Tiêm Steroid vào mô sẹo sau cắt mí có những nguy cơ gì?
Đầu tiên, rất khó xác định được mí mắt của bạn đang gặp tình trạng gì từ bức ảnh bạn cung cấp. Khi bạn tì cằm xuống và nhìn lên trên như vậy thì mí mắt dưới của bạn sẽ ở trạng thái được kéo căng tối đa. Ngay cả mắt bình thường cũng có thể bị kéo xệ ra khỏi mắt khi ở tư thế này. Chỉ có thể xác định được tình trạng mắt khi đầu bạn ở tư thế thẳng bình thường nhìn về phía trước và khi bạn nhẹ nhàng nhìn xuống để đọc. Do đó, cần kiểm tra trực tiếp mới xác định được chính xác tình trạng của bạn.
Thứ hai, tiêm steroid không mang lại tác dụng nhiều trong việc khắc phục co rút sẹo, trong khi đó lại có nguy cơ gây teo mô. Có thể thực hiện bằng cách tiêm một cách thận trọng, vì steroid có thể khiến các cấu trúc dây chẳng tự nhiên của mí mắt giãn lỏng ra thêm. Vì vậy, nếu muốn bạn vẫn có thể thử giảm sẹo bằng phương pháp này, nhưng cần thực hiện một cách thận trọng và với nồng độ thấp.
Thứ 3, miếng ghép niêm mạc cứng từ vòm miệng sử dụng để chỉnh sửa mí dưới co rút là một lựa chọn khá đúng đắn. Miếng ghép từ vật liệu này chắc chắn và cho hiệu quả cao hơn so với mô sinh học như Alloderm. Tuy nhiên đây là vật liệu khó thu lấy và thường cần nha sĩ đặt một loại stent vòm miệng, nếu không, vòm miệng có thể bị chảy máu sau phẫu thuật và khiến bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu. Ghép niêm mạc cứng từ vòm miệng có nhiều ưu điểm hơn Alloderm rất nhiều. Mặc dù Alloderm rất tiện lợi vì không mất thời gian thu lấy, không cần đặt stent vòm miệng để bảo vệ, nhưng đây không phải vật liệu ghép đệm đáng tin cậy để tái tạo mí mắt. Nó không giúp giữ và duy trì được hình dạng mí dưới như mong muốn và miếng ghép này tự nó sẽ biến mất sau vài tháng. Alloderm chủ yếu được sử dụng trong các trường hợp mí dưới bị lệch ở mức độ nhỏ mà không cần ghép vĩnh viễn để duy trì hình dạng mí dưới. Nhưng miếng ghép niêm mạc cứng từ vòm miệng cứng thì hoàn toàn có thể giúp duy trì hình dạng mí dưới, đây là lựa chọn không gì có thể thay thế được khi muốn tái tạo mí dưới, khắc phục các tình trạng như co rút mí hay xệ mí.
Đọc thêm:
Đặt miếng ghép niêm mạc cứng từ vòm miệng (Hard palate) được coi là tiêu chuẩn vàng để khắc phục tình trạng co rút mí dưới. Tuy nhiên tác dụng phụ tiêu cực từ quy trình này là đau ở vòm miệng, vết thương có thể mất vài tuần để lành lại. Trong trường hợp này, miếng bảo vệ vòm miệng hoặc nẹp nha khoa sẽ rất hiệu quả trong việc giảm đau miệng, đôi khi dùng một đợt ngắn thuốc steroid cũng có thể giúp giảm đau. Sau bất kỳ ca phẫu thuật nào tình trạng hình thành sẹo có thể xảy ra và đây có thể là vấn đề xảy ra trong giai đoạn hậu phẫu của bạn. Giảm thiểu sẹo bằng cách tiêm một số loại thuốc đôi khi có thể giảm nguy cơ co rút sẹo. Tôi thường dùng kết hợp 5 Fluorouracil với Kenalog steroid nồng độ thấp. Đúng là tiêm steroid có nguy cơ dẫn đến teo mô, nhưng sử dụng steroid nồng độ thấp với 5FU sẽ có nguy cơ thấp hơn. Chưa có bất kỳ thử nghiệm nào xác nhận những nguy cơ liên quan đến steroid, hầu hết chỉ dựa trên các bằng chứng truyền tai nhau, nhưng theo tôi việc nỗ lực giảm sẹo theo cách này chắc chắn sẽ đạt được một số lợi ích khi được áp dụng đúng cách.
Nên cắt mí hay tiêm filler để trị bọng mắt do di truyền?
Tôi có bọng mắt do di truyền và đang rất muốn loại bỏ. Tôi đã thử tất cả các loại kem, phương pháp điều trị tại nhà nhưng không có hiệu quả. Dì tôi cũng có bọng mắt và đã từng phẫu thuật 10 năm trước nhưng bây giờ hốc mắt lại bị trũng sâu. Tôi không muốn bị thế nên đang định là sẽ chỉ tiêm filler vào rãnh nước mắt bên dưới thôi. Cách này có hiệu quả không hay vẫn cần phải phẫu thuật?
- 8 trả lời
- 5251 lượt xem
Cắt mí dưới hay tiêm filler/cấy mỡ là phù hợp nhất với tôi?
Tôi đang được khuyên xóa quầng thâm bằng cách cắt mí dưới, tiêm filler hoặc mỡ tự thân vào vùng mí dưới hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Các bác sĩ thấy tôi nên lựa chọn phương pháp nào? Nếu không tiêm filler mà chỉ cắt mí dưới thì liệu mí mắt tôi có bị trũng sâu sau phẫu thuật không? Hoặc nếu chỉ tiêm mà không phẫu thuật thì có khiến mí mắt trông sưng phồng nhiều quá không?
- 5 trả lời
- 1013 lượt xem
Trường hợp của tôi nên tiêm filler hay phẫu thuật cắt mí dưới?
Tôi 40 tuổi và vùng dưới mắt bị trũng do di truyền. Tôi thực sự muốn thực hiện quy trình phẫu thuật nào đó có được kết quả lâu dài. Nhưng một bác sĩ phẫu thuật mắt nói rằng tôi không phù hợp với cắt mí dưới, nó sẽ không giúp mắt tôi trông đẹp hơn. Tuy nhiên tôi lại thấy quy trình này mang lại kết quả rất ấn tượng ở nhiều người có tình trạng giống tôi. Vậy tôi nên làm gì, tiêm thêm filler hay cắt bỏ bớt mỡ dưới mắt.
- 4 trả lời
- 871 lượt xem
Mí dưới trũng sâu và có bọng mỡ: có thể khắc phục bằng cách tiêm filler hay cần phẫu thuật cắt mí dưới?
Từ lúc còn trẻ tôi đã bị quầng thâm dưới mắt rồi. Bây giờ 53 tuổi hai bên quầng thâm đã dần trở nên trũng sâu, thành rãnh nước mắt. Ngoài ra tôi cũng có bọng mỡ phồng ra, tròn tròn ở góc ngoài mí dưới, và bọng mỡ nhỏ hơn, kiểu dài dài ở ngay phía trên rãnh nước mắt. Liệu vấn đề của tôi có thể khắc phục được bằng cách tiêm filler không, hay cần phẫu thuật giải phóng cấu trúc Arcus Marginalis (vùng giao nhau giữa vách ngăn ổ mắt và màng xương), hay cần phẫu thuật cắt mí dưới? Ngoài ra dùng huyết tương giàu tiểu cầu như một chất làm đầy thì có được không?
- 5 trả lời
- 1766 lượt xem
Vùng dưới mắt và má trũng sâu, đã cấy mỡ, tiêm Restylane, Radiesse nhưng không hiệu quả: Liệu có phương pháp nào khác không, hay có cần cắt mí dưới không?
Vùng giữa má và dưới mắt của tôi bị trũng sâu, mất thể tích mô mặc dù tôi mới 30 tuổi. Tôi đã thử cấy mỡ tự thân 4 lần nhưng kết quả rất kém. Không biết có nên cấy mỡ lần nữa không vì thực sự cũng hơi nản. Tôi cũng đã thử tiêm Restylane và Radiesse nhưng thậm chí còn không thấy thể tích mô tăng lên. Liệu có các phương pháp nào khác không?
- 4 trả lời
- 1193 lượt xem
Hàn Quốc và Nhật Bản – 2 quốc gia nổi tiếng về thẩm mĩ mí mắt, đã từng có thời gian chạy theo “trend” mí to theo Phương Tây, nhưng hiện nay hầu hết các bác sĩ, bệnh nhân đều hiểu rõ tiềm ẩn, rủi ro của việc này nên đã đi theo xu hướng tạo nếp mí vừa phải, tự nhiên. Nhưng, Việt Nam của chúng ta lại đang đi vào vết xe đổ của họ.