Khi nào cần can thiệp chỉnh nha sớm?
Những vấn đề nào cần can thiệp sớm?
Theo Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ, có đến 3,7 triệu trẻ em dưới 17 tuổi được điều trị chỉnh nha mỗi năm. Việc can thiệp sớm có thể được thực hiện cho những trường hợp sau:
- Sai khớp cắn loại I: Vấn đề này rất phổ biến, có đặc điểm là răng mọc khấp khểnh hoặc có một, hai răng mọc lệch khỏi cung hàm. Nói chung, việc điều trị sớm cho vấn đề này thường đòi hỏi phải tiến hành theo hai giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài hai năm.
- Sai khớp cắn loại III hay còn được gọi là khớp cắn ngược, đây là vấn đề xảy ra ở những người có hàm dưới quá lớn hoặc hàm trên quá nhỏ. Sai khớp cắn loại III cũng là vấn đề đòi hỏi phải can thiệp sớm. Việc điều trị thường được thực hiện bằng cách thay đổi sự phát triển của hàm, bắt đầu từ khi 7 tuổi là tốt nhất.
- Khớp cắn chéo. Khớp cắn chéo xảy ra khi hàm trên và hàm dưới không thẳng hàng nhau. Những trường hợp này sẽ cần đến một thiết bị chỉnh nha được gọi là khí cụ nong rộng hàm để nắn lại hai hàm thẳng nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng việc điều trị sớm rất có lợi cho các trường hợp khớp cắn chéo, đặc biệt là các trường hợp cần dịch chuyển hàm sang một bên để khắc phục vấn đề.
Bên cạnh đó, can thiệp sớm có thể cần phải nhổ răng. Các răng khấp khểnh có thể gây ra vấn đề khi răng vĩnh viễn mọc lên. Đối với những trẻ mà có quá nhiều răng thì nhổ răng sữa hoặc thậm chí là răng vĩnh viễn có thể giúp các răng mọc thẳng hàng hơn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp với việc can thiệp sớm. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp chỉnh nha sớm hầu như không có ích lợi gì đối với vấn đề lệch khớp cắn loại II (hay còn được gọi là khớp cắn sâu). Đối với vấn đề này thì cần chờ đến tuổi thiếu niên mới có thể bắt đầu điều trị.
Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể gặp vấn đề về răng sau này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước bằng cách can thiệp sớm.
Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn nghĩ là đến tuổi thanh thiếu niên thì con cái họ mới cần đi niềng răng. Nhưng bạn có biết rằng việc nắn chỉnh răng có thể bắt đầu từ khi 7 tuổi?
Chỉnh nha giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau hàm
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: Nha sĩ bình thường có thể tiến hành niềng răng trong suốt Invisalign không, hay phải cần bác sĩ chỉnh nha?
Ngày nay, niềng răng đang dần trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ và làm thế nào để cha mẹ có thể biết con mình có cần niềng răng hay không?
- 3 trả lời
- 2135 lượt xem
Gần đây tôi mới tháo niềng răng. Vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm khi niềng răng là hai răng cửa của tôi quá to so với những răng còn lại, trông giống như răng thỏ vậy. Bác sĩ có nói rằng sau khi tháo niềng thì vấn đề này sẽ không còn nữa. Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể, tôi rất thất vọng vì tôi đã tốn khá nhiều tiền cho việc niềng răng. Tôi nên làm gì?
- 1 trả lời
- 1791 lượt xem
Lúc đầu bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng 3 năm nhưng bây giờ đã được 1 năm mà tôi thấy răng đã thẳng và vấn đề khớp cắn sâu, khớp cắn chéo được khắc phục rồi thì có thể tháo niềng ra luôn không?
- 1 trả lời
- 1052 lượt xem
Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.
- 1 trả lời
- 1089 lượt xem
Tôi đã mút ngón tay suốt 24 năm và vẫn đang cố gắng dừng lại. Thực sự mong muốn các kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể và cũng là một phương pháp giúp tôi không phải phẫu thuật hàm.
- 0 trả lời
- 1009 lượt xem
Em niềng răng được 4 tháng và mới phát hiện ra chỗ niềng răng không uy tín, bác sĩ tay nghề kém, sau 1 tháng đeo niềng, khuôn mặt em thay đổi rất nhiều, gì má cao lên, hàm trên đi vào trong, khuôn mặt nhìn méo và góc cạnh, em tháo niềng và đổi bác sĩ khác, liệu khuôn mặt có thể trở lại như cũ không.