Axit sorbic là gì và có vai trò thế nào trong thực phẩm?
Axit sorbic là gì?
Axit sorbic là một hợp chất có nguồn gốc tự nhiên và được dùng làm chất bảo quản thực phẩm. Đây là chất bảo quản thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới và có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Axit sorbic có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc – một trong những nguyên nhân chính khiến cho thực phẩm bị hỏng và còn làm lây lan các bệnh nguy hiểm. Ví dụ, khi được xịt lên bề mặt ngoài của giăm bông thì axit sorbic sẽ ngăn sự phát triển của nấm mốc trong vòng 30 ngày. Điều này cho phép thực phẩm được vận chuyển đến những nơi ở xa và bảo quản trong thời gian dài hơn.
Axit sorbic là chất bảo quản được sử dụng phổ biến hơn nitrat vì nitrat có thể tạo thành các sản phẩm phụ gây ung thư. Axit sorbic thường được xịt lên thực phẩm hoặc nhúng thực phẩm trong dung dịch nước pha axit sorbic.
Axit sorbic được sử dụng trong những loại thực phẩm nào?
Axit sorbic thường được sử dụng nhiều nhất trong thực phẩm cho người, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm và mỹ phẩm.
Axit sorbic được dùng chủ yếu trong các loại thực phẩm như:
- Rượu vang
- Phô mai
- Các loại bánh nướng như bánh mì, bánh quy
- Sản phẩm tươi
- Thịt và động vật có vỏ được bảo quản đông lạnh
Axit sorbic được sử dụng để bảo quản thịt nhờ có khả năng kháng sinh tự nhiên. Trên thực tế, ứng dụng đầu tiên của axit sorbic là để ngăn ngừa một trong những chất độc nguy hiểm nhất mà loài người từng biết đến, đó là độc tố botulinum do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Độc tố này là nguyên nhân gây ngộ độc botulinum. Từ khi được sử dụng trong thực phẩm, axit sorbic đã ngăn ngừa được rất nhiều trường hợp tử vong bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nhờ đó cho phép các loại thịt được vận chuyển và bảo quan một cách an toàn.
Do có đặc tính chống nấm nên axit sorbic còn được sử dụng trong các loại đồ hộp, ví dụ như rau củ muối đóng hộp, trái cây và xà lách chế biến sẵn.
Axit sorbic trong thực phẩm có an toàn không?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận tính an toàn của axit sorbic và có thể sử dụng thường xuyên vì hợp chất này không gây ung thư hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Axit sorbic có thể gây dị ứng ở một số người nhưng các phản ứng thường nhẹ, chẳng hạn như ngứa.
Mặc dù hiếm gặp nhưng đôi khi axit sorbic gây viêm da tiếp xúc dị ứng và thủ phạm thường là các loại kem corticoid không kê đơn có chứa thành phần này. Những người bị bệnh viêm da cơ địa hay chàm (eczema) nên tránh các sản phẩm bôi da có chứa axit sorbic vì hợp chất này có thể gây kích ứng nhưng không cần thiết phải tránh các loại thực phẩm có chứa axit sorbic.
Nếu da phản ứng mạnh với axit sorbic thì có thể xử lý bằng cách rửa sạch vùng da tiếp xúc bằng nước và sau đó thoa thuốc trị ngứa. Nếu axit sorbic gây ra các vấn đề ở bên trong cơ thể thì thường chỉ cần uống nhiều nước là các triệu chứng sẽ tự hết dần.
Axit sorbic có thể gây phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng ở dạng nguyên chất, không pha loãng nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra. Trong những trường hợp tiếp xúc da thì cách xử lý là rửa sạch da và giặt quần áo. Nếu hít phải thì cần di chuyển nạn nhân đến nơi có không khí trong lành. Nếu có dấu hiệu sốc phản vệ thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các triệu chứng như da xanh xao, phát ban, buồn nôn và nôn, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, choáng, ngất. Nếu không can thiệp kịp thời, sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong.
Tóm tắt bài viết
Axit sorbic được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo quản, vận chuyển thực phẩm đường dài. Mặc dù axit sorbic có thể gây dị ứng nhưng rất hiếm gặp và các triệu chứng cũng chỉ rất nhẹ. Tuy nhiên, tiếp xúc với axit sorbic không pha loãng có thể gây hại đến sức khỏe.
Canxi hydroxit có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả sản xuất thực phẩm. Chất này thường được sử dụng trong quá trình sản xuất rau củ muối chua đóng hộp, mục đích là để làm cho sản phẩm giòn hơn.
Axit béo omega-3 là một loại chất béo tốt có nhiều lợi ích cho não bộ, tim mạch và nhiều cơ quan, chức năng khác trong cơ thể. Nhiều tổ chức y tế lớn khuyến nghị mỗi người cần bổ sung tối thiểu 250 – 500mg omega-3 mỗi ngày.
Nồng độ cholesterol trong máu cao là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhiều người cho rằng cần phải hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol vì những thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và dẫn đến bệnh tim mạch.
Việt quất chứa ít calo và vô cùng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn được coi là một loại “siêu thực phẩm” nhờ chứa một lượng lớn vitamin, hợp chất thực vật có lợi và chất chống oxy hóa.
Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là một cách đơn giản và hiệu quả để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Nếu như ít khi ra nắng thì sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D và cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm.