1

Dị Ứng Formaldehyde Cần Tránh Những Thành Phần Nào Trong Mỹ Phẩm?

Formaldehyde là một trong những thành phần gây dị ứng phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. Nếu bạn bị dị ứng formaldehyde thì nên tránh một số thành phần sau đây
Dị Ứng Formaldehyde Cần Tránh Những Thành Phần Nào Trong Mỹ Phẩm? Dị Ứng Formaldehyde Cần Tránh Những Thành Phần Nào Trong Mỹ Phẩm?

Làm thế nào để biết một sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa formaldehyde hay không? Cách đơn giản nhất là đọc danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm xem có “formaldehyde” hay không. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng với formaldehyde thì còn phải tránh cả những sản phẩm chứa thành phần giải phóng formaldehyde.

Formaldehyde và chất bảo quản giải phóng formaldehyde (formaldehyde-releasing preservative) nằm trong top 5 thành phần gây dị ứng phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc da.

Formaldehyd được sử dụng trong mỹ phẩm làm chất bảo quản. Tuy nhiên, cái tên “formaldehyde hiếm khi được ghi trên nhãn sản phẩm do lo ngại về nguy cơ dị ứng. Thay vào đó, các hãng sản xuất sử dụng một thành phần khác có tên là chất bảo quản giải phóng formaldehyde (FRP).

di ung Formaldehyde
Dị ứng formaldehyde

Các thành phần cần tránh khi bị dị ứng formaldehyde

Nếu bị dị ứng formaldehyde, tất nhiên bạn cần phải tránh các sản phẩm chứa thành phần này. Ngoài ra, bạn còn phải tránh cả các chất bảo quản giải phóng formaldehyde dưới đây:

  • 2-bromo-2-nitropropan-1,3-diol
  • Bromonitropan diol (Bronopol)
  • Diazolidinyl urea (Germall II)
  • Hydantoin DMDM
  • Glyoxal
  • Imidazolidinyl urea (Germall)
  • Polyoxymethylene urea
  • Quaternium 15
  • Sodium Hydroxymethylglycinate

Những sản phẩm nào có chứa formaldehyde và chất bảo quản giải phóng formaldehyde?

Formaldehyde có trong rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm duỗi tóc, mỹ phẩm trang điểm như mascara và một số loại sơn móng tay. Formaldehyde còn được sử dụng trong khẩu trang. Đó là lý do tại sao tỷ lệ dị ứng formaldehyde gia tăng trong đại dịch Covid-19.

Một nghiên cứu vào năm 2015 đã xác định rằng thời gian bảo quản kéo dài và ở nhiệt độ cao có thể làm tăng tỷ lệ dị ứng với formaldehyde và các thành phần giải phóng formaldehyde.

formaldehyde
formaldehyde 

Chất bảo quản giải phóng formaldehyde (FRP) là một trong những chất gây dị ứng chính được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm, khiến chúng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây viêm da tiếp xúc. Phản ứng dị ứng với formaldehyde có thể gây viêm da mí mắt do sử dụng chất làm cứng móng, sơn móng tay hoặc mỹ phẩm trang điểm, chẳng hạn như mascara, phấn má, phấn mắt và kem nền, tất cả những sản phẩm này đều thường chứa chất bảo quản giải phóng formaldehyde. Những chất bảo quản này còn có trong các sản phẩm được sử dụng hàng ngày như dầu gội, quần áo chống nhăn, chất tẩy rửa, khăn lau trẻ em, chất khử trùng và thậm chí cả chất làm ngọt aspartame. Chất bảo quản giải phóng formaldehyde thậm chí còn ẩn trong cả các sản phẩm được gắn nhãn "tự nhiên". Mặc dù có thể gây ra phản ứng dị ứng nhưng FRP vẫn được sử dụng tương đối phổ biến trong các sản phẩm tiêu dùng do đặc tính kháng khuẩn hiệu quả. Dị ứng FRP thường có biểu hiện là viêm và đỏ ở vùng tiếp xúc, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiểm soát. Ngoài ra, việc tiếp xúc gián tiếp qua khói thuốc lá cũng gây dị ứng.

Mua sản phẩm chăm sóc da không chứa formaldehyde

Việc tìm mua mỹ phẩm chăm sóc da không chứa formaldehyde là điều không đơn giản. Khi tìm các sản phẩm không chứa chất bảo quản giải phóng formaldehyde, điều quan trọng là phải đọc kỹ danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm. Chất bảo quản giải phóng formaldehyde có thể được ghi dưới những cái tên như quaternium-15, DMDM hydantoin, imidazolidinyl urea, diazolidinyl urea, polyoxymethylene urea, natri hydroxymethylglycinate, 2-bromo-2-nitropropane- 1,3 -diol (bromopol) và glyoxal. Những thành phần này được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm, vì vậy bạn cần phải nhận biết được sự hiện diện của chúng. Nếu một sản phẩm có bất kỳ thành phần nào trong số này thì có thể sản phẩm đó chứa chất bảo quản giải phóng formaldehyde. Ngoài ra, cần lưu ý rằng ngay cả những sản phẩm được dán nhãn "tự nhiên" (natural) cũng có thể chứa các chất bảo quản này. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn có thể tìm các sản phẩm có ghi nhãn rõ ràng là "không chứa formaldehyde" (formaldehyde-free) hoặc "không chứa chất bảo quản giải phóng formaldehyde " (FRP-free).

Viêm da tiếp xúc do formaldehyde

benh viem da tiep xuc
Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng hoặc kích ứng, chẳng hạn như formaldehyde hoặc chất bảo quản giải phóng formaldehyde hoặc.

Các triệu chứng thường gồm có mẩn đỏ, ngứa, sưng hoặc nổi mụn nước ở vị trí tiếp xúc. Ví dụ, nếu bạn gặp phải các phản ứng da lặp đi lặp lại như mí mắt sưng đỏ, ngứa sau khi chuốt mascara hoặc vùng da quanh móng bị viêm sau khi sơn móng tay hoặc da đầu, cổ ngứa ngáy, mẩn đỏ sau khi duỗi tóc thì rất có thể bạn bị dị ứng formaldehyde hoặc chất bảo quản giải phóng formaldehyde. Mỗi sản phẩm này đều có thể chứa FRP và việc bị viêm da sau mỗi lần sử dụng là biểu hiện cho thấy dị ứng với formaldehyde.

Cách kiểm tra dị ứng formaldehyde

Cách tốt nhất để biết bản thân có bị dị ứng với formaldehyde hay không là đi khám da liễu và làm test áp bì (patch test).

Trong test áp bì, một lượng nhỏ các chất có thể gây dị ứng, bao gồm cả formaldehyde, được bôi lên da (thường là ở lưng), sau đó dán một lớp băng keo và để nguyên trong 48 giờ. Sau 48 giờ, băng keo được gỡ bỏ và da sẽ được kiểm tra xem có phản ứng hay không. Phản ứng dị ứng thường có biểu hiện là mẩn đỏ và ngứa. Bác sĩ da liễu sẽ phân tích kết quả sau khoảng 72 đến 96 giờ kể từ lần bôi đầu tiên.

Nếu vùng da bôi formaldehyde hoặc FRP có các triệu chứng trên thì có nghĩa là bạn bị dị ứng formaldehyde. Test áp bì phải được thực hiện bởi nhân viên y tế vì xét nghiệm này đòi hỏi phải diễn giải cẩn thận và đôi khi có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng ở những người quá nhạy cảm.

>>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những Thành Phần Có Hại Cần Tránh Trong Mỹ Phẩm
Những Thành Phần Có Hại Cần Tránh Trong Mỹ Phẩm

Có nhiều thành phần bị hạn chế hoặc bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm do không an toàn, có hại hoặc thậm chí gây nguy hiểm.

Những Thành Phần Có Thể Gây Dị Ứng Trong Sản Phẩm Chăm Sóc Da
Những Thành Phần Có Thể Gây Dị Ứng Trong Sản Phẩm Chăm Sóc Da

Có rất nhiều thành phần chăm sóc da có thể gây dị ứng. Cách duy nhất để tránh bị dị ứng da là xác định thành phần gây dị ứng và lựa chọn những sản phẩm không chứa thành phần đó.

Những thành phần quan trọng nhất đối với da nhăn
Những thành phần quan trọng nhất đối với da nhăn

Nhóm các sản phẩm chống lão hóa cũng chiếm phần lớn trong số các loại sản phẩm dưỡng da và dường như mọi dòng sản phẩm chống lão hóa đều có chứa một thành phần nổi bật đóng vai trò duy trì sự trẻ trung cho làn da, ví dụ như peptide, yếu tố tăng trưởng, AHA, BHA,...

Những thành phần dưỡng da cần tránh khi bị dị ứng latex
Những thành phần dưỡng da cần tránh khi bị dị ứng latex

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị dị ứng latex có nguy cơ cao cũng bị dị ứng với một số thành phần nguồn gốc thực vật trong các sản phẩm bôi ngoài da.

Các Thành Phần Chống Oxy Hóa Trong Sản Phẩm Chăm Sóc Da
Các Thành Phần Chống Oxy Hóa Trong Sản Phẩm Chăm Sóc Da

Chất chống oxy hóa có mặt trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau như serum, kem dưỡng mắt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng… Những thành phần này mang lại nhiều lợi ích cho làn da, từ cải thiện kết cấu bề mặt da, chống lão hóa cho đến giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, nám… Vậy có những loại chất chống oxy hóa nào thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da? Những chất này có tác dụng gì đối với da và có cơ chế hoạt động ra sao? Và chất chống oxy hóa nào là tốt nhất? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sản phẩm trị thâm sau mụn?
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  758 lượt xem

Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!

Nên dùng hay bỏ sản phẩm trị thâm nào?
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  775 lượt xem

Object

Có phải kích ứng mĩ phẩm không?
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1120 lượt xem

Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!

Cứ dùng mĩ phẩm là ngứa phải làm sao?
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1103 lượt xem

Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!

Tìm sản phẩm dưỡng ẩm cho da
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  720 lượt xem

Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2508 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 6 năm trước
 1871 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 5 năm trước
 1762 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 6 năm trước
 1753 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 6 năm trước
 1690 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 6 năm trước
 1642 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây