1

2 loại van tim thường sử dụng trong phẫu thuật

Bệnh van tim là bệnh lý tim mạch hay gặp, cần được điều trị và theo dõi tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh có nguy cơ tàn phế hay tử vong. Để điều trị bệnh van tim, phương pháp hiệu quả là phẫu thuật thay van tim. Phương pháp phẫu thuật thay van tim giúp người bệnh nặng, có nguy cơ không ổn định sang tình trạng ổn định hơn. Hiện nay có 2 loại van tim thường sử dụng trong phẫu thuật thay van tim là van tim sinh học và van tim cơ học.

1. Triệu chứng bệnh van tim

 

Ở giai đoạn đầu của bệnh van tim, người bệnh không có triệu chứng đặc biệt. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, đau ngực, khó thở, về sau thường phải gắng sức. Mức độ của các triệu chứng tăng dần. Đa phần người bệnh van tim có thể phát hiện bằng ống nghe tim vì dòng chảy bất thường của máu tạo ra âm thanh trong tim là tiếng thổi. Tình trạng bệnh van tim nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời ngay sau khi phát hiện sẽ là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng như rối loạn nhịp tim gây nhịp nhanh hoặc nhịp chậm, bỏ nhịp; tắc mạch gây tai biến mạch máu não, nhồi máu phổi, suy tim, suy thận....

Bệnh van tim cũng được phát hiện thông qua các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Điện tim đồ chẩn đoán được các rối loạn nhịp tim và biểu hiện tăng gánh tim ở các giai đoạn bệnh với mức độ vừa trở lên;
  • Chụp X- quang cho biết các tổn thương như giãn buồng tim, vôi hóa van tim, ứ huyết ở phổi, các tổn thương phối hợp khác;
  • Siêu âm tim cho thấy các tổn thương van tim như: hẹp hở van, mức độ hẹp hở van tim, tình trạng dày hoặc vôi hóa van và tổ chức dưới van;
  • Thông tim được chỉ định để đánh giá chính xác tổn thương van tin, cơ tim, các mạch máu;
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng khác như: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, chụp CT scanner ngực, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp đa dãy... để bổ sung cho việc chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.

 

Dựa trên các triệu chứng, chẩn đoán cận lâm sàng, để điều trị bệnh van tim, bác sĩ chỉ định người bệnh điều trị nội khoa hoặc thực hiện phẫu thuật sửa van tim, thay thế van tim.

Phẫu thuật sửa van tim bằng cách khâu hẹp vòng van, khâu lại các vết rách ở lá van, sửa dây chằng, cột cơ của van tim...

2 loại van tim thường sử dụng trong phẫu thuật
Điện tim đồ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý van tim

2. Phẫu thuật thay van tim

 

Khi tình trạng van tim của người bệnh bị tổn thương nặng, có nguy cơ dẫn đến suy tim, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật sửa hoặc thay thế van tim ngay để ngăn chặn diễn tiến nguy hiểm của bệnh. Trong một số trường hợp mức độ tổn thương chưa quá nhiều, người bệnh có thể được sửa van để làm giảm bớt tình trạng hở hay hẹp van tim. Khi tổn thương van tim quá nặng, thay thế van tim nhân tạo là cách hiệu quả nhất.

Khi phẫu thuật sửa van không phù hợp với tổn thương hiện tại của van hoặc không mang lại hiệu quả, tim của bệnh nhân cần được thay van nhân tạo mới. Van tim thay thế thường có hai loại là van cơ học và van sinh học.

2.1 Van sinh học là gì?

Van sinh học là loại van lấy từ tim động vật đã được xử lý loại bỏ các thành phần thải ghép và sửa lại một phần. Chúng được đặt lên một khung đỡ bằng kim loại hay bằng nhựa để giúp đặt vào cơ thể một cách dễ dàng.

Một loại van sinh học khác lấy từ người hiến tạng thường sử dụng thay thế cho các van động mạch. Sử dụng van sinh học thay thế van tim cho bệnh nhân mang đến những ưu điểm lớn là sự tương tự như van tim của người được thay. Bởi vậy bệnh nhân không cần sử dụng thuốc chống đông thải ghép sau này.

Thời gian dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật thay van tim cũng ngắn hơn, thường trong thời gian 6 tháng sau mổ. Tuy nhiên tuổi thọ của van sinh học không lâu bởi có thể diễn ra quá trình thoái hóa nhanh. Trung bình van sinh học có thể hoạt động từ 8- 10 năm sau khi được thay thế.

