1

Dùng niềng invisalign sau khi đã đeo niềng kim loại

Bạn sẽ chẳng dám cười nhiều hoặc nếu có thì chỉ có thể cười mỉm để tránh người khác nhìn thấy hàm răng của mình.
Dùng niềng invisalign sau khi đã đeo niềng kim loại Dùng niềng invisalign sau khi đã đeo niềng kim loại

Nếu đã từng niềng răng bằng niềng truyền thống có mắc cài thì chắc hẳn bạn sẽ hiểu được cảm giác nhẹ nhõm khi kết thúc quá trình và có thể tháo hết các mắc cài, dây cung kim loại ra khỏi răng. Tuy nhiên, bước tiếp theo - đeo hàm duy trì – lại tiếp tục là một thách thức khác. Nếu là hàm duy trì cố định thì cũng chẳng dễ chịu hơn được là bao so với niềng răng. Loại hàm này cũng siết chặt lấy răng và gây khó khăn cho việc nói năng, ăn uống. Còn nếu là hàm duy trì tháo lắp thì người dùng rất dễ bỏ dở sau một thời gian và hậu quả tất yếu là hàm răng được nắn thẳng ban đầu sẽ lại bị lệch một lần nữa. Giải pháp phù hợp nhất để nắn thẳng răng lại lúc này là niềng răng trong suốt Invisalign.

Ngoài ra, khi chúng ta già đi, răng cũng sẽ tự nhiên trở lại vị trí ban đầu dù đã từng niềng trước đó. Hàm răng khấp khểnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn khớp thái dương hàm, đau đầu và lệch khớp cắn. Những chiếc răng bị xô lệch có thể tụt khỏi lợi và trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải phẫu thuật ghép lợi để ngăn ngừa tụt lợi. Răng cũng có thể bị mòn và nứt vỡ nếu chúng không thẳng hàng. Ngoài những vấn đề nêu trên, một hàm răng không thẳng hàng còn ảnh hưởng lớn đến sự tự tin. Bạn sẽ chẳng dám cười nhiều hoặc nếu có thì chỉ có thể cười mỉm để tránh người khác nhìn thấy hàm răng của mình.

Lợi thế của việc nắn lại răng bằng niềng Invisalign sau khi đã từng đeo niềng kim loại

Nếu bạn đã từng niềng răng bằng niềng kim loại nhưng vì một lý do nào đó mà răng bị lệch trở lại thì lúc này, việc nắn lại bằng niềng trong suốt Invisalign sẽ có những lợi thế sau:

  1. Thời gian điều trị ngắn hơn. Nếu đã niềng răng bằng niềng kim loại và giờ chỉ cần nắn lại một chút thì lúc này thời gian cần đeo niềng Invisalign sẽ chỉ trong khoảng 12 đến 18 tháng.
  2. Ít phải đến bác sĩ hơn. Với niềng răng truyền thống, hầu hết bệnh nhân đều cần phải đến gặp bác sĩ chỉnh nha hàng tháng để đánh giá tiến trình, siết chặt, thay dây cung và chun buộc. Nhưng với niềng Invisalign thì có thể 6 - 8 tuần mới cần quay lại một lần vì mỗi lần đến sẽ được nhận vài khay niềng liền và mỗi khay dùng trong hai tuần.
  3. Kín đáo. Các khay niềng là hoàn toàn trong suốt nên sẽ không ai biết bạn đang đeo niềng. Trong khi với niềng kim loại thì chỉ cần hé miệng là tất cả mọi người đều phát hiện ra.
  4. Thoải mái hơn. Cũng giống như niềng truyền thống, bạn sẽ gặp cảm giác hơi khó chịu một chút khi mới bắt đầu đeo niềng Invisalign và mỗi khi thay khay mới nhưng tình trạng này thường chỉ kéo dài nhiều nhất là 24 giờ. Nhìn chung thì niềng Invisalign vẫn thoải mái hơn và bạn cũng không phải lo lắng về việc mắc cài hay dây cung kim loại cứa vào lợi hoặc thức ăn bị mắc kẹt bên trong nữa.

Nói chung, khi đến tuổi trưởng thành, đa số chúng ta đều ngại phải niềng răng, đặc biệt là khi đã phải trải qua một thời gian dài đeo niềng răng kim loại trước kia. Tuy nhiên, nắn lại hàm răng vẫn là điều cần thiết trước khi các vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra. Nếu so với việc phải phẫu thuật ghép lợi thì chắc chắn niềng Invisalign vẫn là một trải nghiệm dễ chịu hơn nhiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Invisalign Teen: lựa chọn thay thế cho niềng kim loại ở tuổi thiếu niên
Invisalign Teen: lựa chọn thay thế cho niềng kim loại ở tuổi thiếu niên

Thay vì có dây cung và mắc cài, Invisalign Teen chỉ là các khay niềng trong suốt, có thể tháo rời thuận tiện và không ảnh hưởng đến việc ăn uống nên đang dần trở thành một lựa chọn được ưa chuộng của nhiều thanh thiếu niên.

Lựa chọn niềng răng kim loại hay niềng răng trong suốt invisalign?
Lựa chọn niềng răng kim loại hay niềng răng trong suốt invisalign?

Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.

Phân biệt niềng truyền thống mắc cài kim loại, niềng mắc cài trong suốt và niềng invisalign
Phân biệt niềng truyền thống mắc cài kim loại, niềng mắc cài trong suốt và niềng invisalign

Tìm hiểu về một số loại niềng răng trên thị trường hiện nay

Đối tượng của niềng răng kim loại và niềng răng trong suốt invisalign
Đối tượng của niềng răng kim loại và niềng răng trong suốt invisalign

Niềng kim loại và niềng trong suốt Invisalign là những khí cụ nha khoa được dùng để nắn chỉnh răng và hàm dành cho mọi lứa tuổi, từ 7 đến 70 tuổi. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhóm đối tượng lại phù hợp nhất với một loại niềng khác nhau.

Lựa chọn thay thế cho niềng răng kim loại truyền thống: Invisalign hay niềng Damon?
Lựa chọn thay thế cho niềng răng kim loại truyền thống: Invisalign hay niềng Damon?

Vì một vài lý do như bất tiện hoặc không muốn người khác biết mình đang niềng răng mà nhiều người không muốn phải đeo niềng kim loại thông thường và có nhu cầu tìm đến các lựa chọn thay thế.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  2921 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  11850 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Răng khấp khểnh thì nên chọn niềng kim loại hay niềng trong suốt Invisalign?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2386 lượt xem

Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?

Răng cửa quá thưa thế này thì nên chọn niềng kim loại hay niềng Invisalign?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  851 lượt xem

Răng cửa hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị thưa như trên ảnh và ngoài ra tôi còn có tật đẩy lưỡi nữa thì nên niềng răng bằng niềng mắc cài hay niềng Invisalign?

Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  2200 lượt xem

Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11060 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 3 năm trước
 6822 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6136 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 5930 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 3 năm trước
 5128 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4428 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây