Khi nào trẻ nhỏ cần phải chỉnh nha?
Bài viết này sẽ giúp bạn xác định điều đó kèm theo những lợi ích của việc chỉnh nha ở trẻ nhỏ, đồng thời giới thiệu cho bạn các phương pháp khác nhau hiện nay. Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ tự tin đưa ra quyết định tốt nhất cho con mình.
Làm sao để biết trẻ có cần đến các phương pháp chỉnh nha hay không?
Bác sĩ chỉnh nha là người có thể xác định chính xác điều này. Có nhiều vấn đề cần đến các phương pháp chỉnh nha nhưng lại không thể xác định bằng mắt thường được, vì vậy, cách tốt nhất là đưa con bạn đến gặp bác sĩ.
Lợi ích của chỉnh nha là gì?
Nhiều người tin rằng niềng răng kim loại, niềng răng trong suốt Invisalign và các phương pháp can thiệp chỉnh nha khác chỉ là nhằm mục đích thẩm mỹ nhưng điều này là chưa đúng. Các phương pháp chỉnh nha đúng là có thể giúp cải thiện vẻ bề ngoài và giúp trẻ tự tin hơn nhưng đây chỉ là lợi ích thứ yếu so với những lợi ích khác, gồm có:
- Sửa các thói quen răng miệng có hại
- Ngăn ngừa sự mài mòn, tổn thương răng và khớp hàm bằng cách điều chỉnh vấn đề khớp cắn sâu, khớp cắn ngược và khớp cắn chéo
- Cải thiện hô hấp
- Giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn
- Kích khích sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và giảm các vấn đề về tiêu hóa bằng cách tăng sự tiếp xúc khi nhai
- Ngăn ngừa sâu răng, bệnh về lợi và bệnh tim
Ngoài ra, việc can thiệp ngay từ khi còn sớm còn là biện pháp giúp giảm khả năng phải niềng răng và phẫu thuật răng miệng sau này.
Có những phương pháp chỉnh nha nào?
Các chuyên gia khuyến nghị là nên tiến hành các phương pháp chỉnh nha ngay từ sớm để phù hợp với các giai đoạn phát triển tự nhiên và tất cả trẻ em nên bắt đầu được cha mẹ đưa đến bác sĩ chỉnh nha khi lên 7 tuổi. Có rất nhiều phương pháp chỉnh nha với mức độ xâm lấn thấp dành cho trẻ nhỏ, gồm có:
- Khí cụ nong rộng cung hàm: có tác dụng tạo thêm chỗ cho răng vĩnh viễn có thể mọc lên ở một vị trí lý tưởng và giảm tình trạng mọc chen chúc.
- Hàm trainer:Thường dành cho trẻ nhỏ (trong ở độ tuổi từ 5 - 9). Các hàm trainer được đeo trong khi ngủ để điều chỉnh các thói quen như mút tay và đồng thời cũng có tác dụng mở rộng cung hàm, giúp răng mọc lên đúng cách.
- Niềng răng: đây là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu điều trị mà có thể lựa chọn một loại niềng cụ thể.
Tóm lại, những lợi ích về thể chất và tinh tình của việc chỉnh nha cho trẻ ngay từ sớm là vô cùng lớn.
Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn nghĩ là đến tuổi thanh thiếu niên thì con cái họ mới cần đi niềng răng. Nhưng bạn có biết rằng việc nắn chỉnh răng có thể bắt đầu từ khi 7 tuổi?
Chỉnh nha giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau hàm
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: Nha sĩ bình thường có thể tiến hành niềng răng trong suốt Invisalign không, hay phải cần bác sĩ chỉnh nha?
Mặc dù vẫn hài lòng với hàm răng của mình nhưng bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha định kỳ để được kiểm tra về hàm răng và khớp cắn.
Chỉnh nha là một lĩnh vực của nha khoa. Nếu bạn có đang tìm hiểu về niềng răng thì chắc hẳn bạn nhận được không ít lời khuyên là nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha. Vậy thì một bác sĩ chỉnh nha khác gì một nha sĩ thông thường? Và bác sĩ chỉnh nha có thể làm được những gì?
- 1 trả lời
- 1072 lượt xem
Tôi đã mút ngón tay suốt 24 năm và vẫn đang cố gắng dừng lại. Thực sự mong muốn các kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể và cũng là một phương pháp giúp tôi không phải phẫu thuật hàm.
- 3 trả lời
- 2108 lượt xem
Gần đây tôi mới tháo niềng răng. Vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm khi niềng răng là hai răng cửa của tôi quá to so với những răng còn lại, trông giống như răng thỏ vậy. Bác sĩ có nói rằng sau khi tháo niềng thì vấn đề này sẽ không còn nữa. Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể, tôi rất thất vọng vì tôi đã tốn khá nhiều tiền cho việc niềng răng. Tôi nên làm gì?
- 1 trả lời
- 1222 lượt xem
E thấy bị một bên cao, 1 bên thấp hay sao ấy ạ, e niềng năm rưỡi rồi. Cho em hỏi vấn đề này là gì ạ, và cách xử lý ra sao?
- 1 trả lời
- 1084 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị khớp cắn sâu không và làm thế nào để điều trị ạ?
- 1 trả lời
- 1771 lượt xem
Lúc đầu bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng 3 năm nhưng bây giờ đã được 1 năm mà tôi thấy răng đã thẳng và vấn đề khớp cắn sâu, khớp cắn chéo được khắc phục rồi thì có thể tháo niềng ra luôn không?