5 BỆNH MÙA HÈ, TRẺ THƯỜNG XUYÊN MẮC
ThS.BS LÊ PHAN KIM THOA - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ một số biện pháp phòng bệnh mùa hè cho trẻ như sau:
TẠO THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ như rửa tay sạch sẽ và đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đùa; Ăn uống hợp vệ sinh nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa gây hại sức khỏe trẻ; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
GIỮ MÔI TRƯỜNG SỐNG THÔNG THOÁNG, SẠCH SẼ, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của mũi; Duy trì thói quen nằm màn khi ngủ, kể cả buổi trưa.
TIÊM NGỪA VẮC XIN ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH, đây được xem là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.
ĐẾN NGAY CƠ SỞ Y TẾ khi trẻ có những biểu hiện bất thường để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời.
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Trang bị hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám hiệu quả, đặc biệt là hệ thống thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn đa phương thức theo tiêu chuẩn quốc tế, giảm thiểu tối đa sự lây nhiễm chéo cho trẻ; Khu vực phòng khám được bài trí ấn tượng với mô hình vui chơi cao cấp, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho trẻ đến thăm khám và điều trị…
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bố mẹ hãy an tâm vì con yêu sẽ nhận được dịch vụ thăm khám, điều trị bệnh hiệu quả và môi trường an toàn nhất!
Tay chân miệng
Đây là bệnh do virus đường ruột Enterovirus (E71) và Coxcakieruses gây nên, lây truyền ở người sang người qua đường tiêu hóa.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi với các biểu hiện ban đầu gồm SỐT NHẸ, ĐAU HỌNG, ĐAU MIỆNG, CHẢY NƯỚC MIẾNG, BIẾNG ĂN, BỎ BÚ, VẾT LỞ Ở MIỆNG…
Tiếp đó, có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Khi trẻ sốt trên 39 độ C, có những biểu hiện KHÓ NGỦ, QUẤY KHÓC, NGỦ LI BÌ, THỈNH THOẢNG GIẬT MÌNH… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh về thần kinh như RUN CHI, CO GIẬT, HỐT HOẢNG, LƠ MƠ, THỞ NHANH… thậm chí là những biến chứng VIÊM NÃO, VIÊM CƠ TIM, PHÙ PHỔI, nặng nhất là TỬ VONG.
Sởi-quai bị-rubella
Nhóm bệnh này rất dễ lây lan qua đường hô hấp, xảy ra phổ biến vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm.
Ở bệnh SỞI, trẻ cần được theo dõi và chăm sóc khoa học để tránh các biến chứng nguy hiểm, nhất là nguy cơ tử vong.
Bệnh QUAI BỊ có thể gây biến chứng VÔ SINH ở nam giới.
Bệnh RUBELLA có thể gây hội chứng Rubella ở trẻ sơ sinh nếu mẹ không may bị nhiễm trong thời gian thai kỳ. Hiện nhóm bệnh này hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng vắc xin.
Viêm naoc Nhật Bản
Mùa hè nóng nực là cơ hội cho bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát cao. Bệnh do virus Arbo gây ra, được muỗi truyền từ súc vật sang người, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, đa số là trẻ từ 1 - 5 tuổi, người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch.
Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong khá cao, có thể để lại di chứng thần kinh nặng nề. Trẻ mắc bệnh thường gặp những triệu chứng như SỐT CAO, ĐAU ĐẦU, NÔN, RỐI LOẠN Ý THỨC, CO GIẬT, HÔN MÊ SÂU… Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ tử vong và các di chứng về sau.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường gia tăng nhanh vào mùa hè. Trẻ mắc bệnh sẽ SỐT CAO ĐỘT NGỘT, KÉO DÀI 2 - 7 NGÀY mặc dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, tiếp đó MẶT ĐỎ PHỪNG, DA SUNG HUYẾT, ĐAU NHỨC CƠ, ĐAU KHỚP, ĐAU ĐẦU…
Một số trường hợp trẻ sẽ kèm ĐAU HỌNG, VIÊM KẾT MẠC MẮT, MỆT MỎI, BUỒN NÔN, NÔN. Trẻ nhũ nhi có thể HO, SỔ MŨI, TIÊU CHẢY. Sau đó, xuất hiện CHẤM XUẤT HUYẾT (chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) thường thấy ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; XUẤT HUYẾT NIÊM MẠC như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu…
Những trường hợp bệnh diễn tiến nhanh có thể gây sốc với các biểu hiện CHÂN TAY LẠNH, MẠCH NHANH, HUYẾT ÁP KẸP KHÔNG ĐO ĐƯỢC, do đó cần cấp cứu ngay để phòng tránh các biến chứng xấu nguy hiểm tính mạng
Hiện nay, tiêm chủng vắc xin được xem là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất
Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 80% trường hợp là ở trẻ dưới 2 tuổi, thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh.
Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ có triệu chứng ĐI NGOÀI 10 - 15 LẦN/NGÀY, PHÂN LỎNG, NHIỀU NƯỚC, CÓ MÙI CHUA, PHÂN NHẦY, NÔN LIÊN TỤC, THƯỜNG NÔN SAU ĂN, BIẾNG ĂN…
Tình trạng tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời, kéo dài sẽ làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, cơ thể trẻ suy nhược, giảm miễn dịch
----------------------------------------
Để đặt lịch khám với các bác sĩ khoa Nhi, Hệ thống BVĐK Tâm Anh vui lòng liên hệ:
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0287 102 6789
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
Hotline: 1800 6858
Bé trai gần 2 tháng thường xuyên bị nghẹt mũi và thỉnh thoảng ho thì có phải cho đi khám không?
Em sinh mổ bé trai nặng 3kg. Hiện giờ bé đã được gần 2 tháng rồi và nặng 5kg. Lúc mới sinh bé bị viêm phổi và phải tiêm kháng sinh. Bệnh đã khỏi tuy nhiên từ lúc sinh ra tới giờ bé luôn bị nghẹt mũi, khịt khịt. Em cho bé đi khám thì bác sĩ có kê cho chai xịt để xịt mũi cho bé hàng ngày. Ngày em xịt đến 4-5 lần nhưng mũi bé vẫn bị khịt và thỉnh thoảng ho 1-2 tiếng thì em có phải cho bé đi khám nữa không hay lớn lên sẽ tự hết ạ? Ngoài ra bé nhà em đêm thì ngủ ngon nhưng ban ngày ngủ rất chập chờn, thỉnh thoảng rên lên, rặn đỏ mặt và khóc là bị làm sao ạ? Hàng ngày em vẫn phơi nắng và bổ sung vitamin D cho bé.
- 1 trả lời
- 539 lượt xem
Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 920 lượt xem
Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?
Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 2383 lượt xem
Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1047 lượt xem
Bé sốt cao có gây tổn thương não không?
Khi bé bị sốt quá cao có gây tổn thương lên não không ạ? Và sốt cao bao nhiêu độ thì sẽ ảnh hưởng đến não?
- 1 trả lời
- 879 lượt xem
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!
Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.
Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!