Tìm hiểu các bước của quá trình niềng răng
1. Tư vấn
Đầu tiên, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn cụ thể. Tại buổi hẹn này, bác sĩ sẽ xác định những vấn đề cần được khắc phục, ví dụ như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, lệch hàm, răng thưa hoặc mọc chen chúc. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn kĩ về các lựa chọn cụ thể.
2. Chụp X-quang và chụp ảnh
Đây là bước cũng được thực hiện trong buổi tư vấn. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang đồng thời chụp ảnh hàm răng/khớp cắn từ nhiều góc độ khác nhau, cả từ phía trước và chụp phía bên để đánh giá vấn đề cụ thể và đề xuất kế hoạch điều trị. Nếu bác sĩ nhận định có răng mọc ngầm thì có thể sẽ cần chụp X-quang 3D kỹ thuật số. Không giống như các thiết bị X-quang truyền thống đòi hỏi phải xử lý phim, công nghệ X-quang kỹ thuật số giúp giảm sự tiếp xúc với bức xạ đến 90%, hơn nữa còn cho ra hình ảnh đặc biệt rõ ràng và chi tiết.
Từ đây, bác sĩ chỉnh nha có thể quyết định loại niềng nào là phù hợp nhất, các lựa chọn gồm có niềng răng kim loại mắc cài sứ, mắc cài trong suốt hoặc niềng không mắc cài Invisalign .
3. Lắp niềng
Hàm răng của mỗi một người đều khác nhau và do đó, niềng răng cũng vậy. Dựa trên ảnh chụp X-quang, một bộ niềng răng sẽ được thiết kế riêng cho phù hợp với từng người.
Nếu lựa chọn loại niềng truyền thống với mắc cài sứ hoặc mắc cài trong suốt thì mỗi răng sẽ được bôi một loại keo dán, sau đó, mắc cài và dây cung sẽ được gắn lên.
4. Giai đoạn nắn chỉnh răng
Bất kể loại niềng răng nào cũng đều hoạt động theo cùng một nguyên tắc, đó là tạo áp lực nhẹ lên răng để dịch chuyển chúng vào vị trí mong muốn. Khi răng bắt đầu dịch chuyển, bệnh nhân sẽ cần đến gặp bác sĩ chỉnh nha theo lịch định kỳ để chỉnh niềng (đối với niềng kim loại thông thường) hoặc thay khay niềng (đối với niềng Invisalign) để đảm bảo răng tiếp tục được dịch chuyển. Sau mỗi lần điều chỉnh hay thay khay niềng, răng sẽ hơi bị đau nhức trong một thời gian ngắn, đó là điều bình thường. Các buổi hẹn định kỳ này có thể được thực hiện vài tuần một lần hoặc thậm chí hàng tháng, tùy theo nhu cầu.
5. Hoàn thành và tháo niềng
Khi hoàn thành quá trình nắn thẳng răng, bạn sẽ được tháo niềng hoặc không còn cần phải đeo khay Invisalign nữa. Sau đó, bạn sẽ được nhận hàm duy trì - một khí cụ có thể tháo lắp hoặc gắn cố định vào mặt sau của răng nhằm mục đích giúp giữ răng ở vị trí mới. Với loại hàm tháo lắp thì người dùng sẽ cần đeo trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày mà thường là vào ban đêm trong khi ngủ.
Lúc này, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ 2 hoặc 3 lần trong năm đầu tiên sau khi tháo niềng để theo dõi.
Niềng răng tự buộc là một khí cụ chỉnh nha hiệu quả và thoải mái, mang lại cho người đeo rất nhiều lợi ích so với niềng răng kim loại truyền thống.
Khi niềng răng thì cuối cùng sẽ có một người quá trình nắn chỉnh răng hoàn thành và bạn có thể được tháo toàn bộ các mắc cài và dây cung khỏi răng. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi những gì sẽ diễn ra khi tháo niềng và nhiều tháng sau đó không?
Khi đã quyết định bắt đầu niềng răng, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc về những gì mà bạn sẽ trải qua trong các giai đoạn khác nhau của quá trình. Tất nhiên, mỗi trường hợp đều khác nhau nhưng dưới đây là những trải nghiệm chung của đa số những người đã từng niềng răng.
Niềng răng là một cách hiệu quả để có được hàm răng thẳng đều hoàn hảo, tuy nhiên, bạn đã biết sau khi niềng răng thì mình cần làm gì chưa?
Đeo thun kéo thường là một phần quan trọng của quá trình nắn chỉnh răng. Nếu như được chỉ định mà không đeo thun kéo theo đúng hướng dẫn thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn và khó mà đạt được kết quả tối ưu.
- 6 trả lời
- 1850 lượt xem
Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?
- 1 trả lời
- 1772 lượt xem
Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.
- 1 trả lời
- 819 lượt xem
Theo em biết thì có niềng răng mắc cài tự buộc của Damon gì đó. Nó có gì khác so với niềng răng mắc cài sứ? Em nên dùng mắc cài tự buộc hay mắc cài sứ nhỉ. Liệu dùng sứ có nhanh vỡ không, em đang phân vân 2 loại này.
- 1 trả lời
- 7629 lượt xem
Tôi đang niềng răng do bị khớp cắn hở và khớp cắn sâu. Bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng khoảng 1 năm và đến giờ là đã được 2 tháng rồi. Giờ tôi thấy là hàm dưới đã thẳng hơn nhưng lại xuất hiện khe hở nhỏ ở giữa các răng. Điều này có bình thường không?
- 1 trả lời
- 3944 lượt xem
Tôi mới nhổ 4 răng tiền hàm và đang đeo niềng răng và bác sĩ nói là tôi cần phải đeo cung Nance cho hàm trên còn hàm dưới thì chỉ cần lắp band lên răng hàm. Tại sao tôi lại phải đeo dụng cụ này? Bác sĩ chẩn đoán là tôi bị sai khớp cắn loại 1 và khớp cắn hở ở ngay phía trước răng hàm thứ nhất. Các bác sĩ giải thích cho tôi với. Với cả tôi đã niềng răng được 6 tháng rồi mà sao khoảng trống vẫn chưa khít lại?