Bước tiếp theo sau khi tháo niềng răng là gì?
Một hàm răng mọc lệch, chen chúc sẽ có ảnh hưởng lớn đến vẻ bề ngoài, cản trở việc ăn uống và nói chuyện. Ngoài ra, còn có thể gây nên các vấn đề như sâu răng, bệnh về lợi, khoảng hở giữa răng và thậm chí mất răng.
Do đó, nếu gặp những vấn đề này thì tốt nhất nên đến gặp ngay bác sĩ chỉnh nha để thực hiện các biện pháp nắn thẳng răng, hàm. Niềng răng là một loại khí cụ được sử dụng cho mục đích này.
Nam giới, phụ nữ, trẻ em hay người cao tuổi, nói chung là mọi đối tượng đều có thể niềng răng, trong đó thanh thiếu niên là nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất vì đây là độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển. Niềng răng sớm sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về sai lệch khớp cắn trong tương lai.
Một số loại niềng răng phổ biến
- Niềng răng kim loại: Đây là loại niềng truyền thống, có cấu tạo gồm có mắc cài và dây cung kim loại. Niềng kim loại thường có chi phí thấp nhất.
- Niềng răng mắc cài sứ: Niềng răng mắc cài sứ đang rất được ưa chuộng vì chúng có màu trùng với màu của răng thật nên đỡ bị lộ hơn. Với công nghệ hiện đại ngày nay, cả dây cung và chun buộc cũng được làm trùng với màu của răng.
- Niềng trong suốt Invisalign: Invisalign là một loại niềng hiện đại giúp nắn thẳng răng mà không cần đến dây cung hay mắc cài. Các khay niềng được làm bằng nhựa trong, chế tạo riêng cho mỗi người và đem lại sự thoải mái cho người đeo trong quá trình làm thẳng răng. Mỗi một khay niềng sẽ được đeo trong một khoảng thời gian nhất định mà thường là 2 tuần, sau đó thay sang khay mới, cứ như vậy cho đến khi đạt được kết quả ưng ý.
- Niềng răng mặt trong: Hình dạng của niềng răng mặt trong cũng giống như niềng kim loại truyền thống. Chúng cũng gồm có mắc cài và dây cung. Sự khác biệt duy nhất là loại niềng này được gắn ở mặt bên trong của răng nên không bị lộ ra ngoài. Khi mới đeo niềng mặt trong, có thể sẽ phải mất một thời gian mới quen vì chúng ảnh hưởng đến việc nói chuyện và nuốt thức ăn.
Có một câu hỏi quan trọng mà đa số mọi người đều thắc mắc khi bắt đầu niềng răng là bao giờ thì có thể tháo niềng? Khi gắn niềng, bác sĩ chỉnh nha đều sẽ thông báo về thời gian cụ thể. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường chỉ cần đeo niềng răng trong thời gian ngắn vì răng vẫn đang tiếp tục thay đổi. Với người lớn thì thời gian đeo niềng sẽ dài hơn, tùy thuộc vào tình trạng của lợi và răng.
Tuy nhiên, kể cả khi có thể tháo niềng thì cuộc hành trình chưa hẳn đã kết thúc.
Vậy, những gì sẽ diễn ra sau khi tháo niềng?
Sau khi niềng răng được tháo bỏ hoàn toàn thì bước tiếp theo sẽ là đeo hàm duy trì. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình chỉnh nha. Kể cả sau khi đã đeo niềng trong suốt nhiều năm thì răng vẫn có khả năng quay trở lại vị trí ban đầu. Vì lý do này nên phải đeo hàm duy trì để giữ răng cố định ở vị trí mới.
Bình thường, răng chúng ta được giữ chắc nhờ có các dây chằng mảnh và các dây chằng này có thể khiến răng dịch chuyển. Do đó, mục đích của việc đeo hàm duy trì là để “rèn” cho dây chằng thích nghi với vị trí mới. Tất cả mọi người sau khi niềng răng đều phải đeo hàm duy trì. Các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đeo hàm duy trì 24 tiếng mỗi ngày trong vài tháng đầu.
Hiện nay có hai loại hàm duy trì chính là:
- Hàm duy trì cố định: Hàm duy trì cố định là một đoạn dây kim loại mảnh được gắn ở phía sau răng. Chỉ có bác sĩ chỉnh nha mới có thể gắn và tháo bỏ loại hàm duy trì này. Mặc dù nghe có vẻ bất tiện nhưng thực ra, đa số mọi người đều chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen. Tuy nhiên, người đeo sẽ cần cẩn thận hơn trong việc vệ sinh răng mỗi ngày.
- Hàm duy trì tháo lắp: Hàm duy trì tháo lắp là loại được làm bằng nhựa trong, có thể tháo rời. Loại hàm này cũng được làm riêng cho mỗi người và không gây khó chịu như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, cũng chính vì có thể tháo lắp nên đây cũng là loại hàm duy trì dễ bị mất nhất.
Nếu vẫn cảm thấy hơi khó chịu sau khi tháo niềng và đeo hàm duy trì thì cũng đừng lo lắng vì răng vẫn đang trong quá trình ổn định vào vị trí mới. Chỉ sau một thời gian ngắn là sẽ trở lại bình thường.
Những hiện tượng có thể gặp phải sau khi tháo niềng
Những hiện tượng phổ biến mà bệnh nhân thường phải trải qua sau khi tháo niềng là răng trở nên nhạy cảm. Đây là điều rất bình thường do răng phải chịu lực ép của niềng quá lâu. Trong thời gian đầu khi vừa mới tháo niềng, bạn không nên ăn những loại thực phẩm quá dai hoặc dễ bị mắc kẹt.
Một vấn đề khác cũng có thể xảy ra sau khi tháo niềng là răng có thể bị ngả màu nhưng vẫn chưa thể khắc phục ngay được vì lúc này men răng vẫn còn quá yếu để có thể tiến hành các biện pháp làm trắng. Bệnh nhân cần phải đợi khoảng 2 tháng sau khi tháo niềng để răng hết nhạy cảm rồi mới có thể tẩy trắng răng. Ngoài những vấn đề này ra thì kết quả mà bạn nhận được sau khi tháo niềng là một nụ cười đẹp với hàm răng thẳng đều mà bạn hằng ao ước.
Không phải tháo niềng răng là răng bạn sẽ thẳng đều mãi như thế về sau.
Bạn đã quyết định niềng răng và đang hào hứng vì sắp có được hàm răng đẹp hằng mơ ước nhưng lại thắc mắc không biết quá trình này gồm có những bước nào. Dưới đây là 5 bước từ bắt đầu đến kết thúc của quá trình niềng răng.
Niềng răng tự buộc là một khí cụ chỉnh nha hiệu quả và thoải mái, mang lại cho người đeo rất nhiều lợi ích so với niềng răng kim loại truyền thống.
Bạn đã biết cách làm thế nào để duy trì hàm răng thẳng đều sau khi tháo niềng chưa?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
- 7 trả lời
- 11816 lượt xem
Tôi đã tháo niềng 6 tháng trước. Kể từ đó tôi không dùng hàm duy trì nên răng bị xô lệch. Nếu như bây giờ tôi dùng hàm duy trì thì liệu răng tôi có thẳng trở lại không?
- 1 trả lời
- 1932 lượt xem
E vừa tháo niềng khoảng 2 tháng nhưng ko thường xuyên đeo hàm duy trì, bây giờ e mới phát hiện răng phía trong cùng lệch rất nhiều, vậy đeo hàm duy trì có chỉnh lại đi ko ạ??
- 1 trả lời
- 5722 lượt xem
Bây giờ em muốn tạm tháo niềng 1 thời gian vì việc riêng thì có được không ạ? Em định tháo khoảng 1 tháng. Có hàm duy trì không, mà khi tháo bác sĩ cứ thế vặn mắc cài ra hay làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 819 lượt xem
Theo em biết thì có niềng răng mắc cài tự buộc của Damon gì đó. Nó có gì khác so với niềng răng mắc cài sứ? Em nên dùng mắc cài tự buộc hay mắc cài sứ nhỉ. Liệu dùng sứ có nhanh vỡ không, em đang phân vân 2 loại này.
- 1 trả lời
- 1325 lượt xem
Tôi bị mất một chiếc răng và răng bị khấp khểnh nên đang niềng răng trước theo chỉ định của bác sĩ. Vậy sau khi tháo niềng bao lâu thì tôi có thể trồng răng Implant?