1

Bảo tồn lách vỡ bằng lưới sinh học - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị bảo tồn lách không mổ đối với người bệnh chấn thương lách đang là xu hướng chính hiện nay. Tỷ lệ điều trị bảo tồn phụ thuộc các trung tâm nhưng chủ yếu ở Người bệnh có huyết động ổn định, hemoglobin ổn định trong vòng 12 tới 48 giờ. Người bệnh cần truyền dưới hai đơn vị máu. Phẫu thuật được thực hiện ở những người bệnh có chảy máu tiếp tục với huyết động không ổn định. Người bệnh chấn thương lách được đánh giá tổn thương độ V trên cắt lớp vi tính và có huyết động ổn định được theo dõi không mổ ở một số trung tâm, tuy nhiên thông thường người bệnh được phẫu thuật để đánh giá đúng mức độ thương tổn để sửa chữa hoặc cắt bỏ lách.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chấn thương lách đơn thuần có huyết động không ổn định
  •  Tổn thương lách có thoát thuốc trên chụp CT thì động mạch không thể nút mạch hoặc nút mạch thất bại.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Có biến chứng thủng ruột và viêm phúc mạc, cần phải cắt ruột và có tình trạng viêm các tạng.
  •  Người bệnh sốc mất máu nặng
  •  Phẫu thuật viên không được đào tạo về kỹ thuật này.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh :

  •  Người bệnh được hồi sức đảm bảo huyết động ổn định
  •  Dùng kháng sinh dự phòng
  •  Phẫu thuật viên giải thích cho người bệnh về tình trạng bệnh,

2. Vô cảm:

Gây mê toàn thân, đặt nội khí quản. Cần phải có máy theo dõi áp lực CO2 máu (Pa CO2) và áp lực CO2 khí thở ra (PET CO2) để bác sỹ gây mê chủ động điều chỉnh thuốc mê, thông khí...

3. Trang thiết bị:

  •  Bộ dụng cụ đại phẫu mổ mở.
  •  Bộ dụng cụ khâu mạch máu
  •  Chỉ mạch máu liền kim 3/0
  • -Túi lưới sinh học

4. Tư thế người bệnh:

Người bệnh nằm ngửa, với tư thế đầu cao hay thấp, nghiêng phải hay trái tuỳ theo yêu cầu khi mổ. Người bệnh cần được đặt ống thông đái, thong dạ dày. Người bệnh được đặt một tấm độn lưng ngang bờ dưới xương bả để dễ bộc lộ lách.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vị trí kíp mổ: Phẫu thuật viên đứng bên phải của người bệnh, hai phụ bên trái người bệnh.

2. Kỹ thuật xử trí tổn thương

- Người bệnh được mở bụng đường trắng giữa trên rốn, kéo dài xuống dưới rốn.

- Số lượng dịch trong ổ bụng được ghi nhận.

- Trèn gạc vào vùng lách trong khi tiếp tục kiểm tra toàn bộ ổ bụng

- Các tạng trong ổ bụng được kiểm tra đánh giá mức độ tổn thương.

- Với tổn thương lách cần các bước:

  •  Hạ đại tràng góc lách để bộc lộ vùng lách, hay cắt dây chằng lách đại tràng
  •  Giải phóng mặt sau lách (cắt dâu chằng lách thận và tổ chức liên kết giữa lách và thận sát với cực trên và các nhánh vị ngắn).
  •  Bọc lưới lách chủ yếu chỉ định cho những trường hợp vỡ lách hình sao hoặc vỡ nát lách.
  •  Sử dụng túi lưới đặc biệt để bảo tồn lách, bọc lách trong lưới và siết chặt lưới bằng cách khâu lưới.
  •  Sau khi kiểm tra kỹ không còn chảy máu, tiến hành rửa sạch ổ bụng và đặt 1 tới hai dẫn lưu ở hố lách.
  •  Đóng bụng theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi gây mê hồi sức, hồi tỉnh và chống đau
  • Nuội dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch đến khi có dấu hiệu an toàn phẫu thuật và phục hồi tiêu hoá.
  • Theo dõi các biến chứng phẫu thuật: chảy máu trong 48h đầu bằng theo dõi mạch, huyết áp và tình trạng dẫn lưu ổ bụng.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN PHẪU THUẬT

  • Chủ yếu phát hiện biến chứng chảy máu sau mổ, nếu huyết động ổn định có thể chụp mạch để xác định nguyên nhân chảy máu và thực hiện nút mạch.
  • Nếu tình trạng huyết động không ổn định cần có chỉ định mổ lại kiểm tra, nếu không kiểm soát được chảy máu trong mổ cần tiến hành cắt lách.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học qua cuống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập mạnh cơ bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập nuốt bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?
Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?

Lý do dùng băng vệ sinh bị ngứa vùng kín chị em là gì? Đâu là nguyên nhân và có những biện pháp điều trị như thế nào. Hãy cùng chuyên gia theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?
Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?

Trong số những sản phẩm được dùng trong ngày “đèn đỏ” thì có lẽ băng vệ sinh dùng một lần và tampon là hai sản phẩm được biết đến nhiều nhất. Nhưng ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn khác như cốc nguyệt san, băng vệ sinh bằng vải hay quần lót nguyệt san.

Sinh thiết chóp cổ tử cung bằng dao mổ
Sinh thiết chóp cổ tử cung bằng dao mổ

Sinh thiết cổ tử cung là một công cụ chẩn đoán và điều trị tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.

Điều trị mụn cóc sinh dục bằng cách nào?
Điều trị mụn cóc sinh dục bằng cách nào?

Mụn cóc sinh dục là một vấn đề do nhiễm HPV gây ra. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến và có thể điều trị được.

Trị mụn cóc trên lưỡi bằng cách nào?
Trị mụn cóc trên lưỡi bằng cách nào?

Mụn cóc trên lưỡi thường không cần phải điều trị mà tự khỏi nhưng có thể phải mất nhiều năm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1082 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Trẻ 8 tuần 3 ngày tuổi bị chảy dịch ở tai thì có vệ sinh bằng nước muối sinh lý được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  501 lượt xem

Bé nhà em khi được 6 tuần 2 ngày tuổi thì tai bị chảy dịch màu vàng nhạt khiến 2 tai bị ửng đỏ lên. Em cho đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm tai giữa và còn bị chàm da nữa. Bác sĩ đã kê thuốc để bôi bên ngoài nhưng nay bé được 8 tuần 3 ngày tuổi thì đã khỏi chàm da, còn trong tai vẫn bị chảy ít dịch. Nếu ko lau thì nó khô lại như ráy tai bên ngoài. Em có thể vệ sinh tai cho bé bằng nước muối sinh lý không ạ? Em cho bé bú trực tiếp hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ.

Có thai lại sau 5 tháng bỏ thai bằng phương pháp sinh non?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  405 lượt xem

Lần mang thai trước, em đã buộc phải bỏ thai (7 tháng) bằng phương pháp sinh non vì thai mắc phải hội chứng patau khá nặng. Bác sĩ có khuyên 2 tháng sau, hai vợ chồng nên đến Bv khám lại để tầm soát cho lần mang thai sau. Nhưng từ đó đến nay (khoảng 5 tháng), em chưa sắp xếp để vào khám lại được thì giờ em phát hiện ra mình đã có thai được khoảng 2 tuần. Em đang rất lo lắng, không biết nên thế nào - Mong được bác sĩ tư vấn dùm?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1036 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1108 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây