1

Bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan Bệnh Bạch biến cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Bạch biến.

Tổng quan bệnh Bạch biến

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh có tính chất gia đình nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bệnh bạch biến có di truyền không.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.

Hiện chưa có số liệu nghiên cứu chính xác về tỷ lệ bạch biến tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh chiếm 1%. Bệnh có tính chất gia đình trong khoảng 30% các trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, có kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Do đó, ngoài khía cạnh thẩm mỹ, cần quan tâm chú ý đến các bệnh lý đi kèm.

Nguyên nhân bệnh Bạch biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.

Triệu chứng bệnh Bạch biến

Biểu hiện chính của bệnh bạch biến là những dát, mảng trắng, giới hạn rõ, mất sắc tố da so với những vùng da xung quanh do các tế bào sắc tố da ở đó đã không còn hoặc đã ngưng hoạt động. vị trí thường xuất hiện của các mảng bạch biến là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi.

Da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng.

Phụ thuộc vào thể bệnh bạch biến, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau:

Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng

Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.

Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.

Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.

Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.

Đường lây truyền bệnh Bạch biến

Bệnh bạch biến có lây không?

Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Đối tượng nguy cơ bệnh Bạch biến

Đối tượng nguy cơ của bệnh bạch biến bao gồm những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.

Phòng ngừa bệnh Bạch biến

 

  •  

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bạch biến

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như:

  • Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn

  • Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường

Các biện pháp điều trị bệnh Bạch biến

Bệnh bạch biến có chữa được không?

Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.

Thuốc

  • Nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm chán ăn, tăng men gan, vàng da. thuốc được bôi tại chỗ có thể làm cho đám bạch biến bị đỏ rát phỏng nước nên có thể dùng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch (corticoid, immuran, cyclosporin). Thuốc được chỉ định ở những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.

  • Corticosteroid là thuốc bôi được lựa chọn để phối hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. Cùng với tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách tác động làm giảm số lượng các cytokine. Chính vì vậy thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. corticosteroid có nhiều nhóm thuốc khác nhau, việc lựa chọn loại thuốc cụ thể phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của các mảng rối loạn sắc tố. Hydrocortisone được ưu tiên sử  dụng đối với những tổn thương ở mặt. Những vị trí khác trên da nên lựa chọn corticosetroid nhóm III, IV. Tuy nhiên, vì tác dụng phụ, mà thuốc bị hạn chế sử dụng cho bệnh bạch biến ở trẻ em, và không nên sử dụng kéo dài trên 2 tháng.

  • Thuốc uống chống nắng: ở bệnh nhân bạch biến, chất lượng cũng như số  lượng của tế bào sắc tố giảm sút nên khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh sáng mặt trời. gây ra sự sụt giảm khả năng bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Ngoài việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự  tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.

Tư vấn tâm lý:

Bệnh bạch biến gây ra nhiều tác động lên tâm lý của người bệnh, gây giảm sút chất lượng cuộc sống. một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt bao gồm bất thường về tâm lý, khó khăn về tình dục, băn khoăn, lo lắng và phối hợp các vấn đề trên.

Do đó, vai trò của việc tư vấn tâm lý trong điều trị bạch biến là vô cùng quan trọng, cần nhấn mạnh để người bệnh hiểu rõ bệnh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ ít nguy hiểm đến tính mạng.

Cấy tế bào sắc tố da:

Đây là phương pháp mới trong điều trị bệnh bạch biến nhưng đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao nên không được áp dụng rộng rãi.

Tóm lại, bạch biến là một bệnh lý ngoài da lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ đồng đều ở cả hai giới. việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài cần sự phối hợp kiên trì giữa bệnh nhân và bác sĩ. Người bệnh cần giữ vững tâm lý, tránh bi quan lo lắng làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 890 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 952 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây