Các lý do phổ biến khiến phụ nữ phải thay đổi túi độn nâng ngực
Trong cuộc tham vấn ban đầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá những ưu và nhược điểm của từng loại túi độn và cho bạn biết khi nào nên thay thế chúng. Hãy cùng xem một số lý do phổ biến cần thay thế túi độn dưới đây.
Bạn có thể muốn thay túi nước biển bằng túi gel silicon
Lúc đầu hầu hết các túi độn đều được làm đầy bằng silicon, nhưng sau đó những mối quan ngại về tính an toàn của túi độn silicon đã khiến chúng bị loại khỏi thị trường vào những năm 1990. Vào thời điểm đó, phụ nữ nâng ngực chỉ có một lựa chọn là túi độn được làm đầy bằng nước muối. Sau vài năm xem xét và nghiên cứu, FDA đã xác định, túi gel silicon hoàn toàn an toàn và chúng được trở lại thị trường vào đầu những năm 2000.
Túi nước muối (túi nước biển) có một số ưu điểm, mà lớn nhất sau khi được chèn vào ngực bác sĩ mới bơm nước muối để làm đầy túi. Chính vì thế bác sĩ phẫu thuật có thể rạch một đường nhỏ hơn trong quá trình phẫu thuật, và có thể điều chỉnh kích cỡ túi độn theo yêu cầu cá nhân của bệnh nhân. Chúng cũng rẻ hơn túi gel silicon.
Nhưng túi nước muối cũng có một số nhược điểm và nếu bạn đặt chúng vì không có lựa chọn nào khác thì bây giờ bạn có thể sẽ muốn đổi sang túi độn silicon. Một trong những ưu điểm lớn khi chọn túi độn silicon thay vì túi nước muối là túi độn này cho cảm giác tự nhiên hơn. Chúng cũng ít có nguy cơ bị gợn sóng dưới da và nhiều người được bảo hành trọn đời.
Túi độn của bạn bị rò rỉ
Nếu túi ngực của bạn bị hư hỏng thì bạn nên thay thế chúng. Túi độn có thể bắt đầu bị rò rỉ nếu chúng bị một lực lớn tác động vào. Ví dụ khi bạn bị ngã, hay có ai đó vô tình hích mạnh khửu tay vào ngực bạn thì túi độn rất có nguy cơ bị bỡ. Mức độ gây chú ý khi bị vỡ là tùy vào từng loại túi ngực. Trong trường hợp bạn đặt túi nước muối, dung dịch nước muối sẽ nhanh chóng bị rỉ ra khỏi vỏ túi ngực, làm cho vú bị xẹp. Ngược lại, gel silicon trong túi độn silicon ít có khả năng rỉ ra vì chúng rất dày. Nếu bạn đặt túi gel này và bị tác động mạnh vào vùng ngực thì cần chụp hình để đánh giá tình trạng của nó.
Xuất hiện tình trạng co thắt bao xơ
Sau khi phẫu thuật, theo cơ chế tự nhiên, cơ thể sẽ hình thành mô sẹo xung quanh túi độn. Nhưng có những trường hợp hình thành quá nhiều mô sẹo có thể làm thắt chặt, và co cứng vào túi ngực khiến nó bị cứng lại, biến dạng. Tình trạng này được biết đến là co thắt bao xơ có thể gây đau đớn cho bệnh nhân, và mức độ đau tùy thuộc vào độ xa của bao xơ so với túi độn.
Tình trạng co thắt bao xơ được chia ra làm 4 cấp độ.
- Cấp độ 1: vú trông bình thường và khi sờ vào thấy mềm mại.
- Cấp độ 2: có thể cảm thấy túi độn và vú bắt đầu không mềm mại.
- Cấp độ 3: nhìn thấy tình trạng biến dạng và bất cân đối giữa hai bên vú, có thể cảm nhận rõ ràng thấy túi độn và vú cứng hơn mức bình thường.
- Cấp độ 4: vú bị biến dạng nghiêm trọng, đau, rất cứng và cảm thấy phải e dè khi sờ vào.
Để khắc phục tình trạng co thắt bao xơ bác sĩ phẫu thuật sẽ cần gỡ bỏ túi độn và mô sẹo xung quanh nó. Nếu thay đổi, bác sĩ của bạn sẽ thận trong khi đặt túi ngực mới vào để giảm nguy cơ xảy ra co thắt bao xơ. Có một số điều bác sĩ phẫu thuật có thể làm để giảm nguy cơ tái phát co thắt bao xơ. Ví dụ, đặt túi độn ở dưới cơ thay vì trên cơ có thể giúp giảm nguy cơ bị co thắt bao xơ.
Thay thế vì túi độn quá lớn hoặc quá nhỏ
Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ quyết đinh phải thay thế túi độn vì không còn hài lòng với kích cỡ của túi ngục cũ. Nếu bạn đặt túi độn vào những năm 1990 hoặc đầu những năm 2000, khi mà xu hướng những bộ ngực cực to đang lên ngôi, thì bây giờ nhiều người lại thích bộ ngực nhỏ hơn nhưng cao và đầy sức sống hơn và bạn có thể sẽ muốn đổi túi ngực của mình sang loại có kích cỡ nhỏ hơn. Nhưng cũng có thể bạn đã đặt túi độn nhỏ hơn mong muốn và sau một thời gian lại muốn tăng lên một hoặc 2 cơ nữa.
Ngoài ra cũng có thể bạn cảm thấy mệt mỏi vì túi ngực của mình và muốn bác sĩ gỡ bỏ luôn chúng, không cần thay gì. Vậy thời điểm để gỡ bỏ hoặc thay thế túi độn của bạn là khi nào. Điều này bạn và bác sĩ của mính sẽ thảo luận và quyết định. Việc thay đổi túi độn đòi hỏi phải thực hiện một quy trình phẫu thuật khác để loại bỏ túi độn cũ và đặt túi mới vào. Điều đó có nghĩa là bạn phải có thời gian để hồi phục và có thể chịu được một quy trình phẫu thuật thứ hai. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh án của bạn để đảm bảo bạn đủ khỏe mạnh để thực hiện một quy trình thay thế túi độn.
Trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Nếu không thực sự cần thiết, thì tại sao mọi bệnh nhân khi tìm hiểu về phẫu thuật nâng ngực lại đều ấn tượng với con số 10 ma thuật.
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.
Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực
- 11 trả lời
- 4097 lượt xem
Có tác dụng phụ nào khi thực hiện cấy mỡ tự thân để làm tăng kích cỡ ngực không?
- 8 trả lời
- 5686 lượt xem
Tôi vừa đặt túi độn Mentor được 3 tuần (túi độn 295cc, độ nhô trên trung bình). Bác sĩ nói rằng ngực tôi bị chảy xệ, vậy tôi có cần phải tiến hành phẫu thuật nâng ngực chảy xệ nữa không?
- 4 trả lời
- 3119 lượt xem
Tôi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 5 năm trước, lúc đó tôi chọn túi gel silicone kết dính cao (gummy bear) 350cc, độ nhô trung bình. Sau đó ngực tôi bị nhiễm trùng và phải phẫu thuật để tháo bỏ túi độn. Sau mổ ngực tôi bị chảy xệ và không thể lành lại hoàn toàn. Một năm sau, tôi tiếp tục phẫu thuật để đặt túi độn 300cc. Hiện tại tôi nghĩ ngực mình bị biến dạng Snoopy. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?Ngoài ra, tôi muốn thay túi độn có kích thước lớn hơn so với hiện tại.
- 1 trả lời
- 2520 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi là người khá năng động, thường xuyên tập luyện. Bác sĩ của tôi đề nghị đặt túi độn 350 đến 400cc đặt ở vị trí một phần dưới cơ một phần dưới tuyến vú (Dual Plane). Theo tính toán của ông ấy, túi độn sẽ giúp nâng ngực chảy xệ lên vì vỏ nhám sẽ giúp kéo phần nửa dưới ngực của tôi lên. Vậy dựa vào hình ảnh và lối sống năng động của tôi như vậy liệu kế hoạch trên có phù hợp không?
- 1 trả lời
- 2257 lượt xem
Chào bác sĩ, vết sẹo nâng ngực của tôi khá ngắn nhưng lại bị gồ lên như này (hình ảnh), phải làm gì để chúng phẳng mịn ra ạ? Hôm nay là tôi được 2 tuần sau mổ, y tá bảo đợi băng steri strips rơi ra là có thể dán băng có lỗ siêu nhỏ thoáng khí lên là được. Nhưng liệu cách này đã tốt nhất chưa, tôi có phải mua thêm băng trị sẹo nào không?