1

Nguyên Nhân Và Điều Trị Nám Da Khi Mang Thai

Mang thai là hành trình đầy hứng khởi và mong đợi nhưng cũng có nhiều điều cần lo nghĩ, chẳng hạn như cần chuẩn gì những gì cho em bé sắp chào đời, phương pháp nuôi con ra sao... Bên cạnh đó, những thay đổi trên cơ thể cũng có thể khiến cho mẹ bầu lo lắng, buồn bã. Một trong những thay đổi đó là nám da. Trên thực tế, nám da là một vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa nám da khi mang thai.
Nguyên Nhân Và Điều Trị Nám Da Khi Mang Thai Nguyên Nhân Và Điều Trị Nám Da Khi Mang Thai

Nám là gì?

Nám là một dạng tăng sắc tố da, trong đó da xuất hiện các đốm hoặc mảng sẫm màu hơn màu da bình thường, không đối xứng và viền không đều ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay và vùng ngực do sản xuất sắc tố melanin quá mức. Từ “nám da” trong tiếng Anh là melasma, bắt nguồn từ từ “melas” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là đốm đen. Đây là một vấn đề xảy ra phổ biến trong thai kỳ.

Nám da có thể xuất hiện thành mảng lớn hoặc có dạng nhiều đốm nhỏ tạo thành cụm trên da. Nám thường xảy ra trên mặt, đặc biệt là ở má, trán, cằm và môi trên. Nám da còn được gọi là rám má.

nam da
Nám da

Nám da không gây đau đớn hay ngứa ngáy. Nếu có những triệu chứng này thì bạn đang gặp một vấn đề khác chứ không phải nám.

Nám da xảy ra khi các tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte) sản xuất quá nhiều melanin. Melanin là sắc tố tạo nên màu da. Một chức năng khác của melanin là bảo vệ da và mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều melanin thì sẽ dẫn đến tăng sắc tố da.

Nám thực chất là vô hại, chỉ xảy ra ở các lớp bên ngoài của da và chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nám da trong thai kỳ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, cũng không phải dấu hiệu của bất kỳ biến chứng thai kỳ nào. Tuy nhiên, nám da ảnh hưởng đến vẻ ngoài nên việc tìm cách ngăn ngừa hoặc điều trị nám là hoàn toàn bình thường. Hơn nữa, một số bệnh ung thư da có biểu hiện giống với nám, do đó cần phải chẩn đoán chính xác vấn đề, bất kể bạn có đang mang thai hay không.

Nám da khi mang thai có phổ biến không?

Khoảng 15% - 50% phụ nữ mang thai bị nám da, đây là một vấn đề rất phổ biến khi mang thai. Tình trạng này phổ biến trong thời kỳ mang thai đến nỗi trong tiếng Anh có một cụm từ dành riêng cho nám da trong thai kỳ, đó là “mask of pregnancy” (có nghĩa là mặt nạ thai kỳ). Sở dĩ được gọi như vậy là vì nám nó thường xuất hiện quanh má, trán và miệng, trông giống như một chiếc mặt nạ. Mặc dù nám da khi mang thai phổ biến hơn ở phụ nữ có da tối màu nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Nám da khi mang thai có vĩnh viễn không?

Nám da khi mang thai thường chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nám da được coi là một vấn đề về da mạn tính, có nghĩa là không có cách chữa trị dứt điểm. Ít nhất, nám da sẽ không nặng thêm sau khi sinh con, mặc dù càng về cuối thai kỳ, vết nám có thể càng trở nên sẫm màu hơn. Thời gian để nám da biến mất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có:

  • Độ sẫm màu của vết nám
  • Bạn có từng bị nám da trước đây hay không
  • Tiền sử gia đình bị nám

Nếu trước khi mang thai bạn chưa bao giờ bị nám thì có khả năng nám da sẽ biến mất mà không cần điều trị. Còn nếu bạn đã từng bị nám trước khi mang thai thì có thể cần điều trị sau khi sinh con để loại bỏ hoàn toàn các vết nám. Hơn nữa, một khi đã bị nám da trong thai kỳ thì bạn sẽ có nguy cơ tiếp tục bị nám vào những lần mang thai sau và tình trạng nám sẽ ngày càng trầm trọng.

Đôi khi, các vết nám không bao giờ biến mất hoàn toàn nếu không được điều trị. Trong một số trường hợp, vết nám mờ đi sau khi ngừng cho con bú. Nếu bạn vẫn bị nám sau khi con cai sữa và muốn điều trị thì có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai

Nguyên nhân hàng đầu gây nám da khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố nhưng nguyên nhân gốc rễ gây ra nám vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến da sản sinh ra nhiều sắc tố melanin hơn. Nồng độ estrogen tăng cao khi mang thai, hormone này tham gia vào quá trình tổng hợp melanin và kích thích sản xuất tế bào biểu bì tạo hắc tố. Cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào biểu bì tạo hắc tố trực tiếp dẫn đến tăng sắc tố da. Estrogen còn ảnh hưởng đến các thành phần khác trong da như:

  • Mạch máu
  • Sự sản xuất collagen
  • Nang lông
  • Tuyến mồ hôi

Sự gia tăng estrogen trong thai kỳ mang lại một số lợi ích cho da. Ví dụ, collagen rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh và estrogen giúp sản xuất collagen, do đó sự gia tăng estrogen khi mang thai có thể giúp làn da trở nên săn chắc hơn.

Ngoài ra, hormone kích thích tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte-stimulating hormones - MSH) cũng tăng cao khi mang thai. MSH là một nhóm hormone liên quan đến sắc tố da. Sự gia tăng MSH có thể dẫn đến tăng sắc tố ở mặt, quầng vú, đáy chậu và dưới rốn (đường sọc nâu). Bên cạnh tình trạng nám da và tăng sắc tố, các đốm tàn nhang và nốt ruồi cũng có thể trở nên sẫm màu hơn khi mang thai.

nam da la gi
Nguyên nhân gây nám da

Một nguyên nhân khác gây nám da khi mang thai là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, điều này có thể khiến vết nám trở nên sẫm màu hơn. Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp khi mang thai thì nguy cơ bị nám càng cao. Đó là lý do tại sao tình trạng nám thường cải thiện vào mùa đông và trầm trọng hơn vào mùa hè. Bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nám khi mang thai cao hơn nếu có thành viên ruột thịt trong gia đình bị nám.

Thuốc tránh thai chứa estrogen, các liệu pháp hormone khác và một số loại thuốc cũng có thể góp phần gây ra nám. Một số loại thuốc, phương pháp điều trị và sản phẩm có thẻ gây nám da gồm có:

  • Amiodarone - thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
  • Thuốc chống co giật – nhóm thuốc điều trị bệnh động kinh và các rối loạn tâm trạng khác
  • Thuốc điều trị sốt rét
  • Liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy - HRT)
  • Chất cảm quang - thường được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm nấm
  • Xà phòng thơm
  • Sulfonylurea - nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2
  • Giường nhuộm da
  • Tetracyclines - một loại kháng sinh

Nám da thường xảy ra vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Nám da có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ vì sự sản xuất estrogen tăng cao trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, nám da đa phần xảy ra vào ba tháng giữa và ba tháng cuối của thi kỳ. Nám da xảy ra trong ba tháng đầu có thể do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do các yếu tố khác.

Ngăn ngừa nám da khi mang thai

Mặc dù nám da là vấn đề phổ biến khi mang thai nhưng cũng không phải không thể tránh được. Bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ bị tăng sắc tố da và nám trong thai kỳ.

1. Hạn chế ra ngoài nắng

Ánh nắng giúp cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da tăng sản xuất sắc tố melanin, dẫn đến nám và các vấn đề về da khác, bao gồm cả ung thư da. Hãy hạn chế ra ngoài trời nắng, nếu phải ở ngoài trời thì hãy tìm chỗ có bóng râm hoặc mang theo ô để che nắng.

Tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời không chỉ gây sạm nám và mất thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe làn da. Dưới đây là một số tác hại mà tia UV trong ánh nắng gây ra cho làn da:

  • Đốm nâu
  • Tăng nguy cơ ung thư da
  • Mất tính đàn hồi
  • Nám da
  • Lão hóa sớm
  • Cháy nắng
  • Nếp nhăn

Vì melanin là cơ chế tự nhiên để chống lại tia cực tím nên cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều melanin hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi cơ thể vốn đã dễ bị tăng sắc tố, chẳng hạn như khi mang thai, thì việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng tăng sắc tố như nám. Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng vào khung giờ mà cường độ tia cực tím ở mức cao (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách ngăn ngừa nám hiệu quả nhất khi mang thai.

2. Che chắn kỹ khi ra ngoài trời

Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời, hãy mặc quần áo dài tay bằng chất liệu vải thoáng khí, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và khẩu trang để ngăn tia cực tím trong nắng chiếu trực tiếp lên da. Bạn nên chọn quần áo rộng rãi để cảm thấy thoải mái khi đi ngoài trời nắng nóng. Hãy thực hiện điều này bất cứ khi nào cần ra ngoài trời, bất kể ở ngoài trời bao lâu.

3. Bôi kem chống nắng

Ngoài che chắn kỹ khi ra ngoài trời, bôi kem chống nắng cũng là bước rất quan trọng để bảo vệ da khỏi ánh nắng. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây ra nhiều tác hại khác cho da chứ không chỉ có nám, do đó bạn cần sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, tốt nhất là loại có chứa kẽm oxit (zinc oxide) hoặc titan dioxit (titanium dioxide). Bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý (khoáng chất) thay vì kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng khoáng chất ít gây kích ứng da hơn.

4. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ

Phụ nữ mang thai nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa chất gây kích ứng, dị ứng (hypoallergenic) và không có hương liệu (fragrance-free). Các sản phẩm có nhãn này nhẹ nhàng hơn trên da và có thể ngăn ngừa tình trạng nám trở nên trầm trọng thêm. Mẹ bầu có thể sử dụng kem che khuyết điểm để che đi các vết nám nhưng cần chọn sản phẩm an toàn, không chứa chất gây dị ứng.

5. Đi khám da liễu

Nếu bạn lo lắng về nám da khi mang thai, bất kể bạn đang bị nám hay đang muốn ngăn ngừa nám thì có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị nám khi mang thai. Nếu bị nám thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu sớm vì càng để lâu thì nám da càng khó điều trị.

Điều trị nám da khi mang thai

dieu tri nam
Điều trị nám khi mang thai

Có nhiều cách khác nhau để điều trị tăng sắc tố và nám da. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nám nào khi mang thai để đảm bảo an toàn. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu và cho bác sĩ biết rằng mình đang mang thai để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Có thể sẽ phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau.

Đa số mọi người đều thích các phương pháp điều trị tự nhiên khi đang mang thai. Một điều quan trọng cần lưu ý là cho dù bạn điều trị nám bằng hóa chất, thành phần tự nhiên, thực phẩm chức năng hay vitamin thì em bé trong bụng đều có thể tiếp xúc với những chất này. Đó là lý do tại sao bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị nám trong thai kỳ.

Cách điều trị nám an toàn nhất khi mang thai là dùng kem chống nắng không chứa hóa chất và serum vitamin C. Tuy nhiên, serum vitamin C có hiệu quả làm mờ nám không cao nên bác sĩ da liễu có thể khuyên dùng một trong những thành phần làm sáng da sau:

1. Hydroquinone

Hydroquinone được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nám da vì đây là thành phần làm sáng da mạnh nhất. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo tránh sử dụng hydroquinone khi đang mang thai mặc dù chưa có báo cáo nào về rủi ro khi sử dụng hydroquinone trong thai kỳ.

Hydroquinone là một chất ức chế tyrosinase giúp làm sáng da bằng cách giảm sản xuất melanin cục bộ.

2. Axit azelaic

Axit azelaic là một chất hữu cơ có nguồn gốc từ lúa mạch, lúa mạch đen và lúa mì. Các sản phẩm trị thâm nám chứa axit azelaic thường có dạng kem. Không giống như hydroquinone, axit azelaic trị nám bằng cách tẩy tế bào chết, chống viêm và giảm sắc tố. Axit azelaic thúc đẩy sự thay tế bào da: làm cho các tế bào chết trên bề mặt da bong ra nhanh hơn để nhường chỗ cho các tế bào da mới có ít sắc tố melanin hơn. Điều này sẽ dần dần làm mờ vết thâm nám.

3. Axit kojic

Axit kojic là một hợp chất hữu cơ được tạo ra bởi một số loài nấm. Giống như hydroquinone và axit azelaic, các sản phẩm trị thâm nám chứa axit kojic cũng thường có dạng kem. Axit kojic điều trị thâm nám bằng cách ức chế sự sản xuất tyrosinase. Tyrosinase là một loại enzyme có trong tế bào biểu bì tạo hắc tố - những tế bào có nhiệm vụ sản xuất melanin cho da, tóc và mắt. Bằng cách ức chế sản xuất tyrosinase, axit kojic phá vỡ sự tăng sinh tế bào biểu bì tạo hắc tố, giúp ngăn chặn tình trạng nám trở nên trầm trọng hơn.

4. Axit glycolic

Axit glycolic là một hợp chất có tự nhiên trong một số loại thực phẩm như củ dền, mía và nho chưa chín. Giống như axit azelaic, axit glycolic có tác dụng tẩy tế bào chết trên da, giúp cải thiện tình trạng nám bằng cách mang lại làn da trẻ trung và khỏe mạnh hơn. Axit glycolic sẽ có hiệu quả cao hơn khi kết hợp với chất ức chế tyrosinase.

5. Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa

Một số loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể giúp điều trị nám da bằng cách giảm viêm. Viêm là một nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố da, bao gồm cả nám. Những loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể giúp trị nám da gồm có:

  • Trà xanh
  • Melatonin
  • Chiết xuất vỏ thông (pine bark extract)
  • Chiết xuất dương xỉ (Polypodium leucotomos)
  • Vitamin A
  • Vitamin B5
  • Vitamin B12
  • Vitamin C
  • Vitamin E

Bên cạnh sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cũng cần ăn nhiều trái cây và rau củ để tăng lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể và hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây viêm như thực phẩm chế biến sẵn và thịt đỏ. Các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm khác gồm có:

  • Giấm táo
  • Các loại cá béo như cá hồi
  • Quả hạch như macca, óc chó, hồ đào
  • Dầu ô liu
  • Cà chua
Nám da là dấu hiệu của lão hóa, vì vậy hãy thực hiện các biện pháp để chống lão hóa, mang lại làn da mịn màng trắng sáng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây nám da khi mang thai?
Nguyên nhân nào gây nám da khi mang thai?

Sự gia tăng nồng độ hormone trong thai kỳ khiến các tế bào tạo hắc tố sản sinh ra quá nhiều melanin, dẫn đến hiện tượng da trở nên tối màu.

Mụn trứng cá - nguyên nhân và cách điều trị
Mụn trứng cá - nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.

Nguyên Nhân Và Điều Trị Tăng Sắc Tố Da Ở Tay
Nguyên Nhân Và Điều Trị Tăng Sắc Tố Da Ở Tay

Khám phá nguyên nhân và phương pháp điều trị tăng sắc tố da ở tay. Tìm kiếm giải pháp để làm đều màu da tay, tái tạo làn da khỏe mạnh và giữ cho đôi bàn tay trở nên trắng sáng. Đừng để tình trạng tăng sắc tố làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bạn. Đọc ngay để bắt đầu hành trình chăm sóc da tay chuyên sâu.

Nguyên Nhân Và Điều Trị Tăng Sắc Tố Sau Viêm
Nguyên Nhân Và Điều Trị Tăng Sắc Tố Sau Viêm

Viêm có thể gây tăng sắc tố da. Đó là lý do tại sao da thường bị thâm sau khi bị mụn trứng cá, chấn thương, mẩn ngứa hoặc bỏng. Những người có da nhạy cảm, loại da có đặc trưng là dễ bị viêm, thường có nguy cơ bị tăng sắc tố cao hơn.

Tăng Sắc Tố Da: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Tăng Sắc Tố Da: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tăng sắc tố da là tình trạng dư thừa sắc tố bên trong da, dẫn đến da không đều màu. Vùng da bị tăng sắc tố có màu sẫm hơn vùng da xung quanh. Hầu hết các dạng tăng sắc tố da là do sự dư thừa sắc tố melanin. Điều này xảy ra khi các tế bào tạo ra sắc tố da - tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte) - được kích hoạt và sản xuất quá nhiều sắc tố melanin. Sự sản xuất sắc tố melanin phụ thuộc vào một loại enzyme có tên là tyrosinase.

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2546 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 6 năm trước
 1900 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 5 năm trước
 1802 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 6 năm trước
 1785 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 6 năm trước
 1731 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 6 năm trước
 1673 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây