Khi nào cần thay thế hay tháo bỏ túi độn ngực?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Thứ nhất nâng ngực bằng túi độn là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ an toàn nhất với tỷ lệ hài lòng cao nhất. Tất nhiên bất kỳ quy trình phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Nhưng nếu bạn tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, cả trước và sau khi phẫu thuật thì bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để đạt được kết quả mong muốn. Nói thì nói thế nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa lo lắng và nhận thức. Điều đầu tiên phải biết là chẳng có túi độn nào tồn tại vĩnh viễn ở trong ngực. Tỷ lệ hư hỏng được các nhà sản xuất lớn công bố là từ 10-13% đối với túi gel silicone và 5-10% đối với túi nước muối trong 10 năm, nhưng bạn nên xác định rằng tùy vào độ tuổi của túi độn mà có thể phải thay thế nó tại một thời điểm nào đó.
Làm sao để biết túi độn bị hư hỏng?
Những túi ngực bị vỡ, rò rỉ là vì nó bị rách hoặc có lỗ. Điều này có thể là do các chấn thương (như chấn thương ngực) hoặc vỏ bị giảm sức chịu đựng (như có nhiều các nếp gấp nhăn trên vỏ khiến nó bị suy yếu, mỏng manh hơn).
Bạn có biết cách phát hiện túi độn bị hư hại và phải làm gì không? Nếu bạn đặt túi nước muối thì nó sẽ bị xẹp và vú của bạn cũng bị xẹp. Tình trạng này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần tùy vào kích cỡ và vị trí vết rò rỉ nhưng cuối cùng bạn cũng sẽ nhận ra tình trạng này.
Nếu là túi gel silicone, thì có thể khó nhận biết khi bị hỏng vì gel silicone sẽ được giữ bên trong bao xơ hoặc thậm chí bên trong vỏ túi độn vì bản chất kết dính của gel. Đây được gọi là tình trạng “vỡ âm thầm”. Qua đó phải tiến hành chụp X quang và siêu âm tuyến vú nhưng nếu gel silicon không bị rỉ ra ngoài bao xơ thì có thể không xác định được. Lúc này chụp cộng hưởng MRI từ là biện pháp cho đánh giá tốt nhất, nhưng phương pháp này thường tốn kém và không được bảo hiểm chi trả. Trong thực tế, túi gel silicone bị vỡ thường thay đổi hình dáng, trở nên cứng hơn, vì thế thường cũng không hoàn toàn là vỡ âm thầm. Nếu gel được chứa bởi bao xơ thì không cần thay thế khẩn cấp. Nhưng nếu phát hiện gel silicone đã rỉ ra khỏi bao xơ thì nó phải được gỡ bỏ và cũng có thể cần cắt bỏ mô sẹo.
Có cần cắt bỏ cả bao xơ bao quanh túi độn không?
Tùy vào mong muốn của bạn về kích cỡ hoặc hình dáng túi độn, cũng có thể cần chỉnh sửa lại khoang chứa túi độn. Thường thì việc thay thế túi nước muối bị xẹp khá dễ dàng trong khi đó túi gel silicon lại khó khăn và đòi nhiều thao tác hơn. Trong trường hợp này các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có nhiều ý kiến khác nhau về việc có cần phải cắt bỏ bao xơ xung quanh túi độn hay không. Quy trình này sẽ giúp làm giảm sự co cứng quanh túi độn mới, sẽ mất vài giờ và tốn kém hơn cho bệnh nhân.
Nếu túi ngực không bị vỡ, tại sao lại thay thế?
- Nhiều phụ nữ khi về già cảm thấy không còn muốn giữ túi độn nữa. Họ thực hiện tháo bỏ túi độn hoàn toàn.
- Một số thì muốn thay túi size nhỏ hơn vì ngực của họ đã tự to hơn với những thay đổi tiền mãn kinh. Ngực nâng càng to thì càng có nguy cơ bị đau cổ và vai và nhiều phụ nữ có cảm giác ngực họ trông nặng nề. Nhiều người cảm thấy ngực quá chảy xệ khi họ lớn tuổi hơn, và trọng lượng của túi độn cũng góp phần gây ra điều này, vì vậy họ chọn túi độn có kích cỡ size nhỏ hơn hoặc chọn thực hiện nâng ngực chảy xệ.
- Túi ngực khi bị co thăt bao xơ luôn gây khó chịu. Chúng cứng và gây đau, nên nhiều phụ nữ cảm thấn mất tự tin khi ôm hôn bạn bè vì cảm giác cứng không tự nhiên.
- Một số lại cảm thấy không còn thích nước muối vì bị nhăn và muốn chuyển sang túi gel silicone.
- Một số đã đặt túi gel silicon thì lại muốn thay thế túi thế hệ mới trước khi nó bị vỡ.
Vì vậy khi xem xét nâng ngực, bạn cũng cần cân nhắc nhu cầu cần thiết phải thay thế túi độn trong cuộc đời mình. Bạn có thể quyết định thoải mái hơn với túi nước biển khi có thể nhận biết ngay nếu nó bị xẹp. Hoặc bạn có thể muốn túi gel silicon nhưng hãy dự định thay thế nó vào một dịp nào đó trong tương lai. Bất kể là bạn chọn túi độn nào hãy suy nghĩ thật kỹ về những khác biệt xảy ra về lâu dài và nhưng mối nguy tiền ẩn mà bạn có thể sẽ phải chịu đựng.
Tháo bỏ túi độn ngực cũng được xếp hạng là một trong số những quy trình phẫu thuật được thực hiện nhiều
Trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Nếu không thực sự cần thiết, thì tại sao mọi bệnh nhân khi tìm hiểu về phẫu thuật nâng ngực lại đều ấn tượng với con số 10 ma thuật.
Những “cô gái” của chúng ta cũng có một hành trình trong cuộc đời. Bắt đầu từ năm 15 tuổi, chúng ta mong muốn nó phát triển, mong muốn có một chiếc áo ngực đầu tiên và sau đó chúng ta lại mong muốn một chiếc áo ngực to hơn của bạn bè.
Túi độn có hiệu quả trong một thời gian dài, nhưng chúng không được thiết kế để tồn tại kéo dài trong suốt cuộc đời bạn. Ngay cả khi túi độn của bạn không bị mòn thì cũng có rất nhiều lý do khiến bạn có thể phải thay đổi chúng.
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
- 18 trả lời
- 10916 lượt xem
Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 400cc, kích thước vòng một của tôi tăng từ 34AA lên cỡ C cup. Tôi muốn biết có phải mặc áo ngực thể thao hay áo ngực định hình không và mặc trong bao lâu? Một chiếc áo ngực nịt chặt thì có tốt hơn so với cái lỏng không?
- 3 trả lời
- 1109 lượt xem
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn 3 tháng trước và túi độn được đặt dưới cơ. Sau phẫu thuật thì ngực phải của tôi bắt đầu bị cứng nên bác sĩ có kê Singulair (mỗi ngày một lần và dùng trong 3 tháng). Sau khi dùng thuốc được 1 tháng thì ngực phải đã có sự cải thiện nhưng bên trái lại bắt đầu bị co thắt bao xơ và trông khác hẳn so với bên phải. Bác sĩ lại kê cho tôi Medrol (liệu trình 21 viên). Liệu có cách nào khác ngoài phẫu thuật cắt bao xơ để khắc phục vấn đề này không?
- 10 trả lời
- 967 lượt xem
Tôi đã gặp ba bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ. Hai người nói rằng tôi nên treo sa trễ với đường mổ dọc hình kẹo mút, một người nói rằng kỹ thuật dual-plane sẽ có tác dụng. Tôi bị sa trễ độ II, ba lần mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ trong 2 năm. Tôi cao 1,67 m, nặng 62kg.
- 5 trả lời
- 912 lượt xem
Tôi đã làm bài kiểm tra bằng giấy và bút chì. Theo kết quả thì có lẽ tôi bị sa trễ hoặc giả sa trễ (núm vú nằm bên trên đường chân ngực, nhưng bầu vú dưới thì chảy xệ).
- 1 trả lời
- 931 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật nâng ngực dual-plane đặt túi độn tròn, 400 ml, độ nhô cao, nhưng kết quả khiến tôi thất vọng. Ngực bên phải luôn có những dấu hiệu bất thường và rất khác so với ngực trái. Ngực phải cao hơn, cứng hơn và rất đau. Tôi sợ là cách bóc tách khoang ngực bên phải bị sai hoặc đặt túi độn sai, nên túi độn không hạ xuống được. Có lẽ bác sĩ đặt nhầm vị trí, dùng túi nhỏ hơn và-hoặc nhô cao hơn? Hay đây là tiến trình bình thường sau phẫu thuật? Cảm ơn các bác sĩ!