1

Bao Lâu Thì STD Có Triệu Chứng Và Có Thể Xét Nghiệm?

Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe tình dục cũng như là sức khỏe tổng thể.
Bao Lâu Thì STD Có Triệu Chứng Và Có Thể Xét Nghiệm? Bao Lâu Thì STD Có Triệu Chứng Và Có Thể Xét Nghiệm?

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều phải hiểu về các bệnh lây qua đường tình dục (STD), bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp, thời gian xuất hiện các triệu chứng và khi nào thì có thể làm xét nghiệm.

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về giai đoạn ủ bệnh của một số STD phổ biến, tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị sớm cũng như là các khuyến nghị về việc làm xét nghiệm.

Giai đoạn ủ bệnh là gì?

Khi mới mắc bệnh STD, cơ thể cần thời gian để nhận biết và sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây bệnh. Khoảng thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh và sẽ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Nếu làm xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh thì sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù thực sự đã bị nhiễm bệnh. Đây được gọi là âm tính giả.

Ngoài ra, ngay cả khi đã qua giai đoạn ủ bệnh thì một số bệnh lây qua đường tình dục vẫn chưa bộc lộ triệu chứng ngay mà phải mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau đó.

u benh std
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STD ủ bệnh trong thời gian bao lâu?

Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp xét nghiệm đều phát hiện bệnh dựa trên kháng thể. Vì thế, kể cả khi không có triệu chứng nhưng miễn là cơ thể đã tạo ra đủ lượng kháng thể thì xét nghiệm vẫn sẽ cho kết quả dương tính. Đó là lý do tại sao nên đi xét nghiệm thường xuyên và xét nghiệm khi nghi ngờ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cho dù có triệu chứng hay không.

Giai đoạn ủ bệnh của một số bệnh phổ biến

Mỗi bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thời gian ủ bệnh riêng. Ở một số bệnh, cơ thể bắt đầu tạo ra kháng thể và xuất hiện các triệu chứng chỉ trong vòng một vài ngày sau khi bị lây nhiễm. Nhưng cũng có những bệnh mà phải mất vài tuần hoặc vài tháng thì các triệu chứng mới bộc lộ. Dưới đây là thời gian ủ bệnh của một số STD phổ biến.

Bệnh Thời gian ủ bệnh
Chlamydia 7 – 21 ngày
Mụn rộp sinh dục 2 – 12 ngày
Bệnh lậu 1 – 14 ngày
Viêm gan A 15 – 50 ngày
Viêm gan B 8 – 22 tuần
Viêm gan C 2 – 26 tuần
HIV 2 – 4 tuần
HPV 1 tháng – 10 năm (tùy từng chủng)
Mụn rộp môi 2 – 12 ngày
Giang mai 3 tuần – 20 năm
Nhiễm trichomonas 5 – 28 ngày

 

Các phương pháp xét nghiệm

xet nghiem std
Xét nghiệm STD

Bảng dưới đây tổng hợp thời gian ủ bệnh cùng với khuyến nghị về loại xét nghiệm cũng như là thời điểm nên làm xét nghiệm lại sau điều trị. Sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc, hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu trong máu. Một số bệnh gây ra các tổn thương và có thể phát hiện qua xét nghiệm dịch sinh dục, nuôi cấy hoặc xét nghiệm nước tiểu.

Bệnh Loại STD Thời gian ủ bệnh Phương pháp xét nghiệm Thời gian xét nghiệm lại sau điều trị
Chlamydia Do vi khuẩn 7 – 21 ngày Xét nghiệm máu, mẫu dịch sinh dục hoặc xét nghiệm nước tiểu 3 tháng
Mụn rộp sinh dục Do virus 2 – 12 ngày Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ vết loét, nuôi cấy và xét nghiệm máu Không có (mang virus suốt đời)
Bệnh lậu Do vi khuẩn 1 – 14 ngày Xét nghiệm máu, mẫu dịch sinh dục hoặc nước tiểu 3 tháng
Viêm gan A Do virus 15 – 50 ngày Xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu Không có (mang virus suốt đời)
Viêm gan B Do virus 8 – 22 tuần Xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu Không có (mang virus suốt đời)
Viêm gan C Do virus 2 – 26 tuần Xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu Không có (mang virus suốt đời)
HIV Do virus 2 – 4 tuần Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên/ kháng thể đặc hiệu Không có (mang virus suốt đời)
HPV Do virus 1 tháng – 10 năm (tùy từng chủng) Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) Không có (mang virus suốt đời)
Mụn rộp miệng Do virus 2 – 12 ngày Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ vết loét, nuôi cấy và xét nghiệm máu Không có (mang virus suốt đời)
Giang mai Do vi khuẩn 3 tuần – 20 năm Xét nghiệm máu 4 tuần
Trichomonas Do ký sinh trùng 5 – 28 ngày Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) 2 tuần

Với các bệnh do vi khuẩn thì sẽ cần làm xét nghiệm lại sau một thời gian nhất định kể từ khi điều trị nhưng với đa số các bệnh do virus thì vì không có cách nào điều trị dứt điểm nên không cần xét nghiệm lại. Vì một khi nhiễm thì virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời nên xét nghiệm máu sẽ luôn luôn cho kết quả dương tính, ngay cả khi đã điều trị thành công. Do đó, việc xét nghiệm lại chỉ cần thiết nếu muốn xác nhận chẩn đoán ban đầu.

Giai đoạn tiềm ẩn

Trong một số trường hợp, bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện triệu chứng vì đang trong giai đoạn tiềm ẩn hay tác nhân gây bệnh ở trạng thái không hoạt động trong cơ thể. STD tiềm ẩn dẫn đến chẩn đoán và điều trị muộn. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng.

Chlamydia, viêm gan C, HIV, HSV và giang mai đều là những bệnh có giai đoạn tiềm ẩn.

Cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục không biểu hiện triệu chứng là xét nghiệm sàng lọc thường xuyên. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC khuyến cáo tất cả những người có quan hệ tình dục với người mới hoặc quan hệ với nhiều người nên xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục ít nhất 1 lần/năm, đặc biệt nên xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu.

Ngoài ra, những người quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác nên xét nghiệm STD thường xuyên hơn.

Lợi ích của việc phát hiện và điều trị sớm

Nếu nghi ngờ có thể mình đã bị nhiễm một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phải tạm thời ngừng quan hệ và đi khám. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn sự lây truyền và tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, việc điều trị kịp thời còn cứu tính mạng người bệnh.

Một số nguy cơ khi STD không được điều trị gồm có:

  • Bệnh viêm vùng chậu và vô sinh ở phụ nữ do biến chứng của chlamydia và bệnh lậu
  • Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ do HPV
  • Các biến chứng mang thai và sinh nở khi không điều trị các bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn, HIV và viêm gan B
  • Tổn thương nội tạng, sa sút trí tuệ, liệt hoặc tử vong do bệnh giang mai không được điều trị

Không phải ai cũng sẵn sàng tiết lộ tình trạng sức khỏe tình dục của mình nên cần tự biết cách bảo vệ bản thân và chủ động xét nghiệm để phát hiện sớm nếu mắc bệnh.

Tóm tắt bài viết

Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe tình dục cũng như là sức khỏe tổng thể. Mặc dù xét nghiệm bệnh STD là điều cần thiết nhưng không nên xét nghiệm quá sớm. Cần biết thời gian ủ bệnh của một số bệnh phổ biến để xác định thời điểm phù hợp nên đi làm xét nghiệm.

Nếu có kết quả dương tính, dù là bệnh do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng thì đều cần điều trị ngay để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng về sau này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Herpes sinh dục: Triệu chứng và cách điều trị
Herpes sinh dục: Triệu chứng và cách điều trị

Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa trị dứt điểm herpes sinh dục nhưng bệnh này có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc.

Triệu chứng thường gặp của các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng thường gặp của các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một trong những lý do mà nhiều người không được chẩn đoán là do nhiều bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Một người có thể bị nhiễm bệnh trong suốt nhiều năm mà không hay biết.

Triệu chứng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới
Triệu chứng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới

Nhiều người bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không gặp bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào nhưng như thế không có nghĩa là bệnh không gây hại cho cơ thể.

Ngứa hậu môn có phải là triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
Ngứa hậu môn có phải là triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như mụn rộp hậu môn, bệnh lậu, mụn cóc hậu môn và rận mu có thể gây ngứa hậu môn kèm với một số triệu chứng khác.

Sau bao lâu thì chlamydia biểu hiện triệu chứng?
Sau bao lâu thì chlamydia biểu hiện triệu chứng?

Phần lớn những người mắc chlamydia đều không có triệu chứng nhưng bệnh sẽ vẫn âm thầm gây tổn hại cho cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây