Mụn Trên Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Mụn trên đầu là một vấn đề rất khó chịu, thường đi kèm gàu, ngứa ngáy da đầu và đau khi chạm tay lên mụn. Mụn trên đầu thường khó trị hơn mụn trên mặt và hơn nữa lại không thể nặn. Mụn trên đầu không chỉ gây khó chịu, phiền toái mà còn có thể dẫn đến viêm da đầu mãn tính hoặc rụng tóc, mỏng tóc và các mảng mất tóc.
Dưới đây là những điều cần biết về mụn trên đầu, gồm có nguyên nhân, đặc điểm, những vấn đề có thể phát sinh và cách điều trị.
Mụn trên đầu là gì?
Mụn trên đầu xảy ra khi lỗ chân lông hay nang tóc bị tắc nghẽn. Khu vực hay bị mụn nhất là vùng chẩm và dọc theo đường chân tóc. Mụn trên đầu trông cũng giống như mụn trứng cá ở mặt, ngực, lưng và do cùng một nguyên nhân gây ra nhưng nguy cơ hình thành mụn trên đầu thường thấp hơn so với các vị trị khác trên cơ thể.
Mụn trên đầu có dạng mụn nước, chảy dịch khi vỡ, thường đi kèm ngứa, đỏ và đau khi chạm tay lên. Mụn trên đầu có thể bị nhiễm trùng và biến thành mụn mủ.
Mụn trên đầu đa phần hình thành do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, ví dụ như trong giai đoạn trước khi có kinh nguyệt hoặc khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Mụn trên đầu thường tự biến mất sau một thời gian nhưng đôi khi tình trạng này kéo dài cho đến 40 - 60 tuổi.
Nguyên nhân gây mụn trên đầu
Mụn trên đầu hình thành do lỗ chân lông hay nang tóc bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây tắc nghẽn thường là do sự tích tụ tế bào chết, bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu. Nhiều người nghĩ rằng mụn là do bụi bẩn nhưng mụn da đầu có thể xảy ra ở cả những người thường xuyên gội đầu. Lý do là bởi tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông có thể là do nhiều nguyên nhân chứ không riêng gì bụi bẩn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mụn da đầu gồm có:
Dầu thừa trên da đầu
Nang tóc của con người có các tuyến bã nhờn. Tuyến bã nhờn có chức năng tạo ra dầu bao phủ tóc và da đầu để giữ ẩm cho tóc. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều dầu thì sẽ dẫn đến các vấn đề không mong muốn và một trong số đó là mụn.
Khi dầu thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông, lượng dầu do tuyến bã nhờn tạo ra sẽ không thể thoát ra ngoài mà tích tụ lại cùng với bụi bẩn hoặc tế bào chết. Điều này dẫn đến hình thành mụn trên da đầu.
Bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông còn có thể dẫn đến mụn viêm do da đầu có nấm và vi khuẩn tồn tại tự nhiên. Bình thường, nấm và vi khuẩn tồn tại ở trạng thái cân bằng và không gây ra bất kỳ tác hại nào. Tuy nhiên, khi da đầu có quá nhiều dầu, vi khuẩn sẽ ăn dầu và nhanh chóng tăng lên về số lượng. Nấm và vi khuẩn sinh sôi quá mức trong các lỗ chân lông vốn bị tắc nghẽn bởi dầu sẽ gây viêm hay nhiễm trùng và hình thành nên mụn mủ.
Bụi bẩn tích tụ
Mụn trên đầu hình thành do sự tích tụ bụi bẩn, tế bào da chết và bã nhờn trong lỗ chân lông. Điều này có thể xảy ra do không thường xuyên gội đầu. Nhiều thành phần khác nhau có thể kết hợp với bã nhờn trên da đầu và gây bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dầu từ tuyến bã nhờn sẽ không thể chảy ra ngoài và tích tụ lại cùng bụi bẩn, dẫn đến nổi mụn.
Mụn do nội tiết tố
Mụn da đầu có thể là do nội tiết tố (hormone). Điều này có thể xảy ra ở cả phụ nữ và nam giới.
Ở nam giới, mụn trên đầu thường là do hormone androgen. Lượng hormone androgen trong cơ thể sẽ tăng lên khi nam giới bước vào tuổi vị thành niên. Nồng độ androgen tăng cao sẽ khiến cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và điều này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông – nguyên nhân gây nổi mụn trên đầu, mặt, ngực, lưng và các vùng khác trên cơ thể.
Ở phụ nữ, mụn nội tiết thường là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone. Mụn trên đầu ở phụ nữ thường xuất hiện trong giai đoạn trước khi bắt đầu có kinh nguyệt, khi bước vào thời kỳ mãn kinh và giai đoạn sau khi sinh.
Đây là những giai đoạn mà nồng độ nội tiết tố nữ thay đổi. Điều này khiến cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn.
Viêm nang tóc
Những sẩn nhỏ giống như mụn trên da đầu có thể là viêm nang tóc. Viêm nang tóc có thể xảy ra do các hành động như cạo, gãi da đầu, giật tóc hoặc buộc tóc quá chặt. Những hành động này tạo ra vết thương hở và tạo điều kiện cho khiến nấm hoặc vi khuẩn vốn tồn tại trên da đầu xâm nhập vào nang tóc và dẫn đến viêm.
Viêm nang tóc có đặc điểm tương tự như mụn nhưng vẫn có một số điểm khác biệt. Viêm nang tóc đa phần có dạng sẩn nhỏ chứa mủ, xung quanh sưng đỏ và tóc vẫn mọc ra từ nang tóc. Viêm nang tóc thường được điều trị tương tự như mụn trên đầu bằng cách dùng các chất kháng khuẩn kết hợp giữ vệ sinh da đầu cẩn thận.
Đặc điểm của mụn trên đầu
Mụn trên đầu cũng có nhiều dạng giống như mụn ở những vùng khác trên cơ thể.
Mụn nhẹ
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá mở, có nghĩa là có thể nhìn thấy nhân mụn từ bên ngoài. Mụn đầu đen không viêm, không đau, không tấy đỏ và có nhân cứng. Mụn đầu đen hình thành do bã nhờn, tế bào da chết và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông, một phần nhô ra ngoài, tiếp xúc với không khí, bị oxy hóa và chuyển màu đen.
Có thể điều trị mụn đầu đen bằng cách bôi thuốc kết hợp với nặn mụn đúng cách.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng là mụn kín. Nguyên nhân gây mụn đầu trắng cũng tương tự như mụn đầu đen, đó là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết nhưng do không tiếp xúc với không khí nên có màu trắng và không nhìn thấy nhân mụn từ bên ngoài. Khi chạm tay lên, mụn đầu trắng có cảm giác mềm. Nhân mụn nằm sâu bên trong và khó nặn. Nếu không được điều trị, mụn đầu trắng có thể bị nhiễm trùng và trở thành mụn viêm.
Mụn vừa
Mụn đỏ
Mụn đỏ (papule) là một dạng mụn viêm có đặc điểm là những sẩn nhỏ màu đỏ, kín, nổi trên bề mặt da, sưng và đau khi chạm. Đó là mụn đầu trắng bị nhiễm trùng. Nếu bị trầy xước hoặc không được điều trị, mụn đỏ có thể bị viêm ngày càng nặng hơn và trở thành mụn mủ lớn.
Mụn mủ
Mụn mủ (pustule) là một dạng mụn viêm hình thành khi nang tóc bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, cơ thể sẽ gửi các tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt và ngăn không cho những tác nhân này xâm nhập vào các khu vực khác của cơ thể. Quá trình này dẫn đến phản ứng viêm. Vi khuẩn, nấm cùng tế bào bạch cầu chết đi sẽ tạo thành mủ bên trong mụn.
Biểu hiện của mụn mủ là sẩn kín, nổi trên bề mặt da, đau, sưng đỏ xung quanh và ở giữa có mủ trắng hoặc vàng.
Mụn mủ trên đầu có thể gây rụng tóc không được điều trị. Việc gãi, chải tóc có thể vô tình làm vỡ mụn, dẫn đến hình thành sẹo và điều này sẽ tạo thành những vùng da đầu nhỏ không có tóc.
Mụn nặng
Mụn bọc
Mụn bọc (nodule) trên đầu thường trông giống mụn nước lớn màu đỏ. Đôi khi nhìn từ bên ngoài sẽ không nhìn thấy mụn bọc nhưng khi chạm tay lên, mụn bọc có cảm giác cứng, sưng tấy và đau. Mụn bọc xảy ra do nhiễm vi khuẩn gây viêm kéo dài ở sâu dưới da.
Nếu không được điều trị đúng cách, mụn bọc sẽ để lại sẹo và sẹo có thể tạo thành những mảng da đầu không có tóc.
Mụn nang
Mụn nang (cyst) là một dạng mụn lớn, hình thành do nhiễm trùng nghiêm trọng. Mụn nang có đặc điểm là cứng và tấy đỏ, kích thước lớn hơn so với các dạng mụn khác và gây đau nhiều hơn. Một số người bị mụn trên đầu và sau đó bị đau đầu. Loại mụn đó rất có thể là mụn nang.
Nếu không được điều trị đúng cách, mụn nang có thể tạo thành sẹo lớn và gây ra những mảng hói vĩnh viễn giống như các loại mụn viêm khác. Điều quan trọng là phải điều trị tình trạng viêm trước khi có quá nhiều nang tóc bị phá hủy.
>>> Xem thêm: Dịch vụ cấy tóc tại Hà Nội
Những vấn đề phát sinh do mụn trên đầu
Thi thoảng nổi mụn trên đầu là điều bình thường nhưng nếu tình trạng nổi mụn kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên thì sẽ phải có biện pháp điều trị. Mụn trên đầu không hoàn toàn giống mụn trứng cá trên mặt và có thể dẫn đến các vấn đề dưới đây.
Đau hoặc nhức ở vị trí nổi mụn
Mụn có thể bị sưng tấy và gây đau, đặc biệt là mụn viêm. Điều này là do phản ứng của hệ miễn dịch nhằm ngăn cản các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Trên da tồn tại một loại vi khuẩn có tên là P.acnes (Propionibacterium acnes). Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào lỗ chân lông và đi vào bên trong cơ thể. Khi phát hiện sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn P. acnes, hệ miễn dịch sẽ tấn công để tiêu diệt vi khuẩn và điều này gây ra tình trạng viêm.
Đó là lý do tại sao mụn viêm thường có cảm giác đau, sưng đỏ và nóng ấm ở vùng da xung quanh.
Mụn trên đầu có thể gây đau da đầu. Tuy nhiên, nếu là nhức đầu thì khả năng cao không phải do mụn mà là do các nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết, thể trạng hoặc do căng thẳng.
Ngứa ngáy, kích ứng
Tình trạng ngứa ngáy khó chịu và kích ứng da đầu đi kèm mụn trên đầu thường là do da đầu bị khô. Mụn hình thành khi bụi bẩn, tế bào da chết và dầu thừa làm bít tắc lỗ chân lông. Điều này làm cho dầu từ tuyến bã nhờn không thể chảy ra khỏi các nang tóc.
Do không được giữ ẩm nên da ở những khu vực có lỗ chân lông bị bít tắc sẽ trở nên khô và dễ kích ứng, gây ngứa ngáy. Càng gãi, da đầu lại càng bong tróc và dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông nặng hơn.
Da đầu bong tróc
Da đầu bị bong tróc hay gàu có thể xảy ra trước và sau khi bị mụn trên đầu. Nếu da đầu bị bong tróc trước khi nổi mụn thì tình trạng này thường là do các nguyên nhân khác như da đầu quá khô hoặc do dị ứng hóa chất. Các vảy da nhỏ kết hợp cùng với dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn trên da đầu.
Nếu da đầu bị bong tróc sau khi nổi mụn thì nguyên nhân thường là do mụn. Nhân mụn gây tắc lỗ chân lông, khiến dầu từ tuyến bã nhờn không thể chảy ra ngoài để giữ ẩm cho da đầu và điều này khiến da trở nên khô, bong tróc.
Viêm da đầu
Viêm da đầu là một bệnh ngoài da nghiêm trọng hơn mụn da đầu. Khi vi khuẩn hoặc nấm gây viêm bị tiêu diệt, mụn sẽ tự biến mất và vùng da đó trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm ảnh hưởng đến các tuyến bã nhờn thì có thể gây viêm da đầu kéo dài và thậm chí là mãn tính.
Viêm da đầu có biểu hiện là nổi mẩn đỏ, ngứa, đau rát, bong tróc da và nhiều gàu. Tình trạng viêm da đầu thường trở nên trầm trọng hơn khi có sự tác động của các yếu tố như thay đổi thời tiết, nắng nóng, ẩm ướt, thức ăn, bia rượu hoặc sức khỏe suy yếu.
Có rất nhiều cách để điều trị viêm da đầu và hầu hết đều tương tự như các cách trị mụn trên đầu, chẳng hạn như sử dụng dầu gội đầu chứa chất diệt nấm hoặc chất diệt khuẩn, thuốc steroid hoặc liệu pháp ánh sáng
Rụng tóc
Cả mụn viêm và mụn không viêm trên đầu đều có thể gây rụng tóc.
Nếu không được điều trị, mụn không viêm sẽ to dần. Khi nặn mụn hoặc để nhân mụn tự rụng, nhân mụn sẽ để lại lỗ hổng lớn trong lỗ chân lông. Tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông nghiêm trọng và sâu có thể làm hỏng nang tóc. Điều này dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, mụn có thể để lại sẹo và sẹo sẽ khiến tóc không thể mọc trở lại, tạo thành những mảng da đầu không có tóc.
Mụn viêm lại càng nguy hiểm hơn. Khi tình trạng viêm không được điều trị, vi khuẩn sẽ lây lan rộng. Tình trạng viêm sâu dưới da có thể phá hủy một số tế bào nang tóc và gây rụng tóc. Tóc rụng có thể xảy ra trên diện rộng chứ không phải chỉ ở khu vực bị mụn.
Tình trạng viêm có thể gây hình thành sẹo, làm hỏng vĩnh viễn chân tóc và dẫn đến rụng tóc, hói đầu ở vùng bị viêm. Vì vậy nên cần phải đi khám bác sĩ khi bị nổi mụn trên đầu để được tư vấn điều trị.
Cách trị mụn trên đầu
Có rất nhiều cách để trị mụn trên đầu, tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nổi mụn.
Giữ cho tóc và da đầu sạch sẽ
Giữ cho tóc và da đầu sạch sẽ là điều rất cần thiết. Gội đầu là bước cơ bản để làm sạch tóc và da đầu. Nếu sống ở nơi có khí hậu nắng nóng, bạn nên gội đầu 3 - 4 lần một tuần. Đât là tần suất gội đầu phù hợp để giữ cho tóc và da đầu sạch sẽ mà không làm mất sự cân bằng dầu trên da đầu.
Nên gội đầu bằng nước mát hoặc nước ấm, không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tránh khiến cho da đầu bị khô và bong tróc. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mụn trên da đầu.
Chọn dầu gội có chứa thành phần tốt cho da đầu
Khi bị mụn trên đầu, bạn có thể sẽ phải sử dụng dầu gội có chứa chất diệt nấm hoặc chất kháng khuẩn. Ngoài ra, dầu gội nên chứa các thành phần có tác dụng bổ sung độ ẩm để duy trì sự cân bằng dầu và ngăn ngừa bong tróc da hoặc các thành phần giúp kiểm soát số lượng vi khuẩn trên da đầu. Không sử dụng dầu gội có chứa hóa chất gây hại cho da đầu hoặc chất tẩy rửa mạnh.
Ví dụ, bạn có thể chọn dầu gội có chứa các thành phần như:
- Các loại dầu tự nhiên như dầu dừa (coconut oil), dầu quả bơ (avocado oil), dầu jojoba hoặc dầu hạnh nhân (almond oil)…
- Chiết xuất thảo mộc như bạc hà (mint), hương thảo (rosemary), trà xanh (green tea), lá neem,...
- Nha đam: có tác dụng tăng độ ẩm cho tóc và da đầu
- Dầu tràm trà (tea tree oil): có tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây mụn, đồng thời kiểm soát bã nhờn trên da đầu
Nếu bị mụn nặng, bác sĩ da liễu sẽ kê các loại dầu gội đặc trị có chứa chất chống viêm, chất diệt nấm hoặc kháng khuẩn. Một số thành phần thường có trong các loại dầu gội này là ketoconazole hay selenium sulfide để diệt nấm da đầu, pyrithione zinc để diệt nấm và vi khuẩn hoặc hắc ín (tar) để giảm viêm.
Khi bị mụn trên đầu thì nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân gây mụn trước và sau đó bác sĩ sẽ tư vấn loại dầu gội phù hợp.
Không nặn hay cạy mụn
Không nên nặn, cạy hay sờ tay lên mụn trên đầu. Vì nặn hay cạy mụn có thể tạo ra vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nặng hơn. Ngoài ra, việc nặn cạy còn làm tổn thương các tế bào da, khiến da bị thâm, vết thương chậm lành và hình thành sẹo.
Điều trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc trị mụn da đầu mà bạn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bị mụn nặng và đã thử dùng dầu gội kháng khuẩn hoặc thuốc chống viêm mà không hiệu quả thì nên đi khám để bác sĩ kê thuốc điều trị. Các loại thuốc điều trị mụn trên đầu có cả dạng uống và dạng bôi.
Một số ví dụ về thuốc kê đơn để điều trị mụn trên đầu là steroid, thuốc kháng nấm và kháng sinh đường uống, isotretinoin - một loại thuốc trong nhóm dẫn xuất vitamin A. Isotretinoin được sử dụng để điều trị mụn nặng.
Liệu pháp ánh sáng
Để da đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một cách để trị mụn trên đầu. Tia cực tím trong ánh nắng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây mụn. Có thể kết hợp cùng một số loại thuốc giúp tăng tốc độ phản ứng da.
Mặc dù đây là một phương pháp tự nhiên dễ thực hiện nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trao đổi với gặp bác sĩ trước khi thử liệu pháp ánh sáng để trị mụn trên đầu. Bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc cần dùng, thời gian và tần suất tiếp xúc với ánh nắng để trị mụn một cách an toàn.
Kết luận
Mụn trên đầu không phải là vấn đề lớn nhưng nếu đã chuyển sang mãn tính thì sẽ rất khó giải quyết. Mụn trên đầu có thể để lại sẹo và dẫn đến rụng tóc Do đó, nếu tình trạng mụn trên đầu kéo dài dai dẳng hoặc xảy ra thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ đa liễu để điều trị trước khi mụn lan rộng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.
>>> Tham khảo: Tổng Hợp 99+ Kiểu Tóc Đẹp Đón Tết Nguyên Đán
Tham vấn y khoa: Viện cấy tóc Absolute
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới
Tổng hợp các nguyên nhân gây rụng tóc, tóc thưa, tóc mỏng và cách điều trị
Hói đỉnh đầu có những nguyên nhân nào và cách điều trị như thế nào. Rất nhiều người quan tâm về vấn đề này, chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây...
Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.
- 3 trả lời
- 1185 lượt xem
Sau cấy tóc 5 ngày thì tóc đã chắc chắn chưa? Làm sao để biết nếu nang tóc bị bật ra? Có phải nhận biết qua chảy máu hay không?
- 4 trả lời
- 779 lượt xem
Chào các bác sĩ, đã có bác sĩ nào chỉ cấy 1000-1500 cụm nang tóc cho bệnh nhân bị hói độ 6 chỉ vì tóc ở vùng đằng sau đầu quá thưa không. Nếu có thể, mong các bác sĩ đăng kèm ảnh trước và sau phẫu thuật.
- 14 trả lời
- 4313 lượt xem
Tôi 23 tuổi sắp sang tuổi 24. Tôi có khuôn mặt trẻ con baby đến mức không thể chịu được. Trông tôi không giống với độ tuổi của mình, luôn trẻ hơn khoảng 5,6 tuổi. Lúc nào tôi cũng được nhận xét là có khuôn mặt trẻ con, điều này làm tôi rất mệt mỏi. Tôi không thể mọc bất kỳ sợi lông nào trên mặt, hoặc nếu có thì chỉ sau 1 tuần lại láng mịn. Nghĩa là tôi không thể để kiểu ria mép goatee hay thậm chí là một bộ râu mà thực sự khiến tôi cảm thấy tốt hơn. Có cách nào để kích thích mọc râu trên mặt không?
- 9 trả lời
- 1932 lượt xem
Tôi có một vị trí mất tóc ở ngay bên trên tai. Vùng tóc mai của tôi trông có vẻ cao hơn và gần như biến mất. Một bên đường viền chân tóc thực sự trông không còn rõ nét từ trước khi tôi thực hiện căng da mặt, trong khi bên kia hoàn toàn bình thường. Giờ tôi có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?
- 8 trả lời
- 4897 lượt xem
Tôi ghét vầng trán quá cao của mình và tự hỏi liệu có thể thu gọn nó bằng quy trình cấy tóc không, hạ thấp đường viền chân tóc xuống được không?