Béo phì là một bệnh mà lượng mỡ thừa trong cơ thể ở mức quá cao. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng hay thẩm mỹ mà còn là một vấn đề sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp và một số bệnh ung thư.
Béo phì được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. BMI là một chỉ số được tính dựa trên cân nặng và chiều cao. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây béo phì. Thông thường, béo phì là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và chế độ ăn uống cùng với thói quen lối sống. Hiện nay, béo phì đang là một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, chỉ cần giảm cân là sẽ cải thiện hoặc ngăn ngừa được các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.
Khi lượng calo nạp vào trong chế độ ăn lớn hơn lượng calo được đốt cháy trong các hoạt động hàng ngày và tập thể dục thì sẽ gây tăng cân. Dần dần, theo thời gian, lượng calo thừa sẽ tích tụ lại và dẫn đến béo phì.
Một số nguyên nhân gây béo phì phổ biến gồm có:
Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể dẫn đến tăng cân, ví dụ như:
Béo phì thường là do sự kết hợp giữa nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác nhau:
Các gen mà bạn được di truyền từ bố mẹ có thể ảnh hưởng đến lượng mỡ cơ thể tích tụ và nơi mà mỡ phân bố. Di truyền cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình cơ thể chuyển thức ăn thành năng lượng, điều chỉnh cảm giác thèm ăn và mức độ đốt cháy calo trong khi vận động.
Béo phì thường di truyền trong gia đình. Nguyên nhân không chỉ là do các gen mà còn do các thành viên trong một gia đình thường có cùng thói quen ăn uống và sinh hoạt giống nhau.
Ở một số người, béo phì bắt nguồn từ các bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing và một số bệnh khác. Các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như viêm khớp sẽ gây khó khăn cho việc vận động và dẫn đến tăng cân.
Một số loại thuốc cũng có thể gây tăng cân nếu như không chú ý đến chế độ ăn uống hoặc hoạt động trong thời gian dùng thuốc. Những loại thuốc này gồm có thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc chống loạn thần, steroid và thuốc chẹn beta.
Các yếu tố môi trường sống và xã hội cũng có thể góp phần gây béo phì. Ví dụ, nếu như bạn sống ở những khu dân cư chật hẹp và ít không gian đi lại thì sẽ dễ bị tăng cân. Tương tự, công việc bận rộn sẽ khiến bạn không còn thời gian nấu những bữa ăn lành mạnh và dần dẫn đến tích mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, những người xung quanh cũng có ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Nghiên cứu đã cho thấy những người có bạn bè hay người thân béo phì cũng sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn bình thường.
Béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Nhưng khi có tuổi thì sự thay đổi nội tiết tố và lối sống ít vận động sẽ làm cho nguy cơ béo phì càng tăng cao. Ngoài ra, khối cơ trong cơ thể sẽ giảm theo tuổi tác. Khối cơ càng thấp thì mức độ trao đổi chất càng giảm. Những thay đổi này sẽ làm giảm lượng calo được đốt cháy và khiến người lớn tuổi khó giảm cân hơn. Nếu như không kiểm soát những gì nạp vào hàng ngày và vận động thể chất nhiều hơn khi có tuổi thì sẽ rất dễ béo phì.
Ngay cả khi bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ kể trên thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị béo phì. Bạn có thể ngăn ngừa bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể chất, tập thể dục và thay đổi thói quen sống hàng ngày.
Để chẩn đoán béo phì, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp kiểm tra dưới đây:
Tất cả những thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định được bạn có bị béo phì hay không, nếu có thì ở mức độ nào và cần giảm bao nhiêu cân cũng như là những vấn đề sức khỏe hoặc nguy cơ đang gặp phải để từ đó đề ra giải pháp khắc phục.
Những người béo phì sẽ có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
Béo phì sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống. Bạn sẽ không thể làm được những việc mà bạn vẫn thường làm, chẳng hạn như những việc cần vận động nhiều. Bạn cũng sẽ không còn muốn đến những nơi đông người do cảm thấy tự ti về thân hình của mình. Nhiều người béo phì thường có tâm lý tự ti, thậm chí còn lo âu, trầm cảm và tự tách mình khỏi những người xung quanh.
Mục tiêu của các phương pháp điều trị béo phì là đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến béo phì. Mục tiêu ban đầu thường là giảm một số cân nặng nhỏ, từ 5% đến 10% tổng trọng lượng. Ví dụ, nếu nặng 90 kg thì sẽ chỉ cần giảm khoảng 4,5 đến 9kg là đủ để sức khỏe bắt đầu có cải thiện. Tuy nhiên, càng giảm nhiều thì lợi ích có được sẽ càng lớn.
Tất cả các biện pháp giảm cân đều đòi hỏi phải thay đổi thói quen ăn uống và tăng cường vận động thể chất. Có nhiều phương pháp giảm cân khác nhau tùy vào mức độ béo phì, tình trạng sức khỏe tổng thể và ý chí quyết tâm của người bệnh.
Giảm lượng calo và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng để khắc phục béo phì. Mặc dù có nhiều chế độ ăn kiêng giúp giảm cân một cách nhanh chóng nhưng hiệu quả thường chỉ được trong thời gian ngắn ban đầu. Giảm cân đều đặn, ổn định trong thời gian dài mới là cách an toàn và hiệu quả nhất. Điều này cũng giúp giữ được kết quả sau giảm một cách bền lâu.
Không nên ăn kiêng quá khắc nghiệt hay nhịn ăn vì sẽ không thể giảm cân về lâu dài.
Thay vào đó, nên lập kế hoạch giảm cân dần dần trong ít nhất 6 tháng và thực hiện giai đoạn duy trì kéo dài ít nhất một năm để tăng khả năng giảm cân thành công.
Không có chế độ ăn kiêng nào là hiệu quả nhất và phù hợp cho tất cả mọi người. Nên thử và áp dụng chế độ mà bạn cảm thấy an toàn và thích hợp nhất với mình. Một số thay đổi về chế độ ăn để điều trị béo phì gồm có:
Đừng nên tin vào những loại đồ ăn được quảng cáo là giúp giảm cân có bán trên thị trường. Giảm lượng calo nạp vào, ăn những loại thực phẩm lành mạnh và tránh xa những thực phẩm dễ gây tăng cân vẫn là cách hiệu quả nhất để giảm cân về lâu dài.
Tương tự, đừng nên giảm ăn quá đột ngột và ăn kiêng quá khắc nghiệt. Có thể bạn sẽ giảm được một số cân nặng lớn chỉ trong thời gian ngắn nhưng một khi ngừng lại thì sẽ còn tăng cân nhanh hơn trước. Để giảm cân và giữ kết quả bền lâu thì cách duy nhất là thực hiện theo một thói quen ăn uống lành mạnh mà bạn có thể duy trì trong thời gian dài.
Tăng cường vận động thể chất và tập thể dục là một phần bắt buộc của chế độ giảm cân điều trị béo phì. Khảo sát đã cho thấy, hầu hết những người duy trì được kết quả giảm cân trong thời gian hơn một năm đều có thói quen tập thể dục đều đặn, thậm chí chỉ cần đi bộ.
Bạn nên tăng cường vận động bằng những cách sau:
Hành trình giảm béo đòi hỏi một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Nhưng trong một số trường hợp béo phì nghiêm trọng và quá khó giảm thì sẽ cần dùng thuốc giảm cân kê đơn.
Kể cả khi được bác sĩ kê thuốc thì cũng vẫn phải kết hợp cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục chứ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Tác dụng chính của các loại thuốc giảm cân là giúp ngăn chặn các tín hiệu thần kinh gây cảm giác đói và từ đó giúp người dùng ăn ít hơn.
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc giảm cân nếu các phương pháp ăn kiêng, tập thể dục không hiệu quả và có một trong những điều kiện sau:
Trước khi chọn ra một loại thuốc, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử cũng như là các tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số loại thuốc giảm cân được chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai, những người đang dùng một số loại thuốc nhất định hoặc đang mắc một vấn đề sức khỏe mãn tính.
Các loại thuốc điều trị béo phì được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt gồm có:
Bạn sẽ cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc. Ngoài ra, hiệu quả mà một loại thuốc giảm cân đem lại cho mỗi người là khác nhau và tác dụng có thể sẽ giảm dần sau một thời gian sử dụng. Khi ngừng dùng thuốc thì có thể sẽ tăng cân nhiều hơn.
Cuối cùng, không nên dùng những loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc có bán trên thị trường. Không có gì đảm bảo những loại thuốc này sẽ có hiệu quả và hơn nữa, chúng còn có thể gây ra những vấn đề không mong muốn, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Các thủ thuật này không cần cắt rạch trên da. Sau khi bạn được gây mê, ống nội soi và dụng cụ sẽ được đưa vào qua miệng, xuống cổ họng và vào dạ dày.
Có một số thủ thuật nội soi khác nhau được sử dụng để giảm cân. Một trong số đó là khâu để giảm bớt kích thước dạ dày và từ đó làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Một thủ thuật khác là đưa quả bóng nhỏ có chứa nước vào trong dạ dày (đặt bóng dạ dày). Quả bóng này sẽ lấp đầy không gian trong dạ dày và tạo cảm giác no nhanh hơn khi ăn.
Các thủ thuật này thường được sử dụng cho những người có chỉ số BMI từ 30 trở lên khi các phương pháp ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả. Hiệu quả giảm cân có được sau mỗi thủ thuật là khác nhau, dao động từ 5% đến 20% tổng trọng lượng cơ thể..
Ở một số người, phẫu thuật giảm cân là giải pháp cần thiết để điều trị béo phì. Các phương pháp này nhằm mục đích giới hạn lượng thức ăn tiêu thụ hoặc làm giảm sự hấp thụ thức ăn và calo hoặc cả hai. Mặc dù phẫu thuật có thể cho hiệu quả giảm cân cao nhất nhưng lại có đi kèm với những rủi ro nhất định.
Đây là những giải pháp có thể cân nhắc khi đã thử các phương pháp khác để giảm cân mà không hiệu quả và:
Các phương pháp phẫu thuật có thể giúp giảm từ 35% trọng lượng cơ thể trở lên nhưng sẽ không đảm bảo là sẽ giảm được toàn bộ số cân nặng thừa và cũng không phải giải pháp cho kết quả vĩnh viễn. Việc có thể giảm cân thành công sau phẫu thuật hay không còn phụ thuộc vào khả năng thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện.
Một số phương pháp phẫu thuật giảm cân phổ biến:
Chặn dây thần kinh phế vị là một phương pháp khác để điều trị béo phì. Đây là thủ thuật cấy một thiết bị vào dưới da bụng, thiết bị này sẽ gửi các xung điện ngắt quãng đến dây thần kinh phế vị bụng – dây thần kinh có nhiệm vụ báo cho não bộ biết khi nào dạ dày trống và đầy. Công nghệ mới này đã được FDA phê chuẩn vào năm 2014, được sử dụng cho người trưởng thành không thể giảm cân bằng các phương pháp khác và có chỉ số BMI từ 35 đến 45 với ít nhất một vấn đề có liên quan đến béo phì, ví dụ như bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tăng cân trở lại sau khi giảm cân thành công là một vấn đề rất phổ biến. Nếu như dùng thuốc giảm cân thì có thể sẽ trở về cân nặng như trước sau khi ngừng dùng thuốc. Kể cả khi đã phẫu thuật giảm cân mà không chú ý đến chế độ ăn uống, vẫn tiếp tục ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao thì cũng có thể sẽ tăng cân.
Một trong những cách tốt nhất để tránh tăng cân lại là tập thể dục đều đặn. Cố gắng đạt được mục tiêu tập từ 45 đến 60 phút mỗi ngày.
Có thể dùng ứng dụng theo dõi các hoạt động thể chất mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn có động lực lớn hơn để duy trì kết quả.
Khi đã giảm được cân thì phải luôn chú ý đến cân nặng của mình. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và vận động nhiều hơn là cách tốt nhất để giữ cân nặng ổn định trong thời gian dài.
Dù bạn mới chỉ thuộc nhóm có nguy cơ béo phì, hiện đã thừa cân, béo phì hoặc có cân nặng khỏe mạnh thì vẫn nên thực hiện các bước để ngăn ngừa tăng cân không kiểm soát và các vấn đề sức khỏe có liên quan. Thực ra, các biện pháp để ngăn ngừa tăng cân cũng giống như các phương pháp giảm cân, gồm có tập thể dục hàng ngày và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)
Tìm chúng tôi trên:-
-