Cần mấy lần phẫu thuật để tháo bỏ túi độn và treo sa trễ?
Túi gel silicone đã được đặt trong 30 năm thường trở nên cứng và có bao xơ dày hình thành xung quanh, khiến cho túi dịch chuyển lên phía trên bên trong vú. Điều này có thể tạo cảm giác ngực chảy xệ, và để khắc phục thì bao xơ sẽ được cắt bỏ nhằm tạo vị trí thích hợp hơn cho túi độn mới.
Trên thực tế, phẫu thuật treo sa trễ không phải lúc nào cũng cần đi kèm với tháo bỏ túi độn như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ khi núm vú nằm thấp hơn so với nếp gấp chân ngực thì bạn mới cần thêm phương pháp treo sa trễ. Việc thực hiện cả hai phương pháp này trong cùng một lần phẫu thuật sẽ không làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro bởi dù thay túi độn, cắt bỏ bao xơ hay đặt túi độn lần đầu tiên thì nguy cơ nguồn cung cấp máu bị ảnh hưởng đều tương đương nhau .Tương tự, việc chia ra thực hiện làm hai lần cũng không làm giảm được nguy cơ này.
Phương án phẫu thuật làm hai lần chỉ có lợi ích là sau khi thay túi độn, bạn có thêm thời gian để xem phương pháp treo chảy xệ có thực sự cần thiết hay không. Do đó, thay thế túi độn và treo sa trễ hoàn toàn có thể được tiến hành trong một lần phẫu thuật.
Bác sĩ của bạn nói đúng. Nhìn chung thì việc tháo bỏ túi độn, thay túi độn mới và treo sa trễ cùng một lúc là quy trình phẫu thuật khá phức tạp nên sẽ thường được thực hiện làm hai lần. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp.
Nói một cách đơn giản, nếu trong lần phẫu thuật ban đầu, túi độn được đặt trên cơ, nguy cơ mất nguồn cung cấp máu đến núm vú khi treo sa trễ là khá cao, dù cho bạn có đặt túi độn mới hay không. Nguy cơ này sẽ còn cao hơn nếu đặt thêm túi độn, đặc biệt là khi túi độn mới lại được đặt trên cơ một lần nữa.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bác sĩ sẽ cân nhắc để quyết định số lần phẫu thuật:
- Bệnh nhân có hút thuốc hay không?
- Có đang trong kì kinh nguyệt hay không?
- Lượng mô vú tự nhiên. Mô vú còn càng nhiều thì càng an toàn.
- Sự nguyên vẹn của túi độn. Nếu túi độn bị vỡ thì bác sĩ sẽ phẫu thuật làm hai lần.
- Tình trạng nhiễm trùng. Thông thường, bác sĩ sẽ không đặt túi độn mới nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng.
- Kích cỡ của túi độn mà bạn chọn để thay thế cho túi độn mới
- Mức độ treo chảy xệ cần tiến hành.
Việc bác sĩ phẫu thuật không muốn tháo bỏ túi độn và thực hiện treo chảy xệ cùng một lúc là điều dễ hiểu. Mọi phương pháp phẫu thuật được tiến hành trên ngực đều để lại sẹo nhiều hơn và ẩn chứa nguy cơ làm gián đoạn sự cung cấp máu đến lớp da bao ngoài và tổ hợp núm vú.
Trong quá trình tháo bỏ túi độn cũ và cắt bỏ bao xơ xung quanh, sự lưu thông máu đến da vú sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự gián đoạn này không phải là quá trình tháo túi độn mà là do treo chảy xệ. Vì lý do này nên khi tiến hành phẫu thuật ở những người hút thuốc, vết thương sẽ lâu lành và nguy cơ mất sự cung cấp máu đến núm vú sẽ cao hơn.
Bằng cách tiến hành treo chảy xệ một vài tháng sau khi tháo bỏ túi độn và cắt bao xơ, sự tuần hoàn máu ở vùng ngực sẽ có thời gian phục hồi và quá trình nâng ngực sau này sẽ an toàn hơn.
Phương pháp treo chảy xệ vẫn có thể được thực hiện cùng thời điểm tháo và thay thế túi độn nhưng, nếu bạn muốn đảm bảo an toàn tối đa thì bạn nên chọn cách chia hai phương pháp này làm hai lần phẫu thuật riêng biệt.
Đây là một câu hỏi phức tạp phụ thuộc vào từng bệnh nhân, tình hình cụ thể và mục tiêu đối với quá trình phẫu thuật. Trong phần lớn các trường hợp thì việc thay thế túi độn và nâng ngực chảy xệ có thể được thực hiện đồng thời nhưng có những trường hợp cần chia ra thực hiện làm hai lần để giảm rủi ro và cho kết quả chính xác hơn.
Nếu bệnh nhân không hút thuốc và có lượng mô tương đối thì việc tháo bỏ túi độn và treo chảy xệ có thể được thực hiện trong một lần phẫu thuật duy nhất. Còn nếu không thì sẽ cần hai lần phẫu thuật với hai lần gây mê và hai lần phục hồi khác nhau.
Vấn đề mất sự cung cấp máu đến núm vú là điều có thể xảy ra và bác sĩ của bạn sẽ giải thích rõ hơn điều này dựa trên tình hình cụ thể của bạn.
Nâng ngực bằng túi độn và treo sa trễ có thể được thực hiện trong cùng một cuộc phẫu thuật hoặc tách ra làm hai lần phẫu thuật riêng biệt.
Nếu đặt túi độn lần đầu tiên thì hai phương pháp này có thể được thực hiện trong một lần phẫu thuật. Nhưng trong trường hợp của bạn, vì bạn cần thay thế túi độn nên hiện tượng co thắt bao xơ có thể xảy ra và tách hai phương pháp này thành hai lần phẫu thuật là phương án tốt nhất.
Mặc dù vậy nhưng bác sĩ của bạn sẽ là người quyết định kế hoạch phẫu thuật cụ thể dựa trên tình hình thực tế về cấu tạo cơ thể, tình trạng của da, các vấn đề của túi độn,…
Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?
Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?
- 13 trả lời
- 3088 lượt xem
Có cần phẫu thuật để làm xẹp túi nước muối không?
13 năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực đặt túi nước muối nhưng ngay từ đầu tôi đã không thích kết quả đạt được. Cả hai bên túi độn nằm ở vị trí rất cao gần xương đòn và trông rất mất tự nhiên. Khi một bên bị xẹp đi tôi lại cảm thấy thích bầu vú xẹp như vậy. Thực sự lúc này tôi chưa muốn gỡ chúng ra và cũng không muốn thay thế cặp túi mới. Tuy nhiên tôi muốn tháo làm xẹp bên còn lại cho cân với bên kia. Liệu như vậy có được không? Hoặc có cần phải tháo cả hai bên ra ngay không?
- 8 trả lời
- 1243 lượt xem
Ngực bị nhỏ dần sau phẫu thuật đặt túi nước muối, bơm thêm nước muối vào túi độn được không?
Tôi đã từng rất hài lòng với kết quả nâng ngực bằng túi nước muối của mình, bầu vú từ cỡ 34A tăng lên 34C, thậm chí là D nhỏ. Nhưng kể từ thời điểm phẫu thuật cách đây một năm, chúng bắt đầu nhỏ dần đi mỗi ngày. Liệu có thể bơm thêm vào mà không cần phải gỡ bỏ túi độn ra làm tốn tiền thay túi mới không?
- 10 trả lời
- 1660 lượt xem
Thay túi nước muối bằng túi gel silicone sau 6 tháng phẫu thuật?
Cách đây 3 tháng tôi đã đặt túi nước muối, bây giờ tôi định đổi sang túi gel silicone vì tin rằng chúng sẽ tạo dáng vú tự nhiên hơn và cũng ít có nguy cơ bị vỡ hơn. Hơn nữa một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng nói với tôi rằng nếu bạn đặt túi gel bạn sẽ không bao giờ phải phẫu thuật lại (không giống như túi nước muối sẽ phải thay mỗi 10 năm). Những điều này có đúng không? Tôi có thể thực hiện loại quy trình thay thế này sau 6 tháng phẫu thuật không?
- 10 trả lời
- 1545 lượt xem
Vú bị biến dạng sau 3 tuần phẫu thuật đặt túi độn
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn được 3 tuần và treo sa trễ với đường mổ hình lưỡi liềm ở ngực phải. Tôi đặt túi nước muối dưới cơ size 550 cc cho bầu vú phải, và 600 cc cho bầu vú trái. Hiện tôi vẫn đều đặn matxa và uống Vitamin E 400. Tôi rất lo vì ngực phải vẫn chưa thay đổi chút nào kể từ khi phẫu thuật, tôi không thấy bất kỳ cải thiện nào. Tôi rất chán, thậm chí còn chẳng muốn nhìn chúng.
- 7 trả lời
- 1588 lượt xem
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới