chậm quá trình làm trống dạ dày, dẫn đến đầy hơi, buồn nôn và chướng bụng.
  • Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm trong đường tiêu hóa hoặc vi khuẩn phát triển quá mức.
  • Bệnh đái tháo đường gây khó khăn cho quá trình phân hủy đường trong ruột non.
  • Nhiễm toan ceton - một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường - có thể gây đau bụng.
  • Tổn thương dây thần kinh trong thực quản có thể gây ra chứng ợ nóng và khó nuốt.

Những người bị đái tháo đường type 1 có nguy cơ mắc bệnh celiac cao hơn. Những người bị bệnh celiac không thể dung nạp gluten - một loại protein có trong bột mì và một số loại ngũ cốc khác. Ăn gluten có thể gây ra các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy ở người mắc bệnh celiac.

Điều trị hội chứng ruột kích thích ở người bị đái tháo đường

Nói chung, tốt nhất những người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên cám và rau củ để ổn định lượng đường trong máu. Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường.

Đối với người mắc hội chứng ruột kích thích, chế độ ăn nhiều chất xơ, ít đường cũng có lợi nhưng đôi khi thực phẩm giàu chất xơ có thể kích hoạt các triệu chứng. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ gồm có quả hạch (óc chó, hồ đào, hạnh nhân…), hạt (hạt bí, hạt hướng dương,…), trái cây, rau củ và các loại đậu.

Điều trị tiêu chảy

Nếu bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đái tháo đường thì nên giảm lượng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống. Chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như:

  • Yến mạch
  • Chuối
  • Cà rốt
  • Táo
  • Lúa mạch

Điều trị táo bón

Nếu bị táo bón do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đái tháo đường thì nên tăng lượng chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan có trong các loại thực phẩm như:

  • Các loại ngũ cốc nguyên cám
  • Cám lúa mì
  • Quả hạch
  • Khoai tây

Những thực phẩm cần tránh

Ở nhiều người bị hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn một số loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh, bắp cải và bông cải trắng.

Các loại đậu như đậu trắng, đậu xanh, đậu đen cũng có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng ruột kích thích có thể được kích hoạt bởi nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, người bệnh cần theo dõi chế độ ăn uống và tự xác định loại thực phẩm gây ra các triệu chứng.

Cẩn thận với các chất thay thế đường

Vì người mắc bệnh đái tháo đường cần hạn chế tiêu thụ đường nên nhiều người tìm đến các chất thay thế đường. Tuy nhiên, nhiều chất thay thế đường có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và cần phải tránh khi mắc cả bệnh đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích.

Sorbitol và xylitol là hai chất thay thế đường có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Một lựa chọn thay thế đường an toàn cho những người bị hội chứng ruột kích thích và đái tháo đường là đường cỏ ngọt (stevia).

Thay đổi lối sống

Có thể giảm các triệu chứng của cả bệnh đái tháo đường và hội chứng ruột kích thích bằng cách thực hiện những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống sau đây:

  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn
  • Tránh thực phẩm nhiều đường
  • Tăng lượng chất xơ
  • Hạn chế rượu bia
  • Thực hiện chế độ ăn kiêng FODMAP thấp
  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Giảm căng thẳng

Hội chứng ruột kích thích và đường huyết

Hội chứng ruột kích thích có thể khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn ở tốc độ bình thường. Do đó sẽ khó dự đoán trước mức đường huyết sau bữa ăn. Đo đường huyết trước và sau bữa ăn có thể giúp người bệnh biết được phản ứng của cơ thể.

Tác động của bệnh đái tháo đường đến đường ruột

Cả táo bón và tiêu chảy đều là những vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường.

Ước tính có khoảng 20% người mắc bệnh đái tháo đường bị tiêu chảy thường xuyên và có đến 60% bệnh nhân đái tháo đường bị táo bón. (2)

Đại tiện không tự chủ cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh đái tháo đường.

Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là tình trạng quá trình làm trống dạ dày diễn ra chậm hơn bình thường, có nghĩa là thức ăn ở trong dạ dày quá lâu thay vì di chuyển xuống ruột non để được tiếp tục tiêu hóa.

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng liệt dạ dày. Lượng đường trong máu cao do bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng dây thần kinh phế vị - dây thần kinh kết nối não bộ với đường tiêu hóa.

Khi điều này xảy ra, dây thần kinh phế vị sẽ không còn khả năng truyền tín hiệu để báo cho các cơ dạ dày co bóp và đẩy thức ăn xuống ruột non.

Các triệu chứng của chứng liệt dạ dày gồm có:

  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Cảm thấy nhanh no khi ăn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Ợ nóng

Metformin và hội chứng ruột kích thích

Metformin là loại thuốc đường uống được sử dụng phổ biến nhất và thường được kê đầu tiên để điều trị đái tháo đường type 2.

Tuy nhiên, metformin có thể gây ra các tác dụng phụ về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng trong thời gian đầu mới sử dụng. Các tác dụng phụ này thường tự hết sau một thời gian khi cơ thể thích nghi với thuốc. Có thể làm giảm những tác dụng của metformin bằng cách dùng thuốc trong bữa ăn.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám nếu thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai. Người bệnh cũng nên đi khám nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc nhưng vẫn khó kiểm soát mức đường huyết.

Tóm tắt bài viết

Ở những người bị đái tháo đường, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như tiêu chảy, táo bón và chướng bụng có thể là dấu hiệu cho thấy đường huyết đang không được kiểm soát tốt. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh trong đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là do ăn một số loại thực phẩm, tiêu thụ rượu đường hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị đái tháo đường, chẳng hạn như metformin.

Báo cho bác sĩ nếu thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Điều trị bệnh đái tháo đường càng sớm thì sẽ càng ít có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh và liệt dạ dày.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mỗi liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và suy giảm trí nhớ
Mỗi liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức nói chung đều là triệu chứng của bệnh Alzheimer và đều có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2. Tổn thương mạch máu là một vấn đề thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng tổn thương này có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức và chứng sa sút trí tuệ não mạch.

Mối liên hệ giữa đái tháo đường type 2 và cao huyết áp
Mối liên hệ giữa đái tháo đường type 2 và cao huyết áp

Sự kết hợp của cao huyết áp và đái tháo đường type 2 có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Mắc cùng lúc cả đái tháo đường type 2 và cao huyết áp còn làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như bệnh thận và bệnh võng mạc. Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể gây mù lòa.

Mối liên hệ giữa bệnh gout và đái tháo đường
Mối liên hệ giữa bệnh gout và đái tháo đường

Bệnh gout (gút) và đái tháo đường type 2 là những bệnh lý khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường
Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, trong đó có cả bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (nonalcoholic fatty liver disease).

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn so với những người không bị tiểu đường. Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường càng có nguy cơ cao hơn nữa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây