1

Top 10 Nguyên Nhân Gây Chóng Mặt Trước Kỳ Kinh

Nguyên nhân gây chóng mặt trước kỳ kinh là gì? Hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Chóng mặt Top 10 Nguyên Nhân Gây Chóng Mặt Trước Kỳ Kinh

Nội dung chính của bài viết:

  • Cảm giác chóng mặt trước kỳ kinh nguyệt không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng này, hầu hết trong số đó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố (hormone) trong cơ thể.
  • Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đó là: hội chứng tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh, thiếu máu, huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp, chứng đau nửa đầu, do tác dụng phụ của thuốc hay các vấn đề sức khỏe khác.
  • Chóng mặt khi đến kỳ kinh nguyệt có thể là một dấu hiệu mang thai. Bạn có thể thử thai vào ngày đầu tiên của kỳ kinh bị lỡ để kiểm tra xem có đúng là mang thai hay không.
  • Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và làm tăng nguy cơ bị chóng mặt khi đến kỳ kinh nguyệt, như: căng thẳng kéo dài, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, yếu tố môi trường ô nhiễm. 
  • Một số thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp khắc phục nhiều triệu chứng của những vấn đề này.
  • Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nếu tình trạng chóng mặt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị chuẩn xác.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chóng mặt không liên quan đến kinh nguyệt. Các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thiếu máu, huyết áp thấp và thậm chí là mang thai cũng có thể gây ra triệu chứng này. Dưới đây là một số các nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt trước và trong khi đến kỳ cũng như là các phương pháp điều trị, phòng ngừa và dấu hiệu cần đi khám bác sĩ.

Đó có phải dấu hiệu mang thai không?

Chóng mặt khi đến kỳ kinh nguyệt có thể là một dấu hiệu mang thai. Trong những trường hợp này thì nguyên nhân gây nên hiện tượng chóng mặt là do những thay đổi trong hệ thống mạch và làm giảm sự lưu thông máu. Lưu lượng máu giảm sẽ dẫn đến tụt huyết áp và điều này sẽ gây nên triệu chứng chóng mặt và xây xẩm.

Chóng mặt trước kỳ kinh
Chóng mặt trước kỳ kinh

Chóng mặt do mang thai thường đi kèm với các dấu hiệu khác, chẳng hạn như buồn nôn, mệt mỏi và nôn ói. Nếu bạn không gặp phải các dấu hiệu khác thì rất có thể chóng mặt chỉ là do sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trước khi có kinh nguyệt.

Bạn có thể thử thai vào ngày đầu tiên của kỳ kinh bị lỡ để kiểm tra xem có đúng là mang thai hay không.

Các nguyên nhân gây chóng mặt trước kỳ kinh

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome) là một nhóm những triệu chứng phổ biến xảy ra khoảng từ 5 ngày đến một tuần trước khi có kinh nguyệt. Mỗi phụ nữ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác nhau và nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố.

Hiện tượng chóng mặt do sự thay đổi nồng độ estrogen là một triệu chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến.

2. Rối loạn tiền kinh nguyệt

Rối loạn tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder) là dạng nghiêm trọng hơn nhiều của hội chứng tiền kinh nguyệt. Những người bị rối loạn tiền kinh nguyệt phải trải qua các triệu chứng gây gián đoạn cuộc sống thường ngày và cần đến các phương pháp điều trị tâm lý hoặc thể chất.

Những thay đổi trong mạch máu diễn ra trước khi có kinh có thể dẫn đến triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và tình trạng này sẽ càng trở nên nặng hơn khi bị rối loạn tiền kinh nguyệt.

3. Đau bụng kinh

Một khảo sát đã được tiến hành ở hơn 250 sinh viên đại học nhằm xác định các triệu chứng phổ biến nhất thường xảy ra trong thời gian có kinh nguyệt. Kết quả cho thấy đau bụng kinh là vấn đề phổ biến nhất và chóng mặt là triệu chứng phổ biến thứ hai với tỷ lệ là 48%.

4. Mang thai

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao đáng kể. Sự thay đổi trong nồng độ hormone này làm cho các mạch máu giãn ra và dẫn đến tụt huyết áp. Tình trạng này gây chóng mặt, hoa mắt và các triệu chứng do huyết áp thấp khác. Lúc này nhiều phụ nữ vẫn chưa biết mình đã mang thai nên cho rằng đây là những biểu hiện sắp có kinh nguyệt.

5. Thiếu máu

Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường là do mất máu vào kỳ kinh nguyệt. Ở những người bị dạng thiếu máu này, mức sắt thấp dẫn đến giảm sản sinh hồng cầu và giảm lượng oxy được vận chuyển theo máu.

Nếu hàng tháng bạn bị kinh nguyệt ra nhiều thì nguyên nhân của tình trạng chóng mặt khả năng cao là thiếu máu do thiếu sắt.

6. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là một nguyên nhân phổ biến gây nên cảm giác chóng mặt và người chòng chành. Nhiều hormone sinh dục trong cơ thể còn có tác dụng điều hòa mức huyết áp.

Trong khi hormone testosterone làm tăng huyết áp thì hormone estrogen lại làm giảm huyết áp. Do đó, nồng độ estrogen cao hơn bình thường trong khoảng một tuần trước khi đến kỳ là nguyên nhân gây tụt huyết áp và dẫn đến hiện tượng chóng mặt.

Nguyên nhân gây chóng mặt trước kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân gây chóng mặt trước kỳ kinh nguyệt

7. Lượng đường trong máu thấp

Estrogen không chỉ ảnh hưởng đến mức huyết áp mà còn đến cả lượng đường trong máu (đường huyết). Lượng đường trong máu thấp dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả chóng mặt.

Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm lượng đường trong máu vào thời kỳ mãn kinh thường là do sự thay đổi nồng độ estrogen tương tự như trong kỳ kinh nguyệt.

8. Chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt

Đau nửa đầu là một vấn đề về thần kinh với đặc trưng là các cơn đau đầu dữ dội và các triệu chứng khác, chẳng hạn như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa. Có nhiều tác nhân gây đau nửa đầu khác nhau, bao gồm cả những thay đổi nội tiết tố.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt. Chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra vì nhiều lý do, gồm có sự gia tăng prostaglandin và mất cân bằng serotonin.

9. Thuốc

Chóng mặt cũng có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc. Theo nghiên cứu, khoảng 20 đến 30% số trường hợp bị chóng mặt là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc gây chóng mặt gồm có kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm,... Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này thì sẽ dễ bị chóng mặt khi có kinh nguyệt hơn.

10. Các vấn đề sức khỏe khác

Một số vấn đề sức khỏe khác không liên quan đến kinh nguyệt cũng có thể gây chóng mặt. Những vấn đề này gồm có:

  • Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (benign paroxysmal positional vertigo)
  • Bệnh Meniere
  • Đau nửa đầu mạn tính
  • Các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm mê đạo tai (labyrinthitis)

Khi những vấn đề này bùng phát trước kỳ kinh thì có thể bị nhầm là triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và làm tăng nguy cơ bị chóng mặt khi đến kỳ kinh nguyệt. Các yếu tố này gồm có:

  • Tình trạng căng thẳng kéo dài
  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Đang dùng một số loại thuốc
  • Yếu tố môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm, khói bụi

Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể gây ra sự mất cân bằng trong nồng độ hormone, điều này cũng dẫn đến triệu chứng chóng mặt.

Nguy cơ chóng mặt trước kỳ kinh
Nguy cơ chóng mặt trước kỳ kinh

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác có thể đi kèm hiện tượng chóng mặt khi có kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Đối với hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh thì những triệu chứng này thường gồm có thay đổi tâm trạng, mất ngủ, đầy hơi, chướng bụng, mỏi lưng hay các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…. Ở những phụ nữ đang mang thai thì các dấu hiệu sớm của thai kỳ có thể xảy ra kèm với chóng mặt gồm có đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi và ốm nghén.

