Sự khác biệt giữa chất gây kích ứng và chất gây dị ứng
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Chất gây kích ứng và chất gây dị ứng đều kích hoạt phản ứng viêm, dẫn đến hiện tượng mẩn đỏ, ngứa và đóng vảy trên da.
- Bằng cách tránh các chất và thành phần gây hại cho da này, bạn có thể kiểm soát được tình trạng viêm da tiếp xúc.
- Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng viêm da tiếp xúc nghiêm trọng và không thể tự xác định nguyên nhân gây ra vấn đề thì nên đi khám bác sĩ da liễu để được thăm khám, hỗ trợ.
Mặc dù chất gây kích ứng và chất gây dị ứng có nhiều điểm tương đồng về nguyên nhân và biểu hiện trên da nhưng hai chất này vẫn một số sự khác biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong các loại da nhạy cảm, đó là da bị viêm da tiếp xúc cũng như là tác động của các chất gây kích ứng và chất gây dị ứng.
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là loại da đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận hơn nhiều so với các loại da khác. Để điều trị và chăm sóc đúng cách cho làn da nhạy cảm thì điều quan trọng trước tiên là phải xác định loại da nhạy cảm cụ thể. Chúng ta đều từng nghe nói rất nhiều về da nhạy cảm nhưng í tai biết rằng không chỉ có một mà có nhiều loại da nhạy cảm khác nhau. Da nhạy cảm được phân ra làm 4 loại đó là: da bị mụn trứng cá, da bị bệnh trứng cá đỏ, da bị rát hoặc châm chích và da bị viêm da tiếp xúc. Trong trường hợp viêm da tiếp xúc - loại thứ tư thì cả chất gây kích ứng và chất gây dị ứng đều có thể là nguyên nhân kích hoạt các triệu chứng. Bởi vậy nên hiện tượng kích ứng và dị ứng da có thể xảy ra với các triệu chứng tương tự nhau, gồm có viêm, ngứa, đỏ và đóng vảy.
Viêm là nguyên nhân gốc rễ gây nên tất cả các vấn đề trên da nhạy cảm, bao gồm cả mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, cảm giác nóng rát và châm chích hay viêm da tiếp xúc. Viêm là hiện tượng xảy ra khi các yếu tố gây viêm của cơ thể khiến các mạch máu giãn ra và kích hoạt sự giải phóng một hợp chất gọi là histamine. Phản ứng này là nguyên nhân gây ra hiện tượng đỏ, sưng và ngứa khi bị mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ hoặc viêm da tiếp xúc.
Một khi được kích hoạt thì phản ứng viêm sẽ tiếp tục kích thích các phản ứng khác và gây ra phản ứng dây chuyền trong cơ thể, khiến cho việc giảm viêm trở nên khó khăn. Phản ứng viêm sẽ có tác động tiêu cực lên làn da và dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Viêm da tiếp xúc là gì?
Các chất gây kích ứng và chất gây dị ứng đều là tác nhân kích hoạt sự bùng phát các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi một chất gây kích ứng hoặc dị ứng gây ra hiện tượng mẩn đỏ trên da. Sự khác biệt chính giữa hai chất này là chất gây kích ứng sẽ gây ra phản ứng da tiêu cực cho bất kỳ ai tiếp xúc, trong khi đó, chất gây dị ứng chỉ ảnh hưởng đến những người có đáp ứng miễn dịch cụ thể với các chất đó. Ví dụ, cây thường xuân độc (poison ivy) có chứa một loại dầu tên là urushiol. Bất cứ khi nào tiếp xúc với da, urushiol đều sẽ gây mẩn đỏ, phồng rộp và ngứa. Do đó, đây là một hợp chất gây kích ứng.
Mặc khác, không phải ai cũng có phản ứng da tiêu cực khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ví dụ, nhiều người bị dị ứng khi dùng một số loại trang sức nhất định trong khi người khác lại có thể sử dụng một cách bình thường. Các chất gây dị ứng ở mỗi người là khác nhau. Nếu bạn bị dị ứng da thì nên theo dõi và ghi nhớ những tác nhân gây ra phản ứng để tránh. Nếu không thể xác định được nguyên nhân thì nên đi khám bác sĩ da liễu để làm phương pháp test áp bì (patch test) và tìm ra tác nhân gây dị ứng (xét nghiệm máu sẽ không xác định được). Một khi đã biết các nguyên nhân thì cần tránh để những thành phần đó tiếp xúc với da.
Các tác nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc
Một số thành phần có thể kích hoạt các triệu chứng viêm da tiếp xúc, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:
- Rượu xát
- Chất tẩy trắng và chất tẩy rửa
- Thành phần nguồn gốc thực vật
- Alkyl glucosides – thành phần có trong nhiều loại sữa tắm, dầu gội và các sản phẩm “tự nhiên” khác
- Sulfat
- Các chất trong không khí như phấn hoa, vụn gỗ và bụi
- Niken
- Nước hoa, chất tạo mùi
Điều trị viêm da tiếp xúc bằng cách nào?
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc là xác định nguyên nhân. Ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng thì cần rửa sạch da để loại bỏ càng nhiều càng tốt. Nếu tình trạng nổi mẩn kéo dài dai dẳng thì cần đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc steroid dạng bôi để giảm viêm và làm dịu các triệu chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng thì có thể sẽ cần dùng thuốc steroid đường uống hoặc thuốc kháng histamine.
Khi đã kiểm soát được tình trạng trên da thì hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng và dị ứng. Như đã nói ở trên, bạn nên ghi lại các chất đã gây ra phản ứng dị ứng để về sau biết cách tránh. Ngoài ra, nếu có thể thì nên mặc quần áo bảo hộ khi làm việc ngoài trời để tránh vô tình tiếp xúc với một số loại thực vật có chứa chất gây kích ứng hay dị ứng.
Nhiều chuyên gia da liễu trên thế giới đều thống nhất một điều rằng các chất chống oxy hóa có tầm quan trọng ngang với kem chống nắng trong việc bảo vệ da.
Tất cả các bác sĩ da liễu đều thống nhất về tầm quan trọng các chất chống oxy hóa đối với làn da.Tuy nhiên, việc sử dụng một loạt các loại vitamin khác nhau lên da không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Nhiều người muốn sử dụng các chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên, tránh xa những hợp chất hóa học tổng hợp. Tuy nhiên chưa hẳn các kem dưỡng ẩm chứa các chất dưỡng ẩm tự nhiên đã phù hợp với bạn. Vậy, những chất dưỡng ẩm tự nhiên nào có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bạn?
Chất giữ ẩm glycerin là một trong những thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là kem dưỡng ẩm.
Nếu bạn chỉ muốn dùng khoảng 3 sản phẩm dưỡng da mỗi ngày thì đó nên là kem chống nắng, một sản phẩm retinol và một sản phẩm chống oxy hóa.
- 0 trả lời
- 1120 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 2252 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^