1

Ăn tỏi có những tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Tỏi có nhiều lợi ích như giảm mỡ máu và huyết áp. Thường xuyên ăn tỏi còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – một bệnh lý rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Ăn tỏi có những tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường? Ăn tỏi có những tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng không hiệu quả lượng insulin được tạo ra. Điều này làm tăng lượng đường trong máu. Một điều rất quan trọng khi mắc bệnh tiểu đường là phải điều chỉnh chế độ ăn uống để giữ lượng đường trong máu luôn ổn định.

Một cách để đạt được điều này là chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết (glycemic index - GI). GI cho biết tốc độ mà một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Việc biết được GI của các loại thực phẩm giúp người bệnh tiểu đường lên thực đơn bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý và tránh ăn cùng lúc quá nhiều carbohydrate. GI từ 1 đến 55 được coi là thấp, 56 – 69 được coi là trung bình và trên 70 là cao.

Nhiều loại thực phẩm tự nhiên, chẳng hạn như tỏi, mặc dù hàm lượng carbohydrate không cao nhưng lại có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Lợi ích của tỏi đối với người bị tiểu đường

Mặc dù đối với nhiều người, tỏi có mùi không được dễ chịu nhưng đây là một loại thực phẩm an toàn và thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.

Tỏi có nhiều lợi ích như giảm mỡ máu và huyết áp. Thường xuyên ăn tỏi còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – một bệnh lý rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy ăn tỏi sống có thể giúp giảm lượng đường trong máu cũng như nguy cơ xơ vữa động mạch. (1) Đây là một lợi ích rất lớn vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phản ứng viêm liên quan đến xơ vữa động mạch.

Mặc dù điều này hiện vẫn đang được nghiên cứu thêm nhưng một tổng quan nghiên cứu vào năm 2014 cũng ủng hộ ý kiến cho rằng ăn tỏi thường xuyên có thể giúp giảm mức đường huyết.

Tỏi còn chứa nhiều vitamin B6 và vitamin C. Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate trong khi vitamin C góp phần duy trì ổn định lượng đường trong máu.

Nói chung, tỏi đã được chứng minh là mang lại các lợi ích như: (2)

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol, triglyceride và lipid trong máu
  • Giảm huyết áp
  • Chống ung thư
  • Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
  • Có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh

Tác hại của tỏi

Tỏi có mùi rất nồng và vị cay khi ăn sống. Mặc dù an toàn nhưng ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Ợ nóng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy

Ăn tỏi sống còn khiến hơi thở có mùi khó chịu và nhiều vấn đề khác.

Những người đang dùng thuốc chống đông máu cần hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn tỏi vì tỏi có thể làm tăng tác dụng của những loại thuốc này.

Cách thêm tỏi vào chế độ ăn uống

Nếu không ngại mùi vị cay nồng của tỏi sống thì hãy thêm vài lát tỏi vào các món ăn hàng ngày. Việc nấu chín sẽ làm giảm hoặc mất đi các lợi ích vốn có của tỏi.

Nếu không ăn được tỏi sống thì bạn có thể thử ăn lá tỏi hoặc ngồng tỏi (mầm hoa của cây tỏi). Cả hai đều có mùi vị nhẹ hơn so với củ tỏi.

Sau khi băm nhỏ, hãy để tỏi “nghỉ” ít nhất 5 phút để allicin - một trong những thành phần chính của tỏi - đạt đến nồng độ cao nhất. Điều này sẽ giúp có được lợi ích tối đa từ tỏi.

Thực phẩm chức năng tỏi có tác dụng tương tự không?

Nếu như không ăn được tỏi thì bạn có thể thử dùng thực phẩm chức năng. Nên chọn những sản phẩm chứa chiết xuất tỏi lâu năm hoặc có chứa allicin.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi mua và sử dụng thực phẩm chức năng:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, đặc biệt là khi đang dùng thuốc. Thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc.
  • Mua thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
  • Chọn sản phẩm không qua xử lý nhiệt. Quá trình xử lý nhiệt có thể phá hủy các hợp chất có lợi trong tỏi,.
  • Không nên mua các sản phẩm hoàn toàn không có mùi. Những sản phẩm này có khả năng đã bị loại bỏ các hợp chất lưu huỳnh – thành phần mang lại mùi đặc trưng và nhiều lợi ích của củ tỏi.

Tóm tắt bài viết

Ăn tỏi có một số lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường như hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu và giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Để có kết quả tốt nhất, hãy ăn tỏi một cách thường xuyên nhưng mỗi bữa không nên ăn quá nhiều. Nấu chín sẽ làm giảm đi tác dụng của tỏi nên nếu có thể thì hãy ăn tỏi sống. Dùng thực phẩm chức năng cũng là một cách để có được các lợi ích của tỏi nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tác dụng
Tin liên quan
Những chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường type 2
Những chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường type 2

Đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 2, chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ đường huyết ổn định trong phạm vi khuyến nghị sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây