Mông Biến Dạng Lồi Lõm, Vón Cục, Bất Đối Xứng Sau Cấy Mỡ
Những vấn đề này thường là do bác sĩ thực hiện tay nghề không tốt và do các biến chứng khác để lại như nhiễm trùng hay hoại tử mỡ…. Dù là gì đi chăng nữa thì bệnh nhân cũng cần phẫu thuật lại để chỉnh sửa , giúp hình dáng mông trở nên đẹp, tự nhiên hơn.
Khi gặp phải những biến dạng này, một hoặc cả hai bên má mông của bệnh nhân sẽ bị lồi lõm rõ rệt, vùng lồi hay chính là những vị trí vón cục khi sờ vào thường có cảm giác cứng, đôi khi hơi đau, khó chịu. Đây chính là những khối mỡ cấy bị hoại tử chết đi nhưng cơ thể chưa hoặc không thể hấp thụ, khiến mỡ phình, lồi rõ lên. Ở một số trường hợp qua thời gian hiện tượng lồi, vón cục sẽ cải thiện hơn, do cơ thể phần nào hấp thụ đi lượng mỡ này, nhưng cũng có những trường hợp không tự cải thiện mà cần can thiệp loại bỏ hoặc có thể gây ra các vấn đề khác như nhiễm trùng, áp xe….
Tình trạng lồi lõm, vón cục không đều thường cũng khiến hai bên mông trông bất đối xứng rõ rệt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hai bên má mông bất đối xứng đơn giản là do tỉ lệ mỡ cấy sống sót không đồng đều và đây là vấn đề khó có thể kiểm soát và tránh khỏi sau cấy mỡ.
Nguyên nhân khiến mông biến dạng lồi lõm, vón cục, bất đối xứng
- Do nhiễm trùng và/hoặc hoại tử mỡ
Các tế bào mỡ cấy vào không lấy được nguồn cung cấp máu có thể bị chết đi, và trở thành những tế bào hoại tử (hoại tử mỡ), nếu không được cơ thể hấp thụ chúng sẽ bị vón cục, cứng lại hay vôi hóa tạo thành những vị trí lồi lõm, hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng. Và chính việc xử lý, điều trị nhiễm trùng sau đó sẽ để lại bất thường về đường viền mông và có thể gây bất đối xứng.
- Do cấy mỡ không đều, vị trí đặt/cấy mỡ không cân đối
Kết quả cấy mỡ cân đối cũng phụ thuộc nhiều vào óc quan sát cũng như thẩm mỹ của bác sĩ. Việc cấy mỡ không đều tay, chọn vị trí cấy không cân đối cũng là một trong những lý do khiến kết quả nâng mông vùng thì đầy đặn vùng thì lõm bất thường và hai bên không cân đối
- Do lượng mỡ cấy sống sót không đều ở các vị trí trên mông
Cho dù không gặp phải vấn đề hay biến chứng gì thì tỉ lệ sống sót của mỡ cấy sau phẫu thuật ở mỗi vị trí tiêm và mỗi bên mông hoàn toàn có thể khác nhau. Và đây là tình trạng mà bác sĩ phẫu thuật khó có thể kiểm soát được vì cơ chế tồn tại, khả năng sống sót, tái tạo được mạch máu nuôi của các tế bào mỡ cấy vẫn là điều mà bản thân các bác sĩ phẫu thuật chưa hiểu và lý giải hoàn toàn được.
Và còn 1 lý do vô cùng quan trọng nữa đó là: Do tế bào mỡ không được thu lấy, xử lý và tiêm cấy đúng cách. Điều này có thể dẫn đến 50% mỡ cấy không thể sống sót, có thể dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng và bất đối xứng. Lý do chính là do các kỹ thuật viên sử dụng kỹ thuật hút mỡ truyền thống. Khi họ áp dụng kỹ thuật này, ống thông hút mỡ thực sự sẽ phá vỡ các tế bào mỡ theo đúng nghĩa đen, và chính chấn thương này làm cắt đứt màng tế bào mỡ. Một khi lớp màng này bị phá vỡ, các tế bào mỡ sẽ chết. Và thật không may, các kỹ thuật viên không thể phân biệt được tế bào mỡ sống và chết, do đó họ lấy tất cả phần mỡ thu được để cấy vào mông, dẫn đến một lượng mỡ chết lớn sau đó.
Trong khi đó, khác với hút mỡ truyền thống, công nghệ hút mỡ bằng sóng siêu âm Vaser sẽ tách các tế bào mỡ ra một cách nhẹ nhàng, cho phép chúng ta tổng hợp thu lấy tế bào mỡ theo đúng cách, thay vì phá vỡ chúng như ở phương pháp truyền thống.
Ngoài ra, việc xử lý và tiêm cấy các tế bào mỡ sau đó nếu không được thực hiện đúng cách cũng làm giảm khả năng sống sót của mỡ cấy. Các tế bào mỡ cần được cấy vào một cách từ từ, nhẹ nhàng với áp lực thấp và theo kỹ thuật vi giọt, mỗi lần chỉ cấy từ 1 – 3 cc, để tạo điều kiện sống tối ưu cho chúng, giúp tỉ lệ sống sót đều ở cả hai bên mông.
Cách khắc phục mông biến dạng lồi lõm, vón cục, bất đối xứng
Với tình trạng lồi lõm, vón cục: nếu bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu phẫu thuật, và mông chỉ bị lồi lõm, vón cục, có các vùng cứng, lổn nhổn không có các dấu hiệu gì khác như tấy đỏ, sưng nề, chảy dịch….(các dấu hiệu nhiễm trùng) thì tốt nhất chưa nên can thiệp gì mà nên chờ thêm một thời gian. Qua thời gian cơ thể sẽ hấp thụ một phần tế bào mỡ chết, cải thiện dần tình trạng lồi lõm và vón cục.
Nếu sau 9 tháng đến 1 năm chờ đợi tình trạng vẫn không cải thiện thì có thể thực hiện hút mỡ bằng sóng siêu âm hoặc phẫu thuật để loại bỏ vùng vón cục, sau đó cấy mỡ lại để tạo đường viền mông tự nhiên. Hoặc nếu có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, áp xe thì bệnh nhân cần can thiệp luôn. Tùy tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ cần chỉ định dùng kháng sinh hoặc có thể cần kết hợp rạch và dẫn lưu ổ viêm.
Với tình trạng bất đối xứng, nếu bệnh nhân đã hài lòng với kích thước một bên mông thì chỉ cần cấy mỡ bổ sung ở bên mông còn lại để chỉnh cho cân đối. Nếu mong muốn tinh chỉnh đường viền và kích thước ở cả hai bên thì có thể chọn cấy mỡ mông lại hoặc đặt túi độn mông. Bệnh nhân cũng cần lưu ý, mông cân đối hoàn toàn là điều rất khó có thể đạt được, do đó, hãy chỉ kỳ vọng ở mức tương đối.
Các biện pháp ngăn ngừa mông biến dạng lồi lõm, vón cục, bất đối xứng
- Áp dụng kỹ thuật cấy mỡ vi giọt. Mỡ cấy cần được tiêm thành những giọt thật nhỏ để cơ thể có khả năng kết hợp các tế bào mỡ này với mô mông hiện tại giúp thiết lập nguồn cung cấp máu.
- Tránh tạo áp lực lên vùng mông cũng như các hoạt động mạnh để giảm nguy cơ làm chết tế bào mỡ
- Tránh hút thuốc lá để đảm bảo lượng tế bào máu lưu thông đủ đến mô mỡ mới cấy
- Hạn chế rượu bia để đảm bảo tuần hoàn máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ suy thoái mô mỡ
- Duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng giúp hồi phục nhanh, cung cấp nguồn máu khỏe mạnh và kích thích khả năng tồn tại của mỡ cấy.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh tăng giảm cân nhiều để duy trì kích thước mông sau cấy mỡ
>>>>> Xem thêm: Mông Đẹp và Các Tiêu Chí Đánh Giá Cặp Mông Đẹp
Nâng mông bằng túi độn mặc dù là quy trình rất phổ biến với nhu cầu người dùng cao, nhưng không phải khách hàng ai cũng hiểu rõ về vật liệu độn sử dụng trong quy trình này.
Nâng mông bằng túi độn là một quy trình phẫu thuật lớn, do đó nguy cơ biến chứng là điều hoàn toàn có thể.
Tình trạng mông chảy xệ, có nhiều da và mỡ thừa do lão hóa, di truyền hoặc do giảm cân đột ngột ở vùng mông có thể được cải thiện bằng phương pháp nâng mông chảy xệ.
Cấy mỡ mông đã có những hướng dẫn, cập nhật mới nhất để đảm bảo tính an toàn cho phẫu thuật.
- 3 trả lời
- 2562 lượt xem
Tôi 50 kg, dáng người nhỏ. Bác sĩ của tôi đã để nghị cấy mỡ mông thay vì đặt túi độn silicone. Ông ấy sợ đặt túi độn sẽ để lại sẹo xấu, mỏng mô theo thời gian, cảm giác mông cứng, nhiễm trùng và hình dạng mông trông kỳ cục…Tuy nhiên tôi lại muốn thay đổi nhiều, nhưng ông ấy nó chỉ có thể cấy 200cc vào mỗi bên mông, tất cả mỡ cấy đều lấy từ eo, bụng không ấy. Cá nhân tôi vẫn nghiêng về đặt túi độn mông, nhưng bác sĩ lại không muốn. Tôi không biết phải quyết định làm sao.
- 3 trả lời
- 998 lượt xem
Chào bác sĩ, tập các bài thể dục như squats để luyện cơ mông vài tháng trước phẫu thuật liệu có giúp quá trình hồi phục nhanh và dễ dàng hơn sau khi nâng mông bằng túi độn không?
- 8 trả lời
- 1962 lượt xem
Cấy mỡ mông kiểu Brazil (BBL) có những rủi ro và biến chứng nào có thể gặp phải?
- 2 trả lời
- 948 lượt xem
Tôi đặt túi độn mông cách đây 1 tháng, bây giờ cảm giác rất tốt, các vết mổ trông cũng đẹp, sưng tấy đã tiêu giảm. Mông bên phải hiện trông tròn và đẹp nhưng bên trái ở dưới vẫn còn xẹp và có hình dạng kỳ lạ. Tình trạng này sẽ thay đổi phải không?
- 2 trả lời
- 748 lượt xem
So sánh túi độn mông bằng gel silicon có độ kết dính cao và túi độn silicon dạng rắn? Liệu túi độn mông bằng gel silicon có độ kết dính cao có giữ được hình dạng của nó sau khi ổn định vào vị trí không? Người tôi rất gầy, vì thế tôi sợ đặt loại túi độn silicon dạng rắn đang được cung cấp ở Mỹ sẽ bị lộ qua cơ/da mông ngay cả khi nó đã ổn định. Vấn đề lo ngại nhất của tôi về túi gel silicon là vì chúng mềm hơn nên sợ là sẽ không thể giữ được hình dạng của nó, điều này có thể khiến mông trông chảy xệ.