1

Bệnh đái tháo đường: Ra nhiều mồ hôi có bình thường không?

Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và một số nguyên nhân trong đó có liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường: Ra nhiều mồ hôi có bình thường không? Bệnh đái tháo đường: Ra nhiều mồ hôi có bình thường không?

Có 3 loại vấn đề về đổ mồ hôi là:

  • Tăng tiết mồ hôi: Cơ thể ra nhiều mồ hôi, ngay cả khi thời tiết không nóng và không hoạt động thể chất
  • Đổ mồ hôi vị giác: Loại này do thức ăn gây ra và chỉ xảy ra ở vùng mặt và cổ.
  • Đổ mồ hôi đêm: Thường là do hạ đường huyết vào ban đêm.

Việc điều trị tùy thuộc vào loại đổ mồ hôi cụ thể. Mục đích của các phương pháp điều trị là giảm bớt hoặc ngăn chặn tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều.

Ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, do đó nên đi khám để xác định nguyên nhân gốc rễ.

Tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn so với sinh lý bình thường, ngay cả khi không vận động mạnh và thời tiết mát mẻ. Có hai dạng tăng tiết mồ hôi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và tăng tiết mồ hôi thứ phát. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là tình trạng ra mồ hôi quá nhiều mà không rõ nguyên nhân.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát là dạng tăng tiết mồ hôi xảy ra do một vấn đề sức khỏe hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Ở những người bị đái tháo đường, nếu tăng tiết mồ hôi đi kèm vấn đề về khả năng kiểm soát bàng quang hoặc nhịp tim bất thường thì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh thần kinh tự trị. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh tự trị là do tổn thương dây thần kinh kiểm soát các chức năng tự chủ của cơ thể như giữ nước tiểu trong bàng quang, huyết áp và ra mồ hôi.

Đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là do béo phì – một bệnh lý thường đi kèm với đái tháo đường. Tăng tiết mồ hôi cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc, bao gồm cả một số loại thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường.

Đổ mồ hôi vị giác

Đổ mồ hôi vị giác là hiện tượng ra mồ hôi khi ăn một số loại thực phẩm nhất định. Mặc dù ra mồ hôi khi ăn đồ cay là điều bình thường nhưng một số vấn đề sức khỏe sẽ làm tăng phản ứng này của cơ thể. Nguyên nhân gốc rễ gây đổ mồ hôi vị giác có thể là do bệnh thần kinh tự trị.

Những người bị bệnh thần kinh tự trị do đái tháo đường hoặc bệnh thận đái tháo đường có nguy cơ bị đổ mồ hôi vị giác cao hơn so với những người không mắc các bệnh lý này. Nếu bị đổ nhiều mồ hôi ở vùng đầu và cổ khi ăn hoặc uống thì rất có thể đó là dấu hiệu của đổ mồ hôi vị giác. Đổ mồ hôi vị giác có thể xảy ra ngay cả khi chỉ mới nghĩ về đồ ăn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn.

Đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi ban đêm thường do lượng đường trong máu thấp hay hạ đường huyết – một vấn đề có thể xảy ra ở những người dùng insulin hoặc thuốc sulfonylurea để điều trị đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, cơ thể sẽ tăng sản xuất adrenaline và điều này gây đổ mồ hôi.

Khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường, cơ thể sẽ ngừng ra mồ hôi. Đổ mồ hôi đêm cũng có thể là do các nguyên nhân không liên quan đến bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như mãn kinh.

Nhiều yếu tố có thể góp phần gây đổ mồ hôi ban đêm, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ
  • Sử dụg một số loại insulin vào buổi tối
  • Uống rượu bia vào buổi tối

Kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất để giảm chứng đổ mồ hôi ban đêm do hạ đường huyết. Đôi khi, chỉ cần điều chỉnh thời gian tập thể dục hoặc ăn nhẹ trước khi ngủ là có thể khắc phục được vấn đề. Nếu tình trạng không cải thiện dù đã thay đổi thói quen thì có thể sẽ phải dùng thuốc.

Điều trị ra nhiều mồ hôi

Người bị ra nhiều mồ hôi thường phải điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc này có thể đi kèm dụng phụ và có mức độ hiệu quả khác nhau. Hầu hết thuốc điều trị ra nhiều mồ hôi đều có dạng dạng bôi hoặc dạng viên uống nhưng nếu không hiệu quả thì có thể cân nhắc tiêm Botox.

Các loại thuốc điều trị ra nhiều mồ hôi

  • Thuốc ức chế thần kinh
  • Chất chống mồ hôi dạng bôi ngoài da hoặc kê đơn
  • Tiêm Botox
  • Thuốc chống trầm cảm

Các thủ thuật điều trị ra nhiều mồ hôi

  • Cắt tuyến mồ hôi, chỉ áp dụng với những trường hợp ra nhiều mồ hôi nách
  • Điện di ion (phương pháp điều trị bằng dòng điện)
  • Phẫu thuật thần kinh, chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả

Thay đổi lối sống

  • Mặc quần áo và tất bằng chất liệu tự nhiên như cotton
  • Tắm hàng ngày và sử dụng chất chống mồ hôi
  • Sử dụng chất làm se lên khu vực ra nhiều mồ hôi
  • Thay tất thường xuyên và giữ cho chân luôn khô ráo
  • Chọn quần áo phù hợp với hoạt động
  • Thử các biện pháp thư giãn để giảm đổ mồ hôi do căng thẳng

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
  • Gặp vấn đề về tâm lý do ra quá nhiều mồ hôi
  • Đột nhiên bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm mà không rõ nguyên nhân

Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Một số bệnh ung thư
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh tuyến giáp

Nên đi khám ngay lập tức nếu tình trạng ra nhiều mồ hôi đi kèm các triệu chứng sau đây:

  • Thân nhiệt từ 40 độ C (104 độ F) trở lên
  • Ớn lạnh
  • Tức ngực
  • Lâng lâng, chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Sụt cân không chủ đích

Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng.

Bác sĩ có thể xác định vấn đề dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng nhưng thường sẽ phải thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù hiện tượng đổ nhiều mồ hôi có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng một số nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến bệnh đái tháo đường. Khi nhận thấy bị ra mồ hôi bất thường thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. Ra nhiều mồ hôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và giao tiếp xã hội.

Đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc và thủ thuật can thiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bình thường, mồ hôi
Tin liên quan
Ăn nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?
Ăn nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?

Vì bệnh tiểu đường có đặc trưng là lượng đường trong máu cao nên nhiều người cho rằng ăn nhiều đường là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Mặc dù đúng là thường xuyên ăn nhiều đường bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh đái tháo đường không?
Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh đái tháo đường không?

Theo thời gian, lượng đường trong máu liên tục ở mức cao sẽ gây tổn hại các cơ quan khắp cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng. Ở một số người, các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có mắt. Bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, chẳng hạn như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Biến chứng về mắt phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc đái tháo đường.

Ăn nhiều muối có gây bệnh tiểu đường không?
Ăn nhiều muối có gây bệnh tiểu đường không?

Ở những người bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, tiêu thụ nhiều natri hay muối có thể làm tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường vốn đã có nguy cơ cao bị cao huyết áp, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.

Đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Theo dõi lượng đường trong máu là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Cho dù sử dụng máy đo đường huyết thông thường hay máy đo đường huyết liên tục (CGM) thì đo đường huyết vẫn là một việc không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của những người mắc bệnh lý mạn tính này. Theo dõi đường huyết sát sao sẽ giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh tiểu đường. Nhưng thế nào là mức đường huyết bình thường?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  87 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây