1

Sảy thai và những kiến thức cần biết

Sảy thai là gì? Nhận biết dấu hiệu sảy thai là gì? Nguyên nhân gây sảy thai? Cách xử lý nếu nghi ngờ sảy thai? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Sảy thai và những kiến thức cần biết Sảy thai và những kiến thức cần biết

Sảy thai là gì?

Sẩy thai là sự mất con trong vòng 20 tuần đầu thai kỳ. Khoảng 10 đến 20% số phụ nữ mang thai có thai kỳ được chẩn đoán là sẽ kết thúc bằng sẩy thai, và hơn 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trước 12 tuần.

Điều này không bao gồm các trường hợp, trong đó bạn bị mất một quả trứng đã được thụ tinh trước khi thai kỳ chính thức được tạo nên. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng từ 30 đến 50% trứng thụ tinh bị mất trước hoặc trong quá trình cấy ghép - thường là sớm đến nỗi một phụ nữ tiếp tục có chu kỳ vào đúng khoảng thời gian dự kiến trong tháng kế tiếp.

Nhận biết dấu hiệu sảy thai

Nếu bạn có những dấu hiệu sẩy thai dưới đây, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có thể xác định xem có vấn đề gì cần phải được giải quyết ngay lập tức hay không:

  • Chảy máu hoặc đốm. Đốm âm đạo hoặc chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có tới 1 trong 4 phụ nữ có thai bị chảy máu hoặc phát hiện ra nhiều vết máu trong quần lót hoặc khăn vệ sinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ và phần lớn những trường hợp mang thai không kết thúc sẩy thai.
  • Đau bụng. Đau bụng thường bắt đầu sau khi bạn bị chảy máu lần đầu, có thể có cảm giác cứng hoặc đau dai dẳng, đau nhẹ hoặc dữ dội hoặc có thể cảm thấy giống như đau lưng dưới hoặc áp lực khung chậu.

Nếu bị cả chảy máu và đau, cơ hội tiếp tục mang thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều. Điều rất quan trọng cần lưu ý là chảy máu âm đạo, tiết dịch đốm máu, hoặc đau ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng có thể báo hiệu tình trạng thai ngoài tử cung hoặc mang thai giả.

Ngoài ra, nếu máu của bạn là Rh âm tính, bạn có thể cần tiêm globulin miễn dịch Rh trong vòng hai hoặc ba ngày sau lần đầu tiên phát hiện chảy máu, trừ khi cha của đứa trẻ cũng có Rh âm tính.

Một số trường hợp xảy thai ban đầu được bác sĩ nghi ngờ trong lần thăm khám tiền sản định kì, khi họ không thể nghe được nhịp tim của em bé hoặc thấy tử cung của bạn không phát triển như mong muốn. (Thường thì phôi hoặc bào thai ngừng phát triển vài tuần trước khi bạn có các triệu chứng như chảy máu hoặc co thắt). Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đã sẩy thai, cô ấy sẽ siêu âm xem chuyện gì đang xảy ra trong tử cung của bạn, đồng thời cũng có thể làm xét nghiệm máu.

Nguyên nhân gây sảy thai

Khoảng 50 đến 70% trường hợp sẩy thai trong 3 tháng đầu được coi là các sự kiện ngẫu nhiên gây ra bởi bất thường nhiễm sắc thể trong trứng được thụ tinh. Thông thường nhất, điều này có nghĩa là trứng hoặc tinh trùng có số nhiễm sắc thể sai, và kết quả là trứng thụ tinh không thể phát triển bình thường.

Đôi khi sẩy thai là do những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển ban đầu. Điều này sẽ bao gồm một quả trứng không được cấy phù hợp trong tử cung hoặc phôi có các khiếm khuyết về cấu trúc ngăn không cho nó phát triển.

Vì hầu hết các bác sĩ sẽ không tiến hành kiểm tra tổng quát cho một phụ nữ khoẻ mạnh sau khi bị sẩy thai, nên thường thì không thể nói lý do tại sao lại sẩy thai. Và ngay cả khi đánh giá chi tiết được thực hiện - ví dụ như sau khi bạn đã có hai hoặc ba lần sảy thai liên tiếp - nguyên nhân vẫn chưa được biết đến trong suốt một nửa thời gian.

Khi trứng được thụ tinh có các vấn đề về nhiễm sắc thể, bạn có thể gặp tình trạng đôi khi được gọi là trứng rỗng (bây giờ thường được gọi trong y khoa là sẩy thai sớm). Trong trường hợp này, trứng đã thụ tinh cấy vào tử cung, sau đó nhau và túi thai bắt đầu phát triển, nhưng phôi hoặc là hoặc ngừng phát triển rất sớm hoặc là không hình thành.

Vì nhau thai bắt đầu tiết ra hormone nên bạn sẽ có một xét nghiệm cho kết quả dương tính và có thể có các triệu chứng mang thai sớm, nhưng kết quả siêu âm sẽ cho thấy một túi thai rỗng. Trong các trường hợp khác, phôi phát triển trong một thời gian ngắn nhưng có những bất thường khiến không thể tồn tại, và ngừng phát triển trước khi tim bắt đầu đập.

Nếu con bạn có nhịp tim bình thường - thường là lần đầu tiên nghe thấy qua siêu âm vào khoảng 6 tuần - và bạn không có các triệu chứng như chảy máu hoặc co thắt, thì tỷ lệ sẩy thai giảm đáng kể và tiếp tục giảm sau mỗi tuần.

Nguy cơ gây sẩy thai

Mặc dù bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể sảy thai, nhưng một số có nhiều khả năng sẩy thai hơn những người khác. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ:

  • Độ tuổi: Phụ nữ lớn tuổi có xu hướng sinh con với t bất thường về nhiễm sắc thể và kết quả dẫn đến sẩy thai. Trên thực tế, những người 40 tuổi có khả năng bị sảy thai gấp đôi so với những người 20 tuổi. Nguy cơ sẩy thai của bạn cũng tăng lên với mỗi lần sinh con.
  • Có lịch sử sảy thai: Phụ nữ đã có từ hai lần sảy thai trở lên sẽ có nguy cơ bị sảy nhiều hơn những phụ nữ khác
  • Mắc bệnh mãn tính hoặc rối loạn: kiểm soát kém bệnh tiểu đường và rối loạn đông máu di truyền, rối loạn tự miễn dịch (như hội chứng kháng phospholipid hoặc lupus), và các rối loạn nội tiết tố (như hội chứng buồng trứng đa nang) là một số những vấn đề có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung: Có một số bất thường về tử cung bẩm sinh, viêm kết mạc tử cung nặng (có mô sẹo) hoặc cổ tử cung ngắn bất thường hoặc yếu (được biết là thiếu máu cổ tử cung) dẫn đến sảy thai. Mối liên quan giữa u xơ tử cung (sự phát triển bình thường, lành tính) và sẩy thai là vấn đề hiện vẫn còn gây tranh cãi, nhưng hầu hết các khối u đều không gây ra bất cứ vấn đề gì.
  • Lịch sử bị dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về di truyền: Nếu bạn, bạn tình hoặc thành viên trong gia đình có bất thường di truyền, có một bào thai được xác định bị dị tật trong lần mang thai trước hoặc có một đứa trẻ được sinh ra với dị tật bẩm sinh thì sẽ có nguy cơ sẩy thai cao hơn.
  • Nhiễm trùng: Nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai cao hơn nếu bạn bị nhiễm listeria, quai bị, sởi, cytomegalovirus, parvovirus, lậu, HIV và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy: Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy như cocaine và MDMA trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa mức độ tiêu thụ caffein cao và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy điều quan trọng là hỏi bác sĩ về sự an toàn của bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, ngay cả khi bạn đang cố gắng thụ thai, bao gồm các loại thuốc kê theo toa và thuốc mua không kê toa gồm cả các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và aspirin.
  • Chất độc môi trường: Các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ bao gồm chì; asen; một số hóa chất, như formaldehyde, benzen và oxit ethylene; và liều lượng lớn các chất phóng xạ hoặc khí gây mê.
  • Các yếu tố từ người cha: Có rất ít thông tin về tình trạng của bố góp phần làm nguy cơ sảy thai của một cặp vợ chồng, mặc dù thực tế thì rủi ro sẽ tăng theo độ tuổi của bố. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu mức độ mà chất độc môi trường có thể ảnh hưởng lên tinh trùng nhưng vẫn kiểm soát được để thụ tinh một quả trứng. Một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ sảy thai cao hơn khi người cha bị phơi nhiễm thủy ngân, chì, và một số hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu.
  • Béo phì: Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa chứng béo phì và sẩy thai.
  • Các thủ tục chẩn đoán: nguy cơ sẩy thai tăng lên sau khi lấy mẫu gai nhau và chọc ối, có thể được thực hiện để chẩn đoán xét nghiệm di truyền.
  • Nguy cơ sẩy thai cũng cao hơn nếu bạn có thai trong vòng ba tháng sau sinh.

Cách xử lý nếu nghi ngờ sảy thai

Gọi ngay cho bác sĩ hoặc bà mụ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu hoặc co thắt rút trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có chảy máu từ cổ tử cung hay không và kiểm tra tử cung của bạn. Cô ấy cũng có thể xét nghiệm máu để kiểm tra hormone thai kỳ hCG và lặp lại quy trình này trong hai đến ba ngày để xem mức độ đã tăng đến mức cần thiết chưa.

Nếu bạn đang bị chảy máu hoặc co thắt và bác sĩ thậm chí còn nghi ngờ rằng thai ngoài tử cung, họ sẽ tiến hành siêu âm ngay. Nếu không có dấu hiệu gì nhưng bạn vẫn tiếp tục chảy máu thì vào khoảng tuần thứ 7 bạn sẽ tiếp tục được siêu âm.

Tại thời điểm này, nếu bác sĩ siêu âm nhìn thấy phôi với nhịp tim bình thường, nghĩa là bạn có bào thai khỏe mạnh và nguy cơ sẩy thai thấp hơn nhiều, nhưng bạn sẽ cần siêu âm lại nếu tiếp tục chảy máu. Nếu máy chụp cắt lớp xác định phôi có kích thước hợp lý nhưng không có nhịp tim, có nghĩa là phôi đã không tồn tại.

Nếu túi hoặc phôi nhỏ hơn dự kiến, việc không có nhịp tim có thể chỉ đơn giản nghĩa là chưa xác định được ngày dự sinh của bạn và bạn thụ thai chưa lâu như bạn nghĩ. Tùy thuộc vào tình trạng, bạn có thể cần siêu âm lặp lại trong vòng một đến hai tuần và thực hiện một số xét nghiệm máu trước khi bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai và siêu âm cho thấy cổ tử cung đang ngắn hơn hoặc mở ra, bác sĩ có thể quyết định thực hiện một quy trình gọi là khâu vòng eo tử cung, trong đó họ sẽ khâu đỡ cổ tử cung để ngăn ngừa sẩy thai hoặc sinh sớm. (Quy trình này được thực hiện nếu siêu âm thấy em bé hoàn toàn bình thường và bạn không có dấu hiệu nhiễm trùng tử cung) Khâu vòng eo tử cung không phải là không có rủi ro, và không phải tất cả mọi người đồng ý bạn phù hợp với nó.

Nếu bạn đang có dấu hiệu sẩy thai, bác sĩ có thể yêu cầu chỉ nghỉ ngơi trên giường (bedrest)v ới hy vọng giảm khả năng bị sảy thai - nhưng không có bằng chứng nào cho thấy rằng bedrest sẽ giúp ích. Cô ấy cũng có thể gợi ý bạn không nên quan hệ tình dục trong khi bị chảy máu hoặc co thắt. Quan hệ không gây sẩy thai, nhưng tốt hơn là bạn nên kiêng cữ nếu có những triệu chứng này.

Bạn có thể bị chảy máu nhẹ và co thắt trong vài tuần, có thể đóng băng vệ sinh nhưng tuyệt đối không nên dùng tampon trong thời gian này và dùng acetaminophen để giảm đau. Nếu bị sảy thai, tình trạng chảy máu và co thắt có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong một thời gian ngắn trước khi bạn đẩy hết các “sản phẩm của quá trình thụ thai” ra – tức là nhau thai, phôi, hoặc mô thai nhi, những thứ này trông có vẻ xám xịt và có thể bao gồm các cục máu đông.

Nếu có thể hãy đựng những mô này vào thùng chứa sạch. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra chúng hoặc gửi đến phòng thí nghiệm để tìm hiểu lý do bạn bị xảy thai. Dù thế nào, bác sĩ cũng muốn gặp lại bạn vào thời điểm này, vì vậy hãy gọi cho cô ấy để nói những gì đã xảy ra.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị sẩy thai mà thai chưa bị đẩy ra?

Có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này, và bạn nên thảo luận về những ưu và nhược điểm của mỗi cách với bác sĩ. Nếu không có mối đe doạ gì đến sức khoẻ, bạn có thể chờ và để mô tự đẩy ra. (Hơn một nửa số phụ nữ sẩy thai tự phát trong vòng một tuần sau khi phát hiện ra rằng việc mang thai không còn khả thi nữa). Hoặc bạn có thể quyết định đợi một khoảng thời gian nhất định để xem những gì xảy ra trước khi làm thủ thuật lấy mô.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc để tăng tốc quá trình, mặc dù có thể có những phản ứng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nếu bạn chọn chờ đợi hoặc dùng thuốc để cố gắng tăng tốc quá trình, có thể cuối cùng bạn sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ mô.

Mặt khác nếu thấy quá khó về mặt tinh thần hoặc đau đớn về mặt thể chất khi phải chờ đợi các mô tự đẩy ra thì có thể quyết định lấy bỏ nó ra. Việc này được thực hiện bằng cách nạo hút, hoặc nong và nạo hút (D & C). Bạn chắc chắn cần lấy mô ra ngay lập tức nếu có bất cứ vấn đề gì nguy hiểm khi chờ đợi, như chảy máu nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Và bác sĩ có thể đề nghị quy trình nạo hút nếu đây là lần sẩy thai thứ hai hoặc thứ ba liên tiếp của bạn, do đó mô có thể được kiểm tra xem có phải nguyên nhân là do di truyền hay không.

Nạo hút thai truyền thống (D&C)

Quy trình này thường không yêu cầu ở lại qua đêm trừ khi bạn có các biến chứng. Cũng như bất kỳ quá trình phẫu thuật nào, bạn sẽ cần nhịn đói để dạ dày trống - không có thức ăn hoặc thức uống từ đêm hôm trước.

Hầu hết bác sĩ sản khoa thích thực hiện nạo hút (hút chân không) bởi vì nó được cho là nhanh hơn và an toàn hơn so với D & C truyền thống, mặc dù một số sẽ sử dụng kết hợp cả hai. Đối với bất kỳ thủ thuật nào, bác sĩ sẽ đưa một phễu soi mỏ vị vào âm đạo của bạn, làm sạch cổ tử cung và âm đạo bằng dung dịch sát trùng, và mở rộng cổ tử cung bằng các thanh kim loại hẹp (trừ khi cổ tử cung của bạn đã giãn ra sau khi đã đẩy một số mô ra). Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được cho dùng thuốc an thần qua tiêm tĩnh mạch và gây tê cục bộ tại cổ tử cung.

Đối với nạo hút, bác sĩ sẽ truyền một ống nhựa rỗng qua cổ tử cung và hút các mô từ tử cung ra. Đối với D & C truyền thống, cô ấy sẽ sử dụng dụng cụ hình phễu được gọi là thìa nạo để nhẹ nhàng cạo mô từ các thành tử cung của bạn. Toàn bộ quá trình có thể mất khoảng 15 đến 20 phút, mặc dù việc lấy mô ra chỉ chưa đến 10 phút.

Cuối cùng, nếu máu của bạn là Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh, trừ khi cha của đứa trẻ cũng có Rh âm tính.

Điều gì xảy ra sau sảy thai

Cho dù bạn tự đẩy mô ra hay can thiệp để loại bỏ nó đi, bạn sẽ bị co thắt như trong thời kỳ hành kinh sau đó một ngày hoặc lâu hơn và chảy máu nhẹ trong một hay hai tuần. Dùng băng vệ sinh miếng thay vì tampon và dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau co thắt. Tránh quan hệ tình dục, bơi lội, tắm vòi hoa sen, và đặt thuốc đường thuốc âm đạo trong ít nhất một vài tuần và cho đến khi hết ra máu.

Nếu bạn bắt đầu ra nhiều (thấm hết một miếng vệ sinh trong một giờ), hoặc có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào (như sốt, đau nhức, hoặc mùi hôi âm đạo) hoặc cảm thấy đau dữ dội, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đi đến cấp cứu phòng. Nếu máu ra nhiều và bạn bắt đầu cảm thấy mệt, chóng mặt, hoặc hoa mắt, thậm chí có thể bị sốc. Trong trường hợp này, hãy gọi ngay cấp cứu - đừng chờ đợi nghe lời khuyên từ bác sĩ, và đừng tự lái xe đến phòng cấp cứu

Nguy cơ sảy thai lần khác.

Có thể dễ dàng hiểu được nỗi lo lắng về nguy cơ bị sẩy thai lần nữa nhưng các chuyên gia về khả năng sinh sản không coi việc xảy thai sớm là một dấu hiệu cho thấy có bất cứ điều gì đó không ổn đối với bạn hoặc bạn đời. Một số bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu đặc biệt và xét nghiệm di truyền để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra sau 2 lần sảy thai liên tiếp, đặc biệt nếu bạn 35 tuổi trở lên hoặc bạn có một số bệnh trạng nhất định. Những bác sĩ khác có thể sẽ đợi cho đến khi bạn đã bị 3 lần sảy thai liên tiếp. Trong những trường hợp nhất định, chẳng hạn như nếu bạn bị sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc sinh non trong ở đầu tam cá nguyệt thứ 3 thì bạn có thể được chuyển đến một chuyên gia chuyên về mang thai nguy cơ cao sau 1 tuần bị sảy thai để bạn có thể được theo dõi cẩn thận.

Thụ thai lại sau khi bị sảy thai

Bạn có thể sẽ cần đợi một khoảng thời gian. Cho dù bạn sảy thai tự nhiên, hay dùng thuốc hoặc có thực hiện quy trình loại bỏ mô thì bạn cũng sẽ có chu kỳ hành kinh lại sau 4 đến 6 tuần. một số bác sĩ nói bạn có thể thụ thại lại ngay sau khi có chu kỳ, nhưng những người khác thì lại khuyên nên đợi cho đến khi hết một chu kỳ kinh khác nữa để bạn có thêm thời gian hồi phục về cả mặt thể chất và tinh thần. (Bạn sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian này, bởi vì bạn có thể rụng trứng sớm nhất là hai tuần sau khi sẩy thai.)

Cách vượt qua nỗi mất mát sảy thai

Mặc dù bạn có thể đã sẵn sàng mang thai lần nữa, những vẫn không cảm thấy sẵn sàng về mặt cảm xúc. Một số phụ nữ vượt qua bằng cách chuyển sự chú ý của họ sang việc cố gắng mang thai mới càng sớm càng tốt. Những người khác thấy cần hàng tháng hoặc lâu hơn mới sẵn sàng thụ thai lại. Dành thời gian đề chăm sóc cảm xúc của mình và làm những gì cảm thấy thoải mái cho cả bản thân và bạn tình. Để biết thêm thông tin, hãy xem các bài viết về cách vượt qua nỗi mất mát sẩy thai.

Bạn có thể tìm trợ giúp từ một nhóm hỗ trợ (bác sĩ có thể giới thiệu bạn với một người ) hoặc trong các cuộc thảo luận, chia sẻ về tình trạng sẩy thai.

Nếu bạn cảm thấy suốt ngày bị dằn vặt bởi nỗi buồn, hãy gọi cho bác sĩ, cô ấy có thể giúp bạn liên lạc với một trà trị liệu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: say thai
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Sinh non - Những kiến thức cần thiết!
Sinh non - Những kiến thức cần thiết!

Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.

Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!

Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?

Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai
Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai

Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không? Mang thai có nên tháo bỏ khuyên rốn? Xăm hình trong quá trình mang thai thì thế nào? Cách chăm sóc hình xăm khi mang thai sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi xung quanh nghệ thuật hình thể được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Kết thúc cuộc chiến với những việc vặt trong nhà trong suốt thai kỳ
Kết thúc cuộc chiến với những việc vặt trong nhà trong suốt thai kỳ

Ai sẽ làm gì? Và ai sẽ làm nhiều hơn? Đây là một chủ đề tranh luận lớn cho nhiều cặp vợ chồng. Và trong thời kỳ mang thai những lập luận này lại càng trở nên nóng hơn bởi vì có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho con của bạn

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  896 lượt xem

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1178 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm sao biết được thai nhi vẫn ổn?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  675 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi mang thai lần đầu nên chưa có kinh nghiệm gì. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm sao để bà bầu biết được đứa con trong bụng mình vẫn ổn được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ăn thực phẩm cay khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi rất thích ăn cay. Việc ăn thực phẩm cay khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Đi khám thai do đau bụng, thai 32 tuần, không biết có phải viêm phụ khoa không?
Đi khám thai do đau bụng, thai 32 tuần, không biết có phải viêm phụ khoa không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1842 lượt xem

Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây