Có thể dùng xịt thơm miệng khi đeo niềng răng trong suốt không?
Tại sao không nên dùng các sản phẩm có đường?
Khi lựa chọn xịt thơm miệng, bạn cần kiểm tra danh sách thành phần để xem sản phẩm đó có chứa đường hay không. Đường là một loại gia vị hấp dẫn trong các món ngon thường ngày nhưng cũng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn trong khoang miệng. Một khi tiêu thụ đường, chúng sẽ sinh sản và tạo nên một sản phẩm phụ có mùi, chất này không chỉ gây hôi miệng mà còn là axit phá hủy men răng.
Các loại xịt thơm miệng có chứa đường có thể bị mắc kẹt bên dưới khay niềng Invisalign mà nước bọt không thể rửa trôi được, điều này khiến cho răng bị hư hại nhanh hơn so với bình thường. Do đó, chỉ nên lựa chọn các loại xịt thơm miệng không đường hoặc có chứa xylitol để tạo vị ngọt. Xylitol còn là chất có thể chống lại vi khuẩn bên trong miệng.
Xem thêm: Niềng răng
Tại sao không nên dùng các sản phẩm có cồn?
Cồn cũng là một chất gây nên nhiều vấn đề cho răng. Nước bọt là chất bôi trơn tự nhiên và chứa dịch nhầy, làm ngưng hoạt động của vi khuẩn trong miệng để chúng không thể gây hỏng răng. Trong khi đó, cồn lại làm khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Các loại xịt thơm miệng có chứa cồn có thể tạm thời khử mùi hơi thở nhưng dần dần, miệng sẽ ngày càng hôi và chứa nhiều vi khuẩn hơn.
Một số lựa chọn thay thế cho xịt thơm miệng
Trên thực tế, có rất nhiều cách để xử lý tình trạng hôi miệng mà không cần đến xịt thơm miệng, ví dụ như:
1. Bổ sung đủ nước
Uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày sẽ giúp bổ sung đủ nước cho cơ thể và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng. Ngoài ra, việc này còn làm cho miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, giữ cho môi trường trong khoang miệng khỏe mạnh và cân bằng.
2. Đánh răng thường xuyên
Đánh răng là một điều rất quan trọng trong quá trình niềng răng và việc này vẫn có thể được thực hiện một cách dễ dàng với niềng Invisalign. Bạn chỉ cần tháo khay niềng ra khi ăn uống, đánh răng rồi sau đó lắp lại. Đánh răng sẽ loại bỏ mảng bám, các mẩu thức ăn thừa và vi khuẩn, giúp hơi thở luôn thơm tho suốt cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên cọ cả trên bề mặt lưỡi để loại bỏ nhiều vi khuẩn hơn.
3. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày
Bàn chải đánh răng thường không thể làm sạch được các kẽ răng nên bạn cần dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ thức ăn, mảng bám tích tụ ở những vị trí này và ngăn ngừa sâu răng cũng như là hôi miệng. Nếu bạn đang đeo niềng kim loại thì nên sử dụng sợi luồn chỉ nha khoa để làm sạch xung quanh mắc cài và dây cung một cách hiệu quả hơn.
4. Làm sạch khay niềng
Mỗi khi tháo khay niềng thì bạn nên làm sạch chúng trước khi lắp lại lên răng. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch chuyên dụng hoặc chỉ cần cọ bằng nước ấm là đủ. Khi đang đeo niềng thì bạn không được ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoài nước lọc.
5. Dùng một loại nước súc miệng tốt
Nước súc miệng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và để lại cảm giác the mát giống như xịt thơm miệng. Với nước súc miệng thì bạn cũng cần tìm các loại không có cồn để tránh làm khô miệng và làm tình trạng hôi miệng thêm nặng hơn. Các loại nước súc miệng chứa fluoride hoặc thành phần kháng khuẩn không cồn là lựa chọn tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su bạc hà nhưng nhớ chọn loại không đường và không màu. Bạc hà sẽ làm cho hơi thở thơm mát và kích thích sự tiết nước bọt, cả hai điều này đều có tác dụng cải thiện tình trạng hôi miệng mà không ảnh hưởng gì đến việc niềng răng.
Niềng răng có thể ngăn ngừa hôi miệng
Nếu bị hôi miệng kéo dài ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng cẩn thận và thực hiện các biện pháp nói trên thì có thể bạn sẽ cần phải tiến hành niềng răng. Răng không thẳng hàng, mọc chen chúc hoặc xiên vẹo sẽ là một thử thách cho việc làm sạch mỗi ngày và điều này sẽ tạo nên các ổ tập trung vi khuẩn. Đồng thời, lợi cũng sẽ bị viêm và kích ứng do khớp cắn gây áp lực mạnh lên hàm và mô lợi. Niềng răng là một biện pháp có thể khắc phục một loạt các vấn đề về răng, hàm, nhờ đó loại bỏ mùi hôi miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Đối với nhiều người, đặc biệt là người trưởng thành, sự linh hoạt do tháo lắp được chính là một ưu điểm lớn giúp quá trình niềng răng invisalign trở nên dễ dàng và thành công hơn.
Nắn chỉnh răng khi đã trưởng thành là một quyết định quan trọng, đòi hỏi phải xem xét thật cẩn thận.
Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.
Khi đã đưa ra quyết định chọn niềng Invisalign thì việc mong muốn bắt đầu ngay lập tức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trước hết bạn nên đọc kỹ bài viết dưới đây để nắm được 4 lỗi phổ biến mà người dùng niềng Invisalign thường hay mắc phải và rút kinh nghiệm cho mình.
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
- 4 trả lời
- 3250 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 3 trả lời
- 2472 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 6 trả lời
- 12206 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 8 trả lời
- 2769 lượt xem
Liệu có thể chỉ sử dụng hàm duy trì thay thế cho niềng răng để điều chỉnh răng xô lệch không?
- 1 trả lời
- 2600 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?