Nên cắt mí hay tiêm filler để trị bọng mắt do di truyền?
Tiêm chất làm đầy có thể che đi bọng mắt nhưng lại có nguy cơ vón cục khá cao. Vì dì bạn đã từng phẫu thuật trước đây và giờ mắt bị trũng sâu nên tôi khuyên bạn đừng nên chọn cách phẫu thuật loại bỏ mỡ ở mí mắt dưới, mà thay vào đó là di chuyển túi mỡ để lấp đầy vào rãnh nước mắt (vùng lõm giữa mí mắt dưới và má). Cách này vừa có tác dụng loại bỏ bọng mắt và lại vừa có thể khôi phục lại được sự đầy đặn cho vùng trũng dưới mắt. Vùng dưới mắt của tất cả chúng ta đều bị mất đi một phần mô mềm khi về già và nếu còn phẫu thuật loại bỏ mỡ thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn. Quy trình dịch chuyển túi mỡ này có thể được thực hiện với kỹ thuật rạch qua kết mạc (đường rạch bên trong mí mắt dưới) hoặc rạch qua da (đường rạch ở trên bề mặt da).
Nếu như bạn vẫn muốn tiêm chất làm đầy thì nên chọn một bác sĩ có trình độ và kinh nghiệm vì mí mắt dưới là một trong những vị trí phức tạp nhất.
Vấn đề bọng mắt có thể được xử lý bằng một số phương pháp khác nhau. Nhiều bác sĩ thẩm mỹ thường sử dụng phương pháp tiêm chất làm đầy nhưng hiệu quả của các chất này đối với bọng mắt không bao giờ được như phương pháp phẫu thuật. Dựa trên ảnh chụp thì tôi khuyên bạn nên cắt mí dưới vì với phương pháp này, các túi mỡ gây bọng mắt sẽ được di chuyển xuống để lấp đầy vào vùng lõm bên dưới. Cách này sẽ giảm thiểu khả năng rãnh nước mắt bị trũng trở lại trong tương lai.
Mặc dù phương pháp tiêm chất làm đầy vẫn có hiệu quả nhưng các chất này thường không tồn tại được lâu và thậm chí chúng còn có thể khiến da dưới mắt bị đổi màu hoặc bầm tím. Hơn nữa, vì chất làm đầy không thể tồn tại vĩnh viễn nên bạn sẽ phải tiêm lại nhiều lần.
Dưới mắt của bạn có một lượng mỡ khá lớn nên việc dùng chính lượng mỡ này để lấp đầy vào vùng lõm dưới mắt là cách thích hợp nhất.
Tình trạng hốc mắt bị trũng sâu là do bác sĩ đã loại bỏ quá nhiều da và mỡ ở mí mắt trong quá trình phẫu thuật và vấn đề này hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại được.
Một dấu hiệu lão hóa rất phổ biến ở vùng dưới mắt là sự xuất hiện của bọng mắt mà trong hầu hết các trường hợp thì đều là do sự phình ra của các túi mỡ nằm phía sau mí mắt dưới. Có thể loại bỏ những túi mỡ này bằng cách phẫu thuật qua một đường rạch bên trong mí mắt dưới (đường rạch kết mạc) nếu không cần cắt bỏ da thừa hoặc qua đường rạch sát với lông mi dưới (đường rạch ngoài da) ở những người có da thừa ở mí mắt.
Giống như loại bỏ da thừa, khi loại bỏ túi mỡ thì bác sĩ cũng cần thực hiện cẩn thận, chỉ cắt đi một phần vừa đủ, không cắt hết toàn bộ để tránh làm cho đôi mắt bị trũng sâu, tạo vẻ mệt mỏi, già nua hơn trước. Rất nhiều bệnh nhân sau khi cắt mí đã phải cấy mỡ tự thân để cải thiện vấn đề không mong muốn này.
Ngoài phẫu thuật cắt bỏ, túi mỡ ở mí mắt dưới còn có thể được di chuyển xuống dưới để lấp đầy vào các vùng trũng xung quanh bọng mắt ví dụ như rãnh nước mắt.
Ở một số trường hợp, bọng mắt còn là do cơ bị lỏng lẻo và lúc này sẽ phải cắt bỏ bớt hoặc di chuyển cơ. Điều này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 60 trở lên. Quá trình này được thực hiện qua một đường rạch dưới mí mắt, kéo dài về phía đuôi vào vùng các vết chân chim.
Có nhiều phương pháp khác nhau để trẻ hóa cho mí mắt dưới. Đối với vấn đề bọng mắt do di truyền thì có thể khắc phục bằng cách tiêm chất làm đầy hoặc phẫu thuật tạo hình mí mắt qua đường rạch kết mạc và mỗi phương pháp này đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nếu như chọn tiêm chất làm đầy vào mí mắt dưới thì bạn sẽ không cần phải phẫu thuật nhưng cần tiêm lại 7 - 9 tháng một lần để duy trì kết quả.
Trong trường hợp của bạn, nếu được thực hiện một cách cẩn thận thì phương pháp cắt mí sẽ cho kết quả vượt trội hơn hẳn so với tiêm chất làm đầy và kết quả sẽ bền lâu trong suốt nhiều năm liền. Hơn nữa, phương pháp này lại rất an toàn. Ở độ tuổi của bạn thì chưa cần xử lý đến da mí mắt dưới mà chỉ cần loại bỏ hoặc phân bố lại túi mỡ gây bọng mắt là đủ. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu thuật.
Ở bên dưới mắt, ngoài bọng mắt ra thì còn có hai vấn đề phổ biến nữa rãnh nước mắt trũng và quầng thâm. Bên dưới da có các lớp mỡ và một phần mỡ này sẽ mất dần đi theo thời gian, đây là hiện tượng rất bình thường, có thể là kết quả do di truyền hoặc tác nhân từ bên ngoài, dẫn đến sự xuất hiện của một vùng trũng gọi là rãnh nước mắt. Việc trẻ hóa vùng này có thể không cần phẫu thuật hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào vấn đề của từng trường hợp. Vùng mí mắt dưới và rãnh nước mắt là vị trí rất khó để trẻ hóa và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về cấu tạo giải phẫu vùng mặt. Trước đây, vấn đề này thường được khắc phục bằng cách phẫu thuật loại bỏ túi mỡ nhưng phương pháp này dễ để lại hậu quả là mắt bị trũng sâu.
Nếu như chỉ bị bọng mắt và rãnh nước mắt thì có thể không cần phẫu thuật mà chỉ cần tiêm filler để làm đầy cho vùng bị lõm. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng quy trình này cũng đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ cao để cho ra kết quả như ý muốn và an toàn. Mặc dù đem lại hiệu quả trẻ hóa tự nhiên và là một phương pháp không cần phẫu thuật nhưng filler chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn và sẽ tan dần theo thời gian. Nếu muốn có kết quả lâu dài hơn thì có thể tiêm mỡ tự thân.
Ở những người vừa có rãnh nước mắt, bọng mắt và mí mắt xệ thì phẫu thuật tạo hình mí mắt dưới sẽ là giải pháp cần thiết.
Tiêm filler là một cách để cải thiện vùng bên dưới mắt bằng cách lấp đầy vào các vùng lõm, quầng thâm hai bên mũi, hay còn được gọi là vùng rãnh nước mắt. Đây là một giải pháp khá an toàn và hiệu quả. Nếu như không có mỡ thừa thì chỉ cần tiêm chất làm đầy thôi là được. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bọng mắt là do mỡ ổ mắt nhô ra gây nên. Giải pháp tốt nhất và lâu dài nhất vẫn là phẫu thuật loại bỏ mỡ thừa một cách vừa phải hoặc sử dụng mỡ để lấp vào rãnh nước mắt. Chất làm đầy đúng là có thể cải thiện được vấn đề nhưng không thể khắc phục hoàn toàn.
Ảnh chụp cho thấy vùng dưới mắt của bạn phồng lên đáng kể nhưng không có nhiều nếp nhăn trên da. Sự nhô ra của bọng mắt càng làm cho rãnh nước mắt trũng sâu hơn.
Bạn có thể chọn một trong các phương pháp sau để khắc phục vấn đề:
1. Cắt mí dưới (có thể qua đường rạch trong mí mắt hoặc bên ngoài da)
2. Loại bỏ một phần mỡ nhô ra và di chuyển phần còn lại xuống dưới.
3. Sử dụng phần mỡ đã cắt bỏ để cấy vào vùng rãnh nước mắt bằng cách bóc tách cơ và màng xương ở rìa ổ mắt.
4. Tiêm chất làm đầy Juvederm vào bên dưới các cơ ở mí mắt dưới
5. Tiêm filler Sculptra pha loãng vào ngay sát bên dưới rãnh nước mắt và sau đó xoa nắn nhẹ để đẩy filler lên trên, làm đầy cho vùng bị trũng.
Bên cạnh đó thì còn có thể lột da hóa học nhẹ ở mí mắt để làm mờ nếp nhăn và quầng thâm.
Cắt mí dưới hay tiêm filler/cấy mỡ là phù hợp nhất với tôi?
Tôi đang được khuyên xóa quầng thâm bằng cách cắt mí dưới, tiêm filler hoặc mỡ tự thân vào vùng mí dưới hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Các bác sĩ thấy tôi nên lựa chọn phương pháp nào? Nếu không tiêm filler mà chỉ cắt mí dưới thì liệu mí mắt tôi có bị trũng sâu sau phẫu thuật không? Hoặc nếu chỉ tiêm mà không phẫu thuật thì có khiến mí mắt trông sưng phồng nhiều quá không?
- 5 trả lời
- 1012 lượt xem
Trường hợp của tôi nên tiêm filler hay phẫu thuật cắt mí dưới?
Tôi 40 tuổi và vùng dưới mắt bị trũng do di truyền. Tôi thực sự muốn thực hiện quy trình phẫu thuật nào đó có được kết quả lâu dài. Nhưng một bác sĩ phẫu thuật mắt nói rằng tôi không phù hợp với cắt mí dưới, nó sẽ không giúp mắt tôi trông đẹp hơn. Tuy nhiên tôi lại thấy quy trình này mang lại kết quả rất ấn tượng ở nhiều người có tình trạng giống tôi. Vậy tôi nên làm gì, tiêm thêm filler hay cắt bỏ bớt mỡ dưới mắt.
- 4 trả lời
- 871 lượt xem
Mí dưới trũng sâu và có bọng mỡ: có thể khắc phục bằng cách tiêm filler hay cần phẫu thuật cắt mí dưới?
Từ lúc còn trẻ tôi đã bị quầng thâm dưới mắt rồi. Bây giờ 53 tuổi hai bên quầng thâm đã dần trở nên trũng sâu, thành rãnh nước mắt. Ngoài ra tôi cũng có bọng mỡ phồng ra, tròn tròn ở góc ngoài mí dưới, và bọng mỡ nhỏ hơn, kiểu dài dài ở ngay phía trên rãnh nước mắt. Liệu vấn đề của tôi có thể khắc phục được bằng cách tiêm filler không, hay cần phẫu thuật giải phóng cấu trúc Arcus Marginalis (vùng giao nhau giữa vách ngăn ổ mắt và màng xương), hay cần phẫu thuật cắt mí dưới? Ngoài ra dùng huyết tương giàu tiểu cầu như một chất làm đầy thì có được không?
- 5 trả lời
- 1766 lượt xem
Vùng dưới mắt và má trũng sâu, đã cấy mỡ, tiêm Restylane, Radiesse nhưng không hiệu quả: Liệu có phương pháp nào khác không, hay có cần cắt mí dưới không?
Vùng giữa má và dưới mắt của tôi bị trũng sâu, mất thể tích mô mặc dù tôi mới 30 tuổi. Tôi đã thử cấy mỡ tự thân 4 lần nhưng kết quả rất kém. Không biết có nên cấy mỡ lần nữa không vì thực sự cũng hơi nản. Tôi cũng đã thử tiêm Restylane và Radiesse nhưng thậm chí còn không thấy thể tích mô tăng lên. Liệu có các phương pháp nào khác không?
- 4 trả lời
- 1193 lượt xem
Tiêm Steroid vào mô sẹo sau cắt mí có những nguy cơ gì?
7 tháng trước bác sĩ phẫu thuật đã đặt miếng ghép bằng niêm mạc cứng từ vòm miệng cứng (hard palate) vào mí dưới để khắc phục tình trạng mí xệ (do quy trình phẫu thuật trước đó). Ông ấy hài lòng khi miếng ghép đã cố định được hình dạng mí dưới nhưng mí vẫn bị kéo xuống khi tôi há miệng. Bước tiếp theo ông ấy nói là sẽ tiêm steroid để phá vỡ mô sẹo và hi vọng sẽ cải thiện được tình trạng mí dưới bị kéo xệ này. Vậy tiêm như này sẽ có những rủi ro gì? Tác dụng của việc tiêm có kéo dài vĩnh viễn không hay là tôi sẽ cần tiêm lặp lại để duy trì?
- 2 trả lời
- 805 lượt xem
Hàn Quốc và Nhật Bản – 2 quốc gia nổi tiếng về thẩm mĩ mí mắt, đã từng có thời gian chạy theo “trend” mí to theo Phương Tây, nhưng hiện nay hầu hết các bác sĩ, bệnh nhân đều hiểu rõ tiềm ẩn, rủi ro của việc này nên đã đi theo xu hướng tạo nếp mí vừa phải, tự nhiên. Nhưng, Việt Nam của chúng ta lại đang đi vào vết xe đổ của họ.