[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại nhà - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, ba tôi được chẩn đoán bị đái tháo đường, mong bác sĩ chia sẻ thêm về việc chăm sóc đái tháo đường tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả?
Trả lời:
Chào bạn, ĐTĐ là bệnh lý mạn tính xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hoặc không sử dụng được insulin. Để chăm sóc sức khỏe người bệnh ĐTĐ cần dựa trên những nguyên tắc chính: Thử đường máu, giám sát quá trình sử dụng thuốc và bệnh nội khoa đi kèm, ăn uống, tập luyện khoa học.
Thử đường máu
Theo dõi đường huyết tại nhà sẽ giúp bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát tốt đường máu, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Thời điểm kiểm tra đường huyết ban đầu thường là trước bữa ăn, thỉnh thoảng có thể kiểm tra đường sau ăn 1-2 giờ.
Giám sát quá trình sử dụng thuốc và bệnh cơ hội
Cần giám sát việc dùng thuốc của người bệnh ĐTĐ vì nguy cơ tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết quá mức có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, từ đó gây nguy hiểm cho người bệnh.
Người bệnh ĐTĐ cũng dễ bị bệnh cơ hội kéo theo như: nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiểu - sinh dục, tiêu hóa, nhiễm trùng da, vết thương không lành, lao phổi. Do vậy, khi có bất kì biến chứng hoặc sự tấn công từ các bệnh cơ hội, bệnh nhân ĐTĐ cần gặp ngay bác sĩ để đánh giá tình hình.
Ăn uống khoa học
Người bệnh ĐTĐ cần có 1 chế độ ăn uống phù hợp nhằm giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm và ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Bữa ăn nên có đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, đậu, các loại trái cây, các loại ngũ cốc, chất béo có lợi,... Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Khi đường huyết không được kiểm soát và ở mức cao trong thời gian dài, người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng mà một trong số đó là mất thính giác.
Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng ngừa được phổ biến nhất. Đây cũng là bệnh về mắt phổ biến nhất ở người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh thận đái tháo đường có mối liên hệ trực tiếp với tăng kali máu - tình trạng nồng độ kali trong máu tăng cao và cơ thể không thể tự đào thải hoặc cân bằng lượng kali dư thừa.
Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.