Nên cắt mí dưới theo kiểu truyền thống hay phẫu thuật bằng laser để trị bọng mắt?
Thuật ngữ "laser" đang dần trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thẩm mỹ. Đúng là ngày nay, các thiết bị laser đã đem lại những cải tiến vượt trội cho một số phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên, trong trường hợp cắt mí thì laser lại không khác gì mấy so với các dụng cụ thông thường. Mặc dù nhiều bác sĩ cho rằng laser chính xác hơn dao mổ nhưng trên thực tế, laser lại tạo đường phá hủy mô rộng hơn so với dao mổ bằng thép. Hay nói cách khác, laser còn không tốt bằng dao mổ truyền thống. Sau khi tạo đường rạch thì phần còn lại của quy trình sẽ giống hệt nhau dù là dùng laser hay dao mổ. Một số bác sĩ phẫu thuật còn sử dụng laser để loại bỏ các túi mỡ dưới mắt nhưng hầu hết đều sử dụng thiết bị đốt điện. Dù là cách nào thì cũng đều cho ra kết quả như nhau.
Một ứng dụng khác của laser trong việc khắc phục các dấu hiệu lão hóa vùng mắt là tái tạo bề mặt da. Điều này không giống như việc cắt mí bằng laser nói trên. Tái tạo bề mặt da mí mắt dưới bằng laser là phương pháp làm căng da và cải thiện vùng mí mắt bị lão hóa.
Hơi khó để tư vấn nếu không có hình ảnh nhưng nếu bạn chỉ có lượng mỡ rất nhỏ ở dưới mắt thì chỉ cần điều trị bằng một loại laser CO2 Fractional như Fraxel Repair là đủ. Nếu có nhiều da thừa thì có thể kết hợp thêm phương pháp cắt bỏ da thừa ở mí mắt dưới.
Còn nếu như dưới mắt có quá nhiều mỡ thừa thì cắt mí qua đường rạch kết mạc (đường rạch trong mí mắt) là cách tốt nhất để loại bỏ hoặc dịch chuyển túi mỡ. Nếu dưới mắt có vùng bị trũng gây nên bọng mắt thì cần tiêm chất làm đầy ví dụ như Restylane (hiệu quả tạm thời) hoặc cấy mỡ tự thân (hiệu quả vĩnh viễn).
Trong phẫu thuật tạo hình mí mắt, laser có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nếu được sử dụng như một công cụ cắt rạch thì tia laser cũng không tạo nên sự khác biệt nào quá lớn so với dao mổ thông thường. Ở đây, tia laser có thể được sử dụng để tạo đường rạch bên trong mí mắt hoặc đường rạch bên ngoài da. Nếu đường rạch được tạo bằng laser thì sẽ ít bị sưng và bầm tím hơn trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật, nhưng đến ngày thứ hai hoặc thứ ba thì quá trình chữa lành, tình trạng sưng và bầm tím cũng giống hệt như khi phẫu thuật bằng dao mổ.
Ngoài ra, các loại laser, bao gồm cả laser CO2 truyền thống và công nghệ laser CO2 phân tách (fractional) mới, còn có thể được sử dụng cho mục đích tái tạo bề mặt da để làm cho vùng da dưới mắt căng mịn, săn chắc mà không cần phải cắt rạch.
Mỗi một người sẽ có những vấn đề lão hóa khác nhau nên không có phương pháp điều trị nào là cho tất cả mọi người cả.
Đối với những người có rãnh nhăn và da chảy xệ thì các phương pháp tái tạo bề mặt da sẽ là giải pháp tốt nhất. Tôi thường sử dụng laser CO2 Fractional, laser erbium hoặc lột da hóa học.
Khi có tuổi, túi mỡ dưới mắt sẽ từ từ nhô về phía trước tạo ra quầng thâm và bọng mắt. Việc khắc phục vấn đề này đòi hỏi phải phẫu thuật cắt bỏ hoặc di chuyển vị trí túi mỡ để loại bỏ bọng mắt đồng thời khôi phục sự đầy đặn ở rãnh nước mắt, đây là điều rất quan trọng để có được vẻ ngoài trẻ trung. Đôi khi, bác sĩ thậm chí còn cấy thêm mỡ lấy từ bụng của bệnh nhân vào vùng dưới mắt nếu tình trạng teo mô, trũng sâu ở vị trí này quá nghiêm trọng.
Ngoài ra, một dấu hiệu lão hóa nữa ở vùng mắt là da thừa. Trong trường hợp này thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Mặc dù đúng là phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser hoặc lột da hóa học có thể làm săn chắc da nhưng hiệu quả chỉ ở mức thấp, không thể bằng được phương pháp phẫu thuật cắt bỏ da thừa.
"Cắt mí bằng laser" có thể được hiểu theo các cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của laser là gì. Cụ thể, laser có thể được sử dụng với hai mục đích chính để trẻ hóa mí mắt dưới. Nó có thể được dùng để tái tạo bề mặt da (laser erbium hoặc CO2), làm mờ các nếp nhăn và cải thiện kết cấu bề mặt da; hoặc nó cũng có thể được dùng như một công cụ để rạch da (laser CO2) giống như dao mổ trong quá trình cắt mí. Nếu chỉ sử dụng laser như một dụng cụ cắt rạch thì thực sự sẽ không có gì khác biệt so với dao mổ bình thường. Hầu hết các bác sĩ đều thích dùng dao mổ hơn và kết quả mà bạn có được sẽ phụ thuộc và trình độ, tay nghề của bác sĩ chứ không phụ thuộc vào dụng cụ được sử dụng.
Đối với vấn đề bọng dưới mắt thì nguyên nhân thường là do mỡ thừa ở mí mắt dưới hoặc đôi khi là do tình trạng teo mô mềm làm túi mỡ nổi rõ. Trong những trường hợp này thì phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser sẽ không có tác dụng gì cả mà cần phải can thiệp bằng cách phẫu thuật để loại bỏ/di chuyển túi mỡ hoặc tiêm các chất làm đầy (hoặc mỡ tự thân) vào các vùng bị trũng.
Phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser chỉ có tác dụng cải thiện kết cấu bề mặt và làm săn chắc da mí mắt dưới chứ không thể thay thế cho phương pháp cắt mí. Phương pháp này không phải là không có hiệu quả nhưng nếu có bọng mắt do túi mỡ và quầng thâm thì laser sẽ không cải thiện được.
Đôi khi, bọng mắt có thể là do da chảy xệ gây nên. Nếu đúng là như vậy thì hiệu quả làm săn chắc da mà laser đem lại sẽ không đủ để khắc phục vấn đề mà vẫn cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bớt da. Tuy nhiên thì có thể kết hợp trị liệu bằng laser để cải thiện sự săn chắc của da và phẫu thuật để cắt bỏ phần da thừa.
Phương pháp điều trị được sử dụng còn phụ thuộc vào lượng da và mỡ thừa dưới mắt. Laser có thể có hiệu quả trong việc làm căng da nhưng thường trong những trường hợp có bọng mắt thì phải xử lý cả túi mỡ nữa. Túi mỡ này cần được cắt bớt hoặc di chuyển vị trí bằng cách phẫu thuật. Ngoài ra có thể kết hợp thêm phương pháp cấy/tiêm mỡ tự thân để khôi phục lại sự đầy đặn trong vùng trũng bên dưới bọng mắt.
Phẫu thuật mí mắt bằng laser (các laser CO2 Fractional như Fraxel Repair) là phương pháp ít xâm lấn hơn và vẫn có thể đem lại hiệu quả cao nếu như tình trạng da thừa, chảy xệ và nếp nhăn chỉ ở mức độ nhẹ đến vừa. Một khi đã xuất hiện các nếp nhăn sâu hơn, da chảy xệ nghiêm trọng ở mí mắt dưới và có bọng mắt lớn thì điều trị bằng laser là không đủ. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật tạo hình mí mắt dưới. Nếu bọng mắt không quá lớn thì có thể phẫu thuật qua đường rạch trong mí mắt. Phương pháp này có thể được kết hợp với phương pháp lột da hóa học hoặc tái tạo bề mặt da bằng laser CO2/Fraxel. Còn nếu bọng mắt quá lớn và kèm theo nhiều da thừa thì sẽ cần tạo đường rạch ngay bên dưới lông mi của mí dưới. Từ đường rạch này, túi mỡ phình ra gây bọng mắt sẽ được loại bỏ hoặc kéo xuống dưới và da chảy xệ cũng được cắt đi. Một số bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng tia laser như một công cụ thay cho dao mổ để cắt bỏ da và mỡ. Mặc dù được quảng cáo là có nhiều ưu điểm nhưng thực chất, khi được sử dụng cho mục đích này thì laser cũng không đem lại lợi ích nào đáng kể so với dao mổ thông thường cả.
Mặc dù laser có thể làm săn chắc da ở một mức độ nhất định nhưng hầu hết bệnh nhân có bọng mắt đều cần đến một phương pháp có hiệu quả cao hơn thế. Trong hầu hết các trường hợp thì tôi thường phải cắt bỏ ít nhất từ 3 – 6mm da thừa ở mí mắt dưới của bệnh nhân. Nếu chỉ điều trị bằng laser không thôi thì chưa đủ. Nếu lo sợ bị sẹo thì ca phẫu thuật có thể được thực hiện qua đường rạch trong mí mắt để không để lại sẹo bên ngoài da. Tuy nhiên thì vẫn sẽ cần đến đường rạch bên ngoài nếu có quá nhiều da thừa.
Ngoài ra cũng có thể thực hiện thêm phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser trong quy trình phẫu thuật này để nâng cao hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bọng mắt và cách điều trị tương ứng.
- Mỡ ổ mắt bị thoát vị: cần xử lý bằng cách phẫu thuật tạo hình mí mắt dưới và dịch chuyển túi mỡ. Có thể kết hợp thêm phương pháp tiêm filler hoặc tiêm mỡ tự thân.
- Tích nước: thường xảy ra ở những người trẻ. Nên ăn ít muối (<1000mg/ngày) và chườm ấm để giảm tình trạng sưng phù.
- Da thừa: phẫu thuật tạo hình mí mắt dưới hoặc tái tạo bề mặt da bằng laser Fractional.
- Trũng ở rãnh nước mắt: tiêm filler hoặc mỡ tự thân.
- Chảy xệ túi mỡ má: khắc phục bằng phương pháp căng da vùng giữa mặt hoặc cấy mỡ tự thân.
Laser có thể được sử dụng theo hai cách: một là làm công cụ cắt rạch da hoặc hai là để tái tạo bề mặt da. Tôi đoán bác sĩ của bạn khuyên nên tái tạo bề mặt da bằng laser để cải thiện các rãnh nhăn ở mí mắt. Theo như ảnh chụp thì tôi không nhìn thấy túi mỡ dưới mắt mà vùng phồng lên bên dưới lông mi có thể là do các cơ chuyển động mí mắt tạo nên. Có thể bạn không cần phải loại bỏ túi mỡ nhưng vẫn nên phẫu thuật tạo hình mí mắt (có thể là qua đường rạch ngoài da hoặc đường rạch bên trong mí mắt) để khắc phục một số vấn đề lão hóa mà laser không xử lý được.
Mỗi một người sẽ gặp phải những vấn đề này ở các mức độ khác nhau, và trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần phải đánh giá cả 3 vấn đề. Cả hai phương pháp cắt mí và điều trị bằng laser đều có thể xử lý các dấu hiệu lão hóa ở mí mắt nhưng laser thường chỉ có tác dụng đối với lớp da bên ngoài. Phương pháp này có thể làm săn chắc da để giảm nếp nhăn và rãnh nhăn nhưng không thể can thiệp đến lớp cơ hay mỡ.
Trong khi đó, với phương pháp phẫu thuật thì đường rạch sẽ được tạo ở bên dưới lông mi và kéo dài vào vùng các vết chân chim. Điều này cho phép loại bỏ cả phần da thừa lỏng lẻo, đồng thời điều chỉnh lại cả lớp mỡ bên dưới và làm săn chắc cơ mí mắt, cho ra kết quả hài hòa hơn và nhờ đó làm giảm bọng mắt cũng như là quầng thâm dưới mắt.
Kế hoạch điều trị thực tế sẽ được điều chỉnh theo đặc điểm và vấn đề cụ thể của từng người.
Trước tiên, bác sĩ sẽ phải xác định bạn có thực sự cần cắt mí dưới hay không. Nếu cả 3 túi mỡ nhỏ ở mí dưới đều bị thoát vị và gây ra bọng mắt thì phẫu thuật chắc chắn là giải pháp tốt nhất. Một số bác sĩ phẫu thuật hiện nay sử dụng tia laser để tạo đường rạch trong khi các bác sĩ khác lại vẫn dùng dao và kéo phẫu thuật thông thường nhưng quy trình và kết quả sau cùng đều như nhau. Laser chỉ đơn giản là một công cụ để cắt rạch da giống như dao và kéo.
Nguyên nhân gây nên vấn đề bọng mắt là do sự thoát vị của 3 túi mỡ nhỏ và chúng có thể được loại bỏ qua đường rạch bên trong mí mắt dưới. Nếu có da thừa thì sẽ cần rạch thêm một đường nhỏ ở sát lông mi để cắt bớt và kéo căng da mí mắt. Đường rạch này có thể được đóng lại bằng kéo dán mô phẫu thuật thay cho chỉ khâu.
Ưu điểm duy nhất của laser là đốt nóng các mô, giúp giảm bầm tím nhưng thường sẽ gây sưng nhiều hơn sau phẫu thuật.
Ngoài công dụng cắt rạch ra thì laser CO2 Fractional còn được sử dụng cho bề mặt da ở mí dưới để làm mờ các nếp nhăn còn lại sau khi phẫu thuật.
“Cắt mí bằng laser” có thể được hiểu theo một trong hai cách dưới đây:
- Dùng các loại laser Fractional, ví dụ như Fraxel để làm trẻ hóa vùng da bên dưới mắt. Đây là một phương pháp rất đơn giản vì không cần tạo đường rạch và thời gian lành da sẽ rất nhanh.
- Dùng tia laser để tạo đường rạch trong quy trình cắt mí thay cho dao mổ. Nếu đây là ý của bác sĩ thì theo tôi, bạn không nên lựa chọn cách này bởi việc dùng laser cũng chẳng tạo được sự khác biệt nào về mức độ bầm tím, mất máu trong quá trình phẫu thuật hoặc sưng sau phẫu thuật so với phẫu thuật bằng dao mổ bình thường.
Cá nhân tôi thường không sử dụng laser trong các ca phẫu thuật tạo hình mí mắt vì phương pháp cắt đốt điện có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với laser.
Nhiều bác sĩ cho rằng việc sử dụng tia laser làm công cụ cắt trong phẫu thuật sẽ giúp giảm bầm tím vì laser có tác dụng đóng các mạch máu khi cắt qua mô. Thực tế là laser chỉ có thể đóng hoặc đốt được các mạch máu ở kích thước nhất định.
Để rạch trên da và bóc tách trên bề mặt thì có thể dùng laser nhưng nó cũng không đem lại ích lợi hay sự khác biệt nào so với phương pháp cắt đốt điện, trong đó một dòng điện được truyền qua một đầu kim rất mảnh để cắt và đốt cùng một lúc, đồng thời cung cấp phản hồi về cảm giác tiếp xúc để tăng tính chính xác trong phẫu thuật. Mí mắt còn có những mạch máu lớn nên nếu sử dụng tia laser và cắt ngang một trong những mạch này, bác sĩ sẽ cần dừng lại và chuyển sang dùng đầu đốt điện để cầm máu nhưng lúc này sẽ rất khó xác định được nguồn chảy máu. Vấn đề này xảy ra rất phổ biến trong các trường hợp dùng laser để phẫu thuật loại bỏ mỡ ở mí mắt.
Một vấn đề khác của việc dùng laser là khó đánh giá được sự cân đối. Bác sĩ sẽ cần cắt mỡ bằng laser trong khi nhẹ nhàng kéo lớp mỡ ra bằng tay kia, điều này có thể dẫn đến chảy máu bất ngờ và lượng mỡ được loại bỏ không đồng nhất.
Một điều quan trọng hơn nữa là tính an toàn. Vì laser là một chùm ánh sáng có thể cắt qua bất cứ thứ gì trên đường đi của nó nên phải hết sức cẩn thận để kiểm soát vùng được xử lý. Đã từng có những trường hợp mà laser đi xuyên qua toàn bộ độ dày của mí mắt và cắt ngang ống dẫn nước mắt. Đây chỉ là một trong số những rủi ro mà laser gây ra trong khi phẫu thuật.
Tất nhiên, vẫn hoàn toàn có thể dùng laser để phẫu thuật tạo hình mí mắt nhưng những rủi ro có thể còn lớn hơn lợi ích mà nó mang lại. Hơn nữa, nếu laser thực sự là một cải thiện vượt trội hơn so với dao mổ thì đã được sử dụng phổ biến nhưng trên thực tế, phương pháp này lại được rất ít bác sĩ tin tưởng áp dụng.
Cắt mí dưới kết hợp dịch chuyển, phân bổ lại mỡ ổ mắt có nguy cơ khiến mắt bị trũng sâu theo thời gian không?
Trong quy trình cắt mí dưới kết hợp tái định vị, phân bổ lại vị trí mỡ ổ mắt, liệu vùng mỡ được lấy ra có bị trũng sâu theo thời gian không? Ngay cả khi không cắt bỏ đi chút mỡ nào mà chỉ phân bổ lại vị trí thì liệu có nguy cơ mỡ bị lấy đi quá nhiều từ vị trí ban đầu không?
- 4 trả lời
- 1515 lượt xem
Có cách nào loại bỏ mỡ dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
Tôi có bọng mắt và mỡ thừa ở mí mắt trên và dưới. Có cách nào để loại bỏ mỡ mà không cần phẫu thuật không?
- 7 trả lời
- 2765 lượt xem
Cách xử lý các nốt vàng do cholesterol tích tụ ở dưới mắt?
Dưới mắt tôi có các nốt vàng và bác sĩ nói là do cholesterol tích tụ, khuyên tôi nên phẫu thuật và đảm bảo là chỉ để lại sẹo nhỏ chứ không làm thay đổi hình dạng mắt. Nhưng nếu hình dạng của mắt bị thay đổi sau khi phẫu thuật thì có thể sửa được không? Tôi rất lo về việc phẫu thuật, sợ là Valium và thuốc gây tê tại chỗ sẽ không đủ để làm tê các dây thần kinh trong khi phẫu thuật. Bác sĩ còn kê Propofol cho tôi nhưng tôi nghe nói loại thuốc này có thể gây chết người. Vậy nếu chỉ sử dụng thuốc này cho ca phẫu thuật ngắn thì có sao không?
- 8 trả lời
- 1612 lượt xem
Phương pháp tạo hình mí mắt dưới có thể điều trị bọng mắt do di truyền không?
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?
- 6 trả lời
- 2136 lượt xem
Phương pháp nào là hiệu quả nhất để trẻ hóa vùng dưới mắt?
Tôi 33 tuổi và cảm thấy mặt mình già đi nhiều trong vài năm gần đây, đặc biệt là vùng quanh mắt. Tôi có quầng thâm và bọng mắt dù đã ngủ đủ giấc. Ngoài ra, khi cười, da dưới mắt còn bị nhăn nữa. Tôi muốn trẻ hóa vùng dưới mắt thì phương pháp nào là hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 1882 lượt xem
Cắt bọng mỡ mí mắt dưới có thể được thực hiện qua 2 vị trí đường rach, đường rạch qua kết mạc phía trong mí mắt và đường rạch ngoài da. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.
Thời gian luôn là kẻ thù của phái đẹp, làm thay đổi dung mạo nhan sắc của chị em phụ nữ.
Laser thẩm mỹ, sóng cao tần RF, tiêm Botox, tiêm filler, cắt mí dưới,..là những kỹ thuật thẩm mỹ thường được sử dụng để cải thiện và loại bỏ các nếp nhăn dưới mắt
Cắt mí dưới điều trị các vấn đề bọng mỡ mắt mi dưới, quầng thâm, nếp nhăn mí dưới và da dư chảy xệ chùng nhão mí dưới