1

Ăn nhiều muối có gây bệnh tiểu đường không?

Ở những người bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, tiêu thụ nhiều natri hay muối có thể làm tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường vốn đã có nguy cơ cao bị cao huyết áp, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.
Ăn nhiều muối có gây bệnh tiểu đường không? Ăn nhiều muối có gây bệnh tiểu đường không?

Muối và nguy cơ tiểu đường type 2

Chúng ta đều biết rằng chế độ ăn uống kém lành mạnh, lối sống ít vận động và thừa cân béo phì có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Một số ý kiến cho rằng chế độ ăn nhiều muối (natri clorua) cũng có thể góp phần gây ra bệnh lý mạn tính này. Tuy nhiên trên thực tế, ăn nhiều muối không trực tiếp gây bệnh tiểu đường.

Mối liên hệ giữa muối và bệnh tiểu đường phức tạp hơn thế.

Natri là khoáng chất có vai trò kiểm soát sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và giúp duy trì lượng máu cũng như huyết áp bình thường. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến tích nước. Điều này có thể gây phù nề bàn chân và các vấn đề sức khỏe khác rất có hại cho người bị bệnh tiểu đường.

Ở những người bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, tiêu thụ nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường vốn đã có nguy cơ cao bị cao huyết áp, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.

Những thực phẩm chứa nhiều muối

Mặc dù muối có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm nhưng phần lớn lượng muối mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều là muối ăn được thêm vào trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc trong quá trình nấu nướng. Hiện nay, mỗi người trưởng thành tại Việt Nam tiêu thụ trung bình 9,4 gram muối/ngày, có nghĩa là cao gần gấp đôi so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là dưới 5 gram muối/ngày.

Muối được thêm vào rất nhiều loại đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp. Dưới đây là một số loại thực phẩm có hàm lượng natri cao phổ biến:

  • Thịt, cá đã qua xử lý, chế biến, đóng hộp, ướp muối hay hun khói như chân giò xông khói, thịt nguội, dăm bông, xúc xích, trứng cá muối, thịt và cá hộp
  • Thủy hải sản phơi phô
  • Các loại mắm
  • Ô mai muối
  • Rau củ muối như dưa muối, cà muối
  • Các loại nước sốt như sốt ướp thịt nướng, sốt trộn salad
  • Các loại hạt rang muối
  • Bim bim
  • Phô mai
  • Bánh quy mặn
  • Mì ăn liền

Nhiều gia đình cũng có thói quen sử dụng nhiều muối trong quá trình làm các món ăn như xào, hầm, kho, rim…

Cách giảm muối trong chế độ ăn

Sử dụng ít muối khi nấu ăn

Để giảm lượng muối tiêu thụ, hãy cố gắng tự nấu ăn ở nhà vì khi ăn ngoài, bạn sẽ không thể kiểm soát được lượng muối trong món ăn. Hãy chế biến món ăn từ thực phẩm tươi vì thực phẩm tươi có hàm lượng natri thấp hơn nhiều so với thực phẩm đã qua chế biến một phần hoặc chế biến hoàn toàn.

Cố gắng giảm lượng muối, bột canh, hạt nêm, nước mắm và các loại gia vị chứa muối khác một cách tối đa khi nấu nướng. Bạn có thể tự làm hạt nêm từ thịt, nấm, rau củ hoặc sử dụng các loại gia vị không chứa muối để tăng thêm hương vị cho món ăn, chẳng hạn như:

  • Tỏi
  • Gừng
  • Các loại thảo mộc
  • Chanh
  • Giấm
  • Hạt tiêu

Khi mua gia vị hay nước sốt bán sẵn, hãy chọn những loại không chứa hoặc chứa ít muối. Và không sử dụng nước mềm để uống hay nấu ăn vì nước mềm có chứa muối. (Nước mềm là nước đã qua xử lý, có hàm lượng khoáng chất như canxi và magie thấp hơn nhiều so với nước cứng hoặc không còn khoáng chất).

Đọc bảng thành phần dinh dưỡng

Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải điều chỉnh lượng muối tiêu thụ. Tốt nhất nên giới hạn ở mức dưới 2.300 miligam (mg) mỗi ngày. Những người bị cao huyết áp chỉ nên tiêu thụ dưới 1.500 mg mỗi ngày.

Ngoài sử dụng ít muối khi nấu ăn, một điều quan trọng nữa để cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống là chú ý đọc thông tin dinh dưỡng khi mua thực phẩm đóng gói. Theo quy định, các sản phẩm đồ ăn thức uống đều phải ghi hàm lượng natri trên nhãn.

Nên chọn mua những sản phẩm ít natri, tốt nhất là những sản phẩm chứa 140 mg muối trở xuống trong mỗi khẩu phần ăn. Nếu có thể thì nên mua những sản phẩm nhạt, không thêm muối hoặc mua đồ tươi và tự chế biến tại nhà thay vì mua đồ chế biến sẵn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiều sản phẩm mặc dù được dán nhãn “không chứa natri” hay “hàm lượng natri thấp” nhưng thực chất lại có chứa một lượng lớn chất thay thế muối. Những chất thay thế muối này chứa kali clorua thay cho natri clorua. Những người đang phải theo chế độ ăn ít kali nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể ăn những thực phẩm như vậy hay không.

Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm dù ít natri nhưng lại có chứa nhiều carbohydrate hay đường và chất béo. Những thành phần này sẽ làm cho tình trạng tiền tiểu đường và tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm có chứa 400 mg muối trở lên được coi là thực phẩm có hàm lượng natri cao. Ngoài muối (salt), natri (sodium) và natri clorua (sodium chloride), người mắc bệnh tiểu đường cũng cần tránh những sản phẩm chứa thành phần “nước muối đặc” (salt brine) và “bột ngọt” (monosodium glutamate hay MSG).

Tóm tắt bài viết

Muối hay natri không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người đã mắc tiền tiểu đường hay tiểu đường. Do đó, người đang mắc các bệnh lý này nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống bằng cách sử dụng ít muối khi nấu nướng và tránh những sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?

Di truyền được cho là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 1. Di truyền ở đây bao gồm cả tiền sử gia đình và sự hiện diện của một số gen nhất định.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  103 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây