1

Máy tăm nước là gì và có tác dụng ra sao?

Máy tăm nước là một dụng cụ tuyệt vời mà bất cứ ai cũng nên bổ sung vào quy trình chăm sóc răng miệng tại nhà của mình bên cạnh đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Thiết bị này đặc biệt có ích cho những người mắc bệnh nha chu và người đang niềng răng.
Máy tăm nước là gì và có tác dụng ra sao? Máy tăm nước là gì và có tác dụng ra sao?

Lợi ích của máy tăm nước là gì?

Máy tăm nước phun ra những tia nước nhỏ cực mạnh để đánh bật:

  • Những mẩu thức ăn thừa
  • Vi khuẩn
  • Mảng bám ở kẽ răng và những vị trí khác trong miệng.

Máy tăm nước là dụng cụ rất phù hợp cho những người đang đeo niềng răng vì trong thời gian này, lông bàn chải đánh răng thường bị mắc vào dây cung hoặc mắc cài. Máy tăm nước không chỉ loại bỏ thức ăn, mảng bám và vi khuẩn thường bị bỏ sót khi đánh răng mà còn có tác dụng nhẹ nhàng mát-xa lợi. Điều này giúp thúc đẩy sự lưu thông máu bên trong lợi và giữ cho lợi luôn khỏe mạnh.

Máy tăm nước có hiệu quả như chỉ nha khoa không?

Mặc dù máy tăm nước là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày nhưng chúng không có khả năng loại bỏ hoàn toàn mảng bám và đó là lý do tại sao bạn vẫn cần tiếp tục đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn có răng hoặc lợi nhạy cảm và cảm thấy khó chịu mỗi khi dùng chỉ nha khoa hàng ngày thì có thể sử dụng máy tăm nước như một sự thay thế để làm sạch giữa các răng. Những người bị bệnh tiểu đường cũng có thể sẽ thích dùng máy tăm nước hơn vì chúng không gây chảy máu lợi trong khi đây là tình trạng thường xảy ra với chỉ nha khoa. Ngoài ra, nếu hàm răng của bạn có cầu răng sứ, mão răng hoặc các vật liệu phục hình răng khác máy tăm nước cũng là lựa chọn lý tưởng.

Cách chọn máy tăm nước phù hợp

Có hai loại máy tăm nước là loại cố định dùng tại nhà và loại cầm tay để tiện mang theo bên mình. Loại dùng tại nhà có kích thước lớn hơn và sử dụng ổ cắm điện còn loại cầm tay có kích thước nhỏ, chạy bằng pin. Ngoài một số điểm khác biệt này ra thì còn có một sự khác biệt lớn nữa là khả năng điều chỉnh áp suất nước. Hầu hết các loại máy tăm nước cố định đều có nhiều chế độ cài đặt hơn để người dùng có thể lựa chọn dựa trên mức độ nhạy cảm của răng và lợi trong khi loại cầm tay thường chỉ có một chế độ cài đặt duy nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dùng niềng invisalign sau khi đã đeo niềng kim loại
Dùng niềng invisalign sau khi đã đeo niềng kim loại

Bạn sẽ chẳng dám cười nhiều hoặc nếu có thì chỉ có thể cười mỉm để tránh người khác nhìn thấy hàm răng của mình.

Có thể dùng xịt thơm miệng khi đeo niềng răng trong suốt không?
Có thể dùng xịt thơm miệng khi đeo niềng răng trong suốt không?

Mặc dù một số loại xịt thơm miệng có thể gây hại cho răng trong quá trình đeo niềng nhưng các loại sản phẩm xịt không chứa đường và không chứa cồn có thể sử dụng được với niềng trong suốt Invisalign.

Những điều cần lưu ý khi dùng hàm duy trì
Những điều cần lưu ý khi dùng hàm duy trì

Đối với nhiều người, hoàn thành quá trình niềng răng là một thành công lớn. Lúc này, bạn sẽ có thể tận hưởng một hàm răng mới, đều hơn, đẹp hơn và tất nhiên là cũng sẽ tự tin hơn. Tuy nhiên, cuộc hành trình chưa dừng lại tại đây mà sau khi tháo niềng, bạn sẽ phải chuyển sang giai đoạn cuối là dùng hàm duy trì.

Thun kéo có tác dụng gì trong quá trình niềng răng?
Thun kéo có tác dụng gì trong quá trình niềng răng?

Đeo thun kéo thường là một phần quan trọng của quá trình nắn chỉnh răng. Nếu như được chỉ định mà không đeo thun kéo theo đúng hướng dẫn thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn và khó mà đạt được kết quả tối ưu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  2961 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2213 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  11904 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Có thể dùng hàm duy trì thay cho niềng răng không?
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  2615 lượt xem

Liệu có thể chỉ sử dụng hàm duy trì thay thế cho niềng răng để điều chỉnh răng xô lệch không?

Cung Nance có tác dụng gì trong quá trình niềng răng?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3494 lượt xem

Tôi mới nhổ 4 răng tiền hàm và đang đeo niềng răng và bác sĩ nói là tôi cần phải đeo cung Nance cho hàm trên còn hàm dưới thì chỉ cần lắp band lên răng hàm. Tại sao tôi lại phải đeo dụng cụ này? Bác sĩ chẩn đoán là tôi bị sai khớp cắn loại 1 và khớp cắn hở ở ngay phía trước răng hàm thứ nhất. Các bác sĩ giải thích cho tôi với. Với cả tôi đã niềng răng được 6 tháng rồi mà sao khoảng trống vẫn chưa khít lại?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11178 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 6919 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6266 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 6022 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5215 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4529 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây