Tăng Sắc Tố Da: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Loại da nào dễ bị tăng sắc tố?
Những loại da sản sinh sắc tố melanin nhanh chóng có nguy cơ bị tăng sắc tố cao hơn.
Người có da ngăm, phụ nữ mang thai, người dùng estrogen và những người thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị tăng sắc tố da cao hơn.
Những loại da này dễ bị tăng sắc tố gồm có:
Hệ thống phân loại da Fitzpatrick: loại 3, 4, 5 và 6
Hệ thống phân loại da Baumann: loại 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 và 15
Da trắng có bị tăng sắc tố da không?
Những người có da trắng cũng vẫn có thể bị tình trạng da không đều màu, thâm, nám và sạm da, đặc biệt là khi mang thai. Nám da là một vấn đê rất phổ biến trong thời gian mang thai.
Tăng sản xuất sắc tố da cũng có thể xảy ra do viêm
Tất cả các màu da và tông da đều có thể bị tăng sắc tố nhưng người có da ngăm và da dễ bắt nắng có nguy cơ cao hơn.
Tăng sắc tố da có biểu hiện như thế nào?
Tăng sắc tố da có biểu hiện là những đốm, mảng hay vùng da sẫm màu hơn vùng da xung quanh do những vùng da này có lượng sắc tố melanin nhiều hơn.
Tình trạng tăng sắc tố có thể xảy ra ở vùng da rộng như ở chứng nám da, ở vị trí vừa bị mụn trứng cá, vùng da bị tổn thương hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Da rám nắng cũng là một dạng tăng sắc tố da. Tuy nhiên, vết bớt màu nâu hoặc đen trên da không phải là tăng sắc tố.
Tăng sắc tố khiến da không đều màu. Da càng trắng thì càng lộ rõ những vùng da tăng sắc tố.
>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da
Nguyên nhân gây tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tất cả những nguyên nhân này đều làm tăng sắc tố da bằng cách kích hoạt một trong những con đường kích thích sự sản sinh sắc tố melanin. Nhiều con đường trong số này có liên quan đến hormone kích thích tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte stimulating hormone - MSH). Một trong những cơ chế mà MSH thúc đẩy sự sản xuất melanin là kích hoạt enzyme tyrosinase. Những con đường dẫn đến tăng sắc tố da có thể được kích hoạt bởi nhiều thứ mà chúng ta tiếp xúc. Sản xuất melanin là cách cơ thể bảo vệ DNA của tế bào khỏi bức xạ tia cực tím, có nghĩa là hiện tượng da sạm đen sau khi đi nắng là một cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại tác hại của tia cực tím. Do có lượng sắc tố melanin tự nhiên cao hơn nên da ngăm có khả năng tự bảo vệ khỏi tia cực tím tốt hơn và có nguy cơ ung thư da thấp hơn so với da trắng nhưng lại có nguy cơ tăng sắc tố da cao hơn.
Các nguyên nhân gây tăng sắc tố da gồm có:
- Viêm
- Tổn thương da
- Tiếp xúc với nắng
- Tiếp xúc với ánh sáng
- Tăng hormone kích thích sự sản xuất sắc tố melanin
- Hormone estrogen
- Viêm da tiếp xúc ánh sáng do thực vật (phytophotodermatitis)
- Sử dụng các thành phần khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời như tinh dầu cam bergamot
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp
- Da bị cọ xát liên tục
Loại sắc tố nào gây tăng sắc tố da?
Melanin là loại sắc tố chính gây ra tình trạng tăng sắc tố da. Đây chính là sắc tố tạo nên màu da. Có 2 loại melanin là eumelanin và pheomelanin, mỗi loại tạo ra màu da khác nhau. Eumelanin tạo ra màu nâu hoặc đen trong khi pheomelanin tạo ra màu vàng hoặc đỏ cho da. Eumelanin là nguyên nhân chính gây tăng sắc tố da do có màu sẫm hơn so với pheomelanin.
Hemosiderin là sắc tố tạo nên màu tím. Vết bầm tím trên da là do sự tích tụ hemosiderin, đây cũng là một dạng tăng sắc tố da. Khi hemosiderin phân hủy thành biliverdin và bilirubin, da sẽ chuyển sang màu xanh hoặc vàng. Nhưng trong một số trường hợp, hemosiderin vẫn còn trong da, khiến tình trạng bầm tím kéo dài. Quầng thâm dưới mắt cũng được cho là do sự tích tụ hemosiderin gây ra.
Uống keo bạc (colloidal silver) có thể tạo sắc tố xanh trên da. Đó là lý do tại sao không được nên uống keo bạc. Tình trạng này được gọi là bệnh da xanh do bạc (argyria).
Uống tetracycline – một loại kháng sinh cũng có thể tạo ra sắc tố màu nâu xanh đậm trên da.
Vì melanin là nguyên nhân chính gây tăng sắc tố da nên bài viết này sẽ tập trung vào các dạng tăng sắc tố da do dư thừa melanin.
>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Các dạng tăng sắc tố da
Có nhiều dạng tăng sắc tố da khác nhau. Da rám nắng là dạng tăng sắc tố da phổ biến nhất. Dạng phổ biến thứ hai là tăng sắc tố sau viêm xảy ra do mụn trứng cá. Có 4 dạng tăng sắc tố da chính có thể điều trị bằng các sản phẩm chăm sóc da:
- Nám
- Tăng sắc tố sau viêm
- Da rám nắng
- Đốm nâu
Trong 4 dạng tăng sắc tố da này, nám là dạng khó điều trị nhất và rất dễ tái phát. Điều trị nám đòi hỏi phải sử dụng các sản phẩm chứa thành phần làm sáng da, bảo vệ da khỏi ánh nắng, thay đổi thói quen lối sống và thậm chí có thể phải dùng thuốc để giải quyết tình trạng tăng sắc tố.
Tăng sắc tố da và nám
Nám là một dạng tăng sắc tố da nhưng không phải dạng tăng sắc tố da nào cũng là nám. Những vùng da sẫm màu xuất hiện ở mặt, cánh tay hoặc ngực mà không kèm theo ngứa ngáy hay nóng rát là biểu hiện của nám da.
Tăng sắc tố da và da rám nắng
Trên thực tế, da rám nắng cũng là một dạng tăng sắc tố nhưng từ “tăng sắc tố da” thường được dùng để chỉ tình trạng bất thường và không mong muốn, ví dụ như thâm do mụn trứng cá hay nám da. Trong khi đó, da rám nắng là một cơ chế bảo vệ tự nhiên, khác với các dạng tăng sắc tố da khác.
Da ngăm bẩm sinh cũng không được coi là tăng sắc tố da vì đây là trạng thái bình thường của da.
Làm thế nào để biết tăng sắc tố da xảy ra ở biểu bì hay trung bì?
Khi sắc tố melanin nằm sâu trong lớp trung bì, các sản phẩm làm sáng da sẽ lâu có hiệu quả hơn.
Có 2 cách để xác định tình trạng tích tụ melanin xảy ra ở lớp biểu bì hay trung bì của da:
- Sử dụng máy phân tích da
- Chiếu ánh sáng đen lên da để làm cho sắc tố melanin phát quang
Bác sĩ da liễu sử dụng những công nghệ này để xác định vị trí xảy ra sự tăng sắc tố trong da.
Tại sao tăng sắc tố da khó điều trị?
Tăng sắc tố da có thể tự hết nhưng trong nhiều trường hợp, tăng sắc tố da cần được điều trị. Bằng cách thay đổi thói quen, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giảm viêm và sử dụng các thành phần làm sáng da trong quy trình chăm sóc da, vùng da bị tăng sắc tố sẽ dần trở về tông màu bình thường.
Đôi khi, việc điều trị tăng sắc tố da là điều rất khó. Laser có thể điều trị tăng sắc tố da do hemosiderin và melanin nhưng nếu laser gây viêm trong da thì sẽ gây tích tụ sắc tố melanin và dẫn đến tăng sắc tố. Rất khó loại bỏ sắc tố melanin vì đó là cơ chế tự bảo vệ của da và da sẽ giữ lại lượng melanin đã được tạo ra. Cần nhớ rằng, các tế bào biểu bì tạo hắc tố sản xuất ra sắc tố melanin là để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Melanin hấp thụ và phản chiếu bức xạ có hại từ mặt trời, nhờ đó giúp ngăn ngừa tổn thương DNA của tế bào và ung thư da.
Melanin và các sắc tố khác nằm sâu trong da khó loại bỏ hơn so với các sắc tố nằm ở bề mặt da. Nếu melanin chỉ tập trung ở lớp biểu bì thì có thể loại bỏ bằng cách sử dụng các sản phẩm tẩy da chết. Melanin ở lớp trung bì sẽ khó loại bỏ hơn.
Các vị trí có thể bị tăng sắc tố da trên cơ thể
Mặt
Tăng sắc tố da là một vấn đề rất phổ biến trên khuôn mặt do sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sở dĩ da mặt thường tối màu hơn da cơ thể là do mặt phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hơn. Nếu đột nhiên da mặt trở nên sạm đen thì rất có thể một sản phẩm nào đó mà bạn đang sử dụng trên mặt khiến cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng.
Ba dạng tăng sắc tố phổ biến nhất xảy ra trên mặt là:
- Nám
- Thâm do mụn trứng cá
- Đốm nâu do ánh nắng
Da có thể trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời do thuốc, hương liệu, chiết xuất thực vật hoặc tetracycline.
Tình trạng tăng sắc tố ở da mặt có thể được điều trị bằng cách sử dụng các chất làm sáng da, ví dụ như chất ức chế tyrosinase hay chất ức chế thụ thể PAR-2, tẩy tế bào chết và bôi kem chống nắng hàng ngày.
Nếu tình trạng không cải thiện, hãy đi khám bác sĩ da liễu vì da mặt và cổ sẫm màu hơn phần còn lại của cơ thể có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như quá tải sắt (hemochromatosis) hay Rối loạn chuyển hóa porphyrin (porphyria).
Cổ
Da cổ trở nên sẫm màu đa phần là do ánh nắng mặt trời gây ra. Đây cũng có thể là một triệu chứng của bệnh gai đen (acanthosis nigricans) nhưng khác với tăng sắc tố, vùng da sẫm màu do bệnh gai đen thường có bề mặt mịn như nhung.
Các nguyên nhân khác khiến da cổ trở nên sẫm màu gồm có:
- Chứng da loang lổ (Poikiloderma of Civatte)
- Sử dụng nước hoa trên cổ khiến da dễ bắt nắng
- Sử dụng thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời
- Viêm da tiếp xúc do ánh sáng
Viêm da tiếp xúc do ánh sáng xảy ra khi một số sản phẩm bôi da hoặc thực phẩm khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là nước hoa, nước chanh, cần tây và quả sung.
Lưng
Tình trạng tăng sắc tố da ở lưng thường là tăng sắc tố da sau viêm do mụn trứng cá, viêm nang lông hoặc phát ban. Đôi khi, da lưng, nhất là vùng lưng trên bị thâm do ngứa và gãi quá nhiều. Có thể điều trị tình trạng này bằng steroid bôi tại chỗ kê đơn hoặc các loại dầu có đặc tính chống viêm tự nhiên như dầu argan hoặc dầu jojoba. Không nên mặc áo hở lưng khi ra ngoài trời nắng.
Miệng
Tăng sắc tố da xung quanh miệng thường xảy ra khi vùng da quanh miệng bị kích ứng hoặc viêm.
Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến vùng da quanh miệng bị sậm màu là:
- Nám (thường xảy ra ở vùng giữa môi trên và mũi)
- Viêm da quanh miệng
- Bệnh chàm (eczema)
Môi
Môi thâm có thể là do sắc tố bẩm sinh.
Môi có khả năng tự bảo vệ khỏi tia cực tím kém hơn so với các vùng da khác do không có tuyến bã nhờn. Điều này khiến môi dễ bị bắt nắng và tăng sắc tố hơn.
Bạn có thể dùng son dưỡng môi có chỉ số SPF để bảo vệ đôi môi khi ra nắng và ngăn ngừa tăng sắc tố.
Vùng da bên trên môi trên bị sẫm màu thường là do nám.
Trán
Tăng sắc tố da ở trán đa phần là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Khi bôi kem chống nắng, bạn cần bôi đều cho cả vùng trán, kể cả khi có để tóc mái hoặc đội mũ.
Không nên sử dụng kem chống nắng hóa học như avobenzone cho vùng trán. Các loại kem chống nắng này có thể theo mồ hôi chảy vào mắt và gây cay mắt.
Chân
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không phải là nguyên nhân duy nhất gây tăng sắc tố da ở chân. Sử dụng các loại thuốc khiến da nhạy cảm với ánh nắng cũng có thể gây ra tình trạng da thâm sạm ở chân.
Các nguyên nhân khác gây tăng sắc tố da ở chân còn có:
- Bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)
- Bệnh chàm (eczema)
- Nhiệt và ánh sáng hồng ngoại
- Mới bị phát ban
- Thâm do côn trùng cắn
- Cọ xát hoặc gãi nhiều
- Bệnh Schamberg
- Suy giãn tĩnh mạch
Tăng sắc tố da do bệnh chàm
Bệnh chàm, hay còn gọi là viêm da tiếp xúc, là một bệnh lý viêm da. Một triệu chứng của bệnh chàm là ngứa ngáy dữ dội, khiến cho người bệnh phải gãi nhiều. Cả gãi nhiều và viêm da đều có thể dẫn đến tăng sắc tố da.
Đó là lý do tại sao những vùng da bị bệnh chàm thường bị thâm. Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần chống viêm làm dịu da có tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da có thể giúp giảm viêm và giảm ngứa, nhờ đó ngăn ngừa thâm da.
Để loại bỏ các vết thâm do bệnh chàm, bạn cần:
- Điều trị bệnh chàm bằng kem bôi hoặc thuốc kê đơn
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da
- Chọn sữa rửa mặt và sữa tắm dịu nhẹ, không tạo bọt
Tăng sắc tố da do mụn trứng cá
Mụn trứng cá thường để lại vết thâm. Điều này xảy ra do tình trạng viêm ở vị trí bị mụn kích thích sự sản xuất sắc tố melanin.
Trị mụn đúng cách và sử dụng các thành phần làm sáng da như hydroquinone và niacinamide là cách tốt nhất để ngăn ngừa và xử lý các vết thâm mụn.
Tóm tắt bài viết
Có nhiều nguyên nhân gây tăng sắc tố da. Hầu hết các dạng tăng sắc tố da đều có thể được điều trị bằng cách sử dụng chất làm sáng da.
Để điều trị hiệu quả, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây tăng sắc tố da, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Có nhiều chất làm sáng da khác nhau và việc lựa chọn tùy thuộc vào loại da của bạn.
>>> Đọc tiếp:
Những Điều Cần Biết Về Phương Pháp Tiêm Meso Exosome
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
Khám phá nguyên nhân và phương pháp điều trị tăng sắc tố da ở tay. Tìm kiếm giải pháp để làm đều màu da tay, tái tạo làn da khỏe mạnh và giữ cho đôi bàn tay trở nên trắng sáng. Đừng để tình trạng tăng sắc tố làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bạn. Đọc ngay để bắt đầu hành trình chăm sóc da tay chuyên sâu.
Viêm có thể gây tăng sắc tố da. Đó là lý do tại sao da thường bị thâm sau khi bị mụn trứng cá, chấn thương, mẩn ngứa hoặc bỏng. Những người có da nhạy cảm, loại da có đặc trưng là dễ bị viêm, thường có nguy cơ bị tăng sắc tố cao hơn.
Quầng thâm dưới mắt là một vấn đề nhiều người gặp phải. Quầng thâm khiến cho khuôn mặt luôn có vẻ mệt mỏi, già nua và trông giống như đang ốm. Thuật ngữ y học của quầng thâm dưới mắt là tăng sắc tố quanh hôc mắt (periorbital hyperpigmentation - POH). Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và các phương pháp điều trị. Cách điều trị đơn giản nhất cho vấn đề quầng thâm dưới mắt là dùngkem hoặc serum làm sáng da vùng mắt và bôi kem chống nắng hàng ngày để ngăn tình trạng tăng sắc tố trở nên nặng thêm.
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
- 0 trả lời
- 3145 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1153 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2303 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1957 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!