Lượng đường trong máu thấp và huyết áp thấp thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đổ mồ hôi, ớn lạnh, run rẩy và thậm chí ngất xỉu. Những triệu chứng này rất nguy hiểm và cần có biện pháp can thiệp ngay lập tức.

Các cơn đau nửa đầu cũng có các triệu chứng về thần kinh tương tự. Tuy nhiên, những triệu chứng đau nửa đầu thường tự hết khi cơn đau qua đi.

Phương pháp điều trị

Nếu nguyên nhân gây chóng mặt khi đến ngày đèn đỏ là do thay đổi nội tiết tố thì có thể cải thiện các triệu chứng gặp phải bằng một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục
  • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng

Đối với các nguyên nhân khác gây chóng mặt thì có thể khắc phục bằng những bện pháp dưới đây:

  • Thiếu máu thiếu sắt: Tình trạng này được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi chẩn đoán vấn đề, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ sung sắt và tư vấn chế độ ăn uống để tăng lượng sắt trong cơ thể.
  • Huyết áp thấp: Nếu bị huyết áp thấp khi có kinh nguyệt thì bạn có thể áp dụng những biện pháp như uống đủ nước, đứng lên từ từ, tránh thay đổi tư thế đột ngột và lưu ý bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.
  • Lượng đường trong máu thấp: Lượng đường trong máu thấp khi đến tháng rất có thể là một triệu chứng tạm thời của sự thay đổi nội tiết tố. Để cải thiện thì nên ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày, luôn có đồ ăn nhẹ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Đau nửa đầu: Các thay đổi về lối sống để tránh các tác nhân gây đau nửa đầu là bước rất quan trọng đối với người bệnh. Nếu đã thử nhưng tình trạng đau đầu không có cải thiện thì nên đi khám để bác sĩ kê thuốc điều trị.

Đối với những trường hợp mà chóng mặt là do các vấn đề về sức khỏe khác hay tác dụng phụ của thuốc thì nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, điều trị và điều chỉnh đơn thuốc nếu cần thiết.

Khi nào cần đi khám?

Mặc dù chóng mặt khi đến kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng bình thường của hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng cần lưu ý đến các triệu chứng đi kèm khác. Nếu hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiền kinh nguyệt hoặc đau bụng kinh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân tiềm và bác sĩ kê thuốc để điều trị.

>>> Xem thêm bài viết: Những Điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt

Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những nguyên nhân nào gây chậm kinh?
Những nguyên nhân nào gây chậm kinh?

Chậm kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những thay đổi trong lối sống, trạng thái tâm lý cho đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt kéo dài?
Nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt kéo dài?

Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bình thường và cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn cần điều trị.

Nguyên nhân nào gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt?
Nguyên nhân nào gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt?

Có nhiều nguyên nhân gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Một số trong đó là những nguyên nhân vô hại nhưng cũng có những nguyên nhân cần can thiệp điều trị kịp thời.

Nguyên Nhân Nào Khiến Kinh Nguyệt Bắt Đầu Sớm?
Nguyên Nhân Nào Khiến Kinh Nguyệt Bắt Đầu Sớm?

Nguyên nhân kinh nguyệt đến sớm từ đâu? Thi thoảng kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường không phải điều gì đáng lo ngại. Bạn đừng quá lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Nguyên nhân gây đau đầu khi có kinh nguyệt
Nguyên nhân gây đau đầu khi có kinh nguyệt

Nồng độ hormone hay nội tiết tố dao động trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra nhiều thay đổi ở cơ thể. Ngoài những biểu hiện như đau bụng hay đau mỏi thắt lưng, nhiều phụ nữ còn gặp phải các cơn đau đầu trong những ngày đèn đỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây