Microbiome và microbiota khác nhau như thế nào?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Probiotic và prebiotic đang là những thuật ngữ ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc da.
- Điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa của những thuật ngữ này cũng như là những điểm hạn chế của chúng.
- Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh tác dụng của probiotic và prebiotic khi dùng trực tiếp trên da.
- Do đó, tốt nhất là nên sử dụng các sản phẩm men vi sinh đường uống cho đến khi công dụng thực sự của các thành phần này trong sản phẩm dạng bôi được chứng minh.
Hệ vi sinh vật trên da, trong đường ruột cũng như là những tác động của chúng đối với sức khỏe làn da vẫn là chủ đề luôn không ngừng được nghiên cứu. Để có thể hiểu được những ảnh hưởng của hệ vi sinh vật lên làn da và công dụng thực sự của một số sản phẩm chăm sóc da được quảng cáo là nhắm đến hệ vi sinh vật thì trước tiên, bạn cần hiểu được các thuật ngữ thường dùng. Bài viết này sẽ giải thích về 4 thuật ngữ quan trọng và tác động đối với sức khỏe của làn da.
Microbiome và microbiota
Chúng ta không thể nhìn thấy những sinh vật đang sống trên da bằng mắt thường nhưng trên thực tế, có hàng nghìn tỷ vi sinh vật đang cư trú cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể chúng ta. Đa phần thì các sinh vật này đều vô hại và đôi khi thậm chí còn có lợi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ vi sinh vật lại mất đi thế cân bằng và dẫn đến các vấn đề về da không mong muốn, ví dụ như nổi mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và bệnh viêm da cơ địa hay chàm (eczema).
Microbiome được định nghĩa là một nhóm các sinh vật siêu nhỏ, được gọi là vi sinh vật cùng sống trong một môi trường cụ thể. Như vậy, microbiome của da bao gồm toàn bộ các vi sinh vật sống trên đó, cũng như là các đặc điểm riêng của làn da - môi trường sinh sống của chúng. Một số vi sinh vật có lợi trong một môi trường cụ thể nhưng lại có hại trong một môi trường khác. Ví dụ, một số vi sinh vật có lợi cho đường ruột hoặc khoang miệng nhưng không có lợi cho da và ngược lại.
Microbiota là thuật ngữ được sử dụng để mô tả nhóm các sinh vật hay vi sinh vật sống trong hoặc trên một môi trường nhất định. Sự khác biệt so với microbiome là thuật ngữ microbiota chỉ bao gồm các vi sinh vật chứ chứ không bao gồm các đặc điểm về môi trường sống của chúng. Mỗi loại vi khuẩn cụ thể có nhiều chủng khác nhau, vì vậy nên mặc dù cùng là một loại vi sinh vật nhưng một số chủng có lợi cho làn da trong khi một số khác lại có thể gây hại. Từ khi sinh ra, mỗi người chúng ta đã có microbiota trên khắp cơ thể và trên da. Tuy nhiên, khác với bộ gen, microbiota có thể thay đổi. Cách duy nhất để bổ sung các vi khuẩn có lợi vào hệ vi sinh vật là dùng probiotic.
Sự khác biệt giữa probiotic và prebiotic
Probiotic được định nghĩa là các vi sinh vật sống có thể đem lại nhiều lợi ích khi được bổ sung một lượng vừa đủ. Ví dụ, probiotic giúp tăng thêm số lượng lợi khuẩn cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời có nhiều tác động tích cực đến làn da.
Tuy nhiên, không phải vi sinh vật có lợi nào cũng được coi là probiotic. Một vài ví dụ về những vi sinh vật không được coi là probiotic gồm có:
- Các vi sinh vật có tự nhiên trong cơ thể và trên da. Thuật ngữ “probiotic” chỉ dùng riêng cho cho những vi khuẩn được bổ sung vào từ bên ngoài nhằm có được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe.
- Những vi sinh vật không còn sống.
- Các loại thực phẩm lên men (sữa chua, kefir và kim chi) có chứa một lượng vi khuẩn không xác định.
Thuật ngữ “prebiotic” cũng thường được sử dụng cùng với “probiotic” nên cần phải hiểu được sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này.
Prebiotic là gì?
Prebiotic là thức ăn cho probiotic để giúp chúng phát triển mạnh trong một môi trường cụ thể. Tuy nhiên, mỗi loại prebiotic lại chỉ dành cho một số vi sinh vật nhất định. Prebiotic có thể làm tăng trưởng cả vi khuẩn có lợi và có hại. Có thể so sánh prebiotic giống như một loại phân bón có thể làm cho cả cây trồng và cỏ dại cùng phát triển.
Các loại thực phẩm lên men không được coi là probiotic, vì chúng có chứa một lượng lợi khuẩn không xác định.
Vi khuẩn ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Có rất nhiều thông tin sai lệch về tác động của các sản phẩm chăm sóc da đến hệ vi sinh vật trên da. Mặc dù một sản phẩm được quảng cáo là có chứa các thành phần probiotic hay prebiotic, nhưng hiện chưa có nhiều nghiên cứu kiểm chứng về hiệu quả của các thành phần này khi sử dụng trực tiếp trên da. Thêm nữa, khoa học vẫn chưa xác định được loại vi khuẩn và vi sinh vật nào có lợi và có hại cho da. Mỗi loại da và tình trạng da sẽ tạo ra một môi trường khác nhau cho các vi sinh vật. Điều này sẽ quyết định vi sinh vật nào có lợi và vi sinh vật nào có hại.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị viêm da cơ địa (eczema) thường không có nhiều vi khuẩn có lợi trên da mà những vi sinh vật này lại đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên cho da. Điều này có nghĩa là da không có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại như Staphylococcus aureus, điều này góp phần gây ra các triệu chứng như ngứa, bong tróc và mẩn đỏ trên da.
Cho đến nay vẫn chưa có sản phẩm điều trị viêm da cơ địa nào có công dụng bổ sung lợi khuẩn và kiểm soát hại khuẩn nhưng các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và một phương pháp điều trị như vậy sẽ sớm có trong tương lai gần.
Trong lúc chờ đợi thì có một số cách khác mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ, duy trì hệ vi sinh vật tự nhiên của da, ví dụ như:
- Không sử dụng các loại xà phòng và chất sát khuẩn mạnh lên da để tránh làm mất đi hàng rào bảo vệ da tự nhiên và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật sống trên đó.
- Không ăn các loại thực phẩm có nhiều đường, chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm này làm mất đi sự cân bằng hệ vi sinh vật của cơ thể.
- Kiểm soát căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật trên da.
Kem chốngnắng là sản phẩm số 1 trong việc ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, khi nói về việc cải thiện các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện trên da thì cần phải nhắc đến retinol và retinoid.
Có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ khác nhau có thể giúp cải thiện vẻ ngoài của làn da, khắc phục các vấn đề của da như nếp nhăn, đốm đồi mồi, mụn trứng cá hay các khiếm khuyết khác của da.
Khi nói đến chăm sóc da, hai thuật ngữ "retinoid" và "retinol" thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trên thực tế chúng không phải là một.
Giống như da mặt và da ở những vùng khác trên cơ thể, da môi của chúng ta cũng gồm có nhiều lớp khác nhau, vì vậy việc chăm sóc cho đôi môi cũng quan trọng không kém việc chăm sóc da mặt hàng ngày. Tuy nhiên, so với da ở các vùng khác, da môi lại có những điểm khác biệt lớn.
Chất gây kích ứng và chất gây dị ứng đều là hai tác nhân có thể gây ra phản ứng tiêu cực trên da, đặc biệt là da nhạy cảm.
- 0 trả lời
- 2302 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^