 

2.2 Van cơ học là gì?

Van cơ học là van nhân tạo được chế từ vật liệu như kim loại, carbon, ceramic và chất dẻo với ưu điểm có tuổi thọ rất cao. Nhưng van cơ học có thể gây hoạt hóa quá trình đông máu, hình thành các huyết khối bám vào van gây hẹp tắc van. Người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông lâu dài để duy trì mức đông máu phù hợp, máu chậm đông hơn bình thường.

Bệnh nhân thay thế van tim cơ học phải sử dụng thuốc chống đông cả đời và cần thường xuyên xét nghiệm để đảm bảo mức đông máu nằm trong giới hạn cho phép, ngăn ngừa hình thành huyết khối, cũng không quá mức để gây ra biến chứng chảy máu, tụ máu do dùng thuốc.

Khi được chỉ định phẫu thuật thay van tim, bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định chọn loại van nào phù hợp nhất với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Dựa trên các yếu tố như tuổi đời bệnh nhân, kích thước van, khả năng tài chính, khả năng tuân thủ điều trị, nhu cầu có thai, sinh con... sẽ là cơ sở để bác sĩ lựa chọn loại van tim phù hợp để thay.

2 loại van tim thường sử dụng trong phẫu thuật
Hình ảnh van tim sinh học và van tim cơ học

 

2.3 Lưu ý sau khi phẫu thuật hay van tim

Sau khi phẫu thuật thay van tim thuận lợi và phục hồi người bệnh cần xác định làm quen với cuộc sống với van tim mới. Cần hết sức lưu ý giữ gìn, đảm bảo cho van tim mới thay thế hoạt động bình thường và khỏe mạnh với các điểm chú ý sau:

  • Tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị cho bạn. Trong 3 tháng đầu sau mổ, bạn cần được khám đều đặn, để kiểm tra chế độ dùng thuốc, điều chỉnh liều phù hợp. sau đó định kỳ kiểm tra ít nhất 2 lần/ năm. Kiểm tra cân nặng hàng ngày, ổn định cân nặng. không nên quá lo lắng khi có thể bạn sẽ sút cân trong 3 tuần đầu sau mổ. Nếu bạn tăng hơn 2,5 kg thì cần đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu xấu sau mổ.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo phục hồi sau phẫu thuật. Hạn chế ăn muối và các thực phẩm chứa nhiều muối (dưa, cà muối, cá khô, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh,...) sau mổ thay van tim. Bạn nên chú ý đến các loại rau bởi những loại rau có màu xanh thẫm cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông mà bạn đang dùng.
  • Hoạt động thể lực phù hợp như thường xuyên đi bộ, nhẹ nhàng tránh bắt tim hoạt động gắng sức. tăng dần cường độ hoạt động qua mỗi này, sau phẫu thuật, phần lớn mọi người có thể đi bộ 3- 4 km mỗi ngày.
  • Làm việc trở lại sau 4-6 tuần bình phục sau phẫu thuật. Một vài trường hợp vẫn còn suy tim đáng kể sau phẫu thuật, họ không thể trở lại làm công việc trước đây.
  • Hoạt động tình dục tránh các tác động mạnh lên ngực trong thời gian xương ức của bạn đang liền
  • Bạn nên uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ kê, không dùng thêm bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định.
  • Sau mổ cần sử dụng thuốc chống đông đều đặn để phòng huyết khối do van tim nhân tạo. Bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc một cách cẩn thận, hãy uống thuốc đúng theo đơn. Nếu quên uống thuốc hãy nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể.

Phẫu thuật van tim là phương pháp điều trị bệnh van tim hiệu quả, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tình trạng sức khoẻ của bạn có thể được cải thiện tốt lên mỗi ngày trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, một số trường hợp có thể cần tới tới 1 năm. Sự phục hồi của bạn phụ thuộc nhiều vào chế độ tập luyện hoạt động thể lực và sự tuân thủ điều trị.

Thay van tim nhân tạo là một trong những ca phẫu thuật lớn, cần có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, các thiết bị máy móc hiện đại. Chỉ với một sai sót nhỏ, người bệnh cũng sẽ gặp nguy hiểm. Bởi vậy, khi quyết định thay van tim nhân tạo, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Statin: Các lợi ích và tác dụng phụ
Statin: Các lợi ích và tác dụng phụ

Statin là một nhóm thuốc được dùng để điều chỉnh mức cholesterol và điều trị một số vấn đề sức khỏe khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây