1

Ăn uống cho người bị tiểu đường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Sự lựa chọn thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Ổn định đường trong máu chính là mục tiêu đầu tiên trong điều trị đái tháo đường. Yếu tố quan trọng trong quản lý bệnh đái tháo đường là kiểm soát số lượng thực phẩm thuộc nhóm bột, đường trong khẩu phần của mình. 

Ngoài ra, cũng không kém phần quan trọng là kiểm soát ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường như khẩu phần hạn chế chất béo no (mỡ động vật), khẩu phần hạn chế muối (ít hơn 6 g/ngày) và khẩu phần giàu chất xơ (25 g-30 g chất xơ/ngày).

Kiểm soát từng nhóm thực phẩm

  • Đối với nhóm lương thực, ngũ cốc giàu chất bột như gạo, mì, nui, bánh mì, các loại đậu... nên chọn loại còn nhiều chất xơ như gạo chưa qua chà xát, đậu (còn vỏ).
  • Đối với nhóm trái cây, nên dùng kết hợp vài loại trái cây trong ngày, dùng vào các bữa phụ xen kẽ bữa chính, hoặc sau khi ăn. Một ngày dùng 2 - 3 lần. Phải lưu ý kết hợp giữa trái cây giàu đường và trái cây ít đường.
  • Đối với nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng... nên ăn vừa đủ trong 3 bữa chính.
  • Chú ý đậu phụ làm từ đậu nành là thực phẩm rất giàu đạm thực vật, nên kết hợp đạm thực vật với đạm động vật. Đạm động vật thường kèm chất béo cao, do đó nên chọn loại nạc ít chất béo.
  • Đặc biệt, lưu ý đừng thiếu 1 - 2 cữ sữa trong ngày, vì sữa là nguồn thực phẩm không chỉ giàu đạm mà còn cung cấp dồi dào lượng khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm, ma-giê...
  • Đối với nhóm cung cấp chất béo, nên hạn chế dùng mỡ động vật, margarine, bơ vì đây là những loại thực phẩm giàu transfat, bất lợi cho tim mạch. Sử dụng dầu thực vật hoặc cá thì có lợi cho tim mạch.
  • Đối với nhóm rau, gồm rau lá, rau củ, rau trái, nên sử dụng đa dạng các loại rau trong bữa ăn. Tổng cộng khoảng 300 g/ngày. Như vậy mới đáp ứng được nhu cầu chất xơ trong ngày.
  • Cuối cùng, đối với nhóm gia vị hay nước xốt hoặc nước trộn có đường, lượng đường có thể sử dụng trong ngày trung bình không quá 10g.

Nên chọn đa dạng thực phẩm

  • Mỗi người bệnh đái tháo đường đều khác nhau, không ai giống ai. Phải tạo bữa ăn theo nhu cầu riêng và nhu cầu đặc biệt nếu có cho mỗi người bệnh. Nên chọn đa dạng thực phẩm, kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, trong ngày.
  • Trong bữa ăn nên dùng các món canh, xúp, rau trước khi ăn đến món ăn chính. Vì là khẩu phần hạn chế đường, béo, muối và giàu chất xơ, người bệnh nên chế biến các món ăn theo cách luộc, hầm, nấu (ít sử dụng chất béo thêm vào) hơn là các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế muối bằng cách nấu không nêm nếm trước, đến khi ăn mới lường cho muối hay nước mắm vào phần ăn của mình. Tăng cường chất xơ bằng các món rau như rau trộn, rau luộc, rau xào, rau nấu canh...
  • Nên có các bữa ăn phụ (2 - 3 bữa) giữa các bữa ăn chính để giúp giảm đói giữa bữa và phòng ngừa giảm đường huyết. Các bữa phụ nên là sữa, trái cây...

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 500 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 618 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 732 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 710 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 608 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 563 Lượt xem
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?

Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng có ý kiến cho rằng người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu vang vì rượu vang làm tăng đường trong máu. Vậy uống rượu vang đỏ có lợi hay có hại cho người bệnh tiểu đường?

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép không?
Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép không?

Rất nhiều người có thói quen uống nước ép rau củ quả mỗi ngày. Mặc dù đúng là nước ép rau củ quả tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch hay làm đẹp da nhưng không phải ai cũng nên uống nước ép, biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu xem liệu uống nước ép có thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe của những người bị tiểu đường hay không.

Uống trà có lợi gì đối với người mắc bệnh tiểu đường?
Uống trà có lợi gì đối với người mắc bệnh tiểu đường?

Có rất nhiều loại trà và mỗi loại mang lại những lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Một số loại trà đặc biệt có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng độ nhạy insulin. Tất cả những điều này đều rất cần thiết cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Bài viết này sẽ nói về những lợi ích của trà đối với bệnh tiểu đường, những loại trà mà người bệnh tiểu đường nên uống và một số lưu ý khi uống trà.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây