1

Đi Tìm Phương Pháp Trị Mụn Phù Hợp Với Từng Loại Da

Trên thực tế, không có phương pháp trị mụn nào phù hợp với mọi loại da. Benzoyl peroxide có thể là một phép màu đối với những người có làn da ẩm tự nhiên và da khỏe nhưng lại là ác mộng với những người bị bệnh trứng cá đỏ.
Đi Tìm Phương Pháp Trị Mụn Phù Hợp Với Từng Loại Da Đi Tìm Phương Pháp Trị Mụn Phù Hợp Với Từng Loại Da

Các loại tẩy da chết hóa học có tác dụng với những người da dầu bị mụn đầu đen nhưng lại không hề có lợi cho người da khô và bị mụn mủ. Ngay cả các loại mỹ phẩm trang điểm cũng vậy, một sản phẩm hợp với da dầu nhưng sẽ gây mốc da khi dùng cho da khô.

Trong lĩnh vực trị mụn, một sản phẩm không phù hợp không những không có tác dụng mà còn có thể sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, hiện nay mỗi dòng sản phẩm đều có những phiên bản khác nhau dành cho từng loại da vì thế nên nếu bạn hiểu rõ được về loại da của mình thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền mà vẫn chọn được cho mình một sản phẩm ưng ý.

Điều gì quyết định loại da?

Một làn da có thể khô hoặc dầu. Nhiều người thường nghĩ rằng mụn chỉ xảy ra ở trên da dầu và cố gắng tìm mọi cách để làm khô da. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra mụn thực chất là dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông chứ không phải là độ ẩm trong da, và dầu thừa cũng không phải khi nào cũng gây mụn.

Một làn da có thể khỏe hoặc nhạy cảm. Ở nhiều người, da luôn trong tình trạng bị đỏ và kích ứng dù cho da tiếp xúc bất kì chất hóa học nào. Họ là những người có da nhạy cảm. Trong khi đó, những người khác lại không bao giờ bị dị ứng và họ là những người có da khỏe. Một phương pháp dưỡng da dành cho da khỏe có thể gây hại nghiêm trọng đến da nhạy cảm.

Một làn da có thể căng hoặc nhăn. Nếu bạn có làn da nhăn tư thế đầu thường có ảnh hưởng rất lớn đến độ rõ của mụn. Nếu bạn hướng cằm xuống, mụn có thể biến mất. Nếu ngửa cổ lên, da sẽ lỏng ra và làm lộ mụn. Trong khi đó, da căng thường một là không bao giờ bị mụn hoặc hai là bị mụn thường xuyên.

Một làn da có thể nhiễm sắc tố hoặc không nhiễm sắc tố. Trong việc chăm sóc da, “sắc tố” thường để chỉ một vùng da nhỏ chứ không phải là màu da và tone da trên toàn bộ khuôn mặt. Có một số loại da thường dễ bị thay đổi màu sắc hơn sau khi mụn được chữa khỏi, ví dụ như những người có da tối màu như nâu, đen hay người Châu Á da vàng thường dễ bị thâm sau mụn hơn. Vì nhiều loại sản phẩm trị mụn bằng cách gây viêm có thể dẫn đến thay đổi màu sắc da vĩnh viễn nên bạn cần biết được da mình là da nhiễm sắc tố hay da không nhiễm sắc tố, đặc biệt là khi chọn tẩy da chết hóa học hay các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide.

38 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn xác định được da mình là da dầu hay da khô, da khỏe hay da nhạy cảm, da căng hay nhăn, da nhiễm sắc tố hay không nhiễm sắc tố, mỗi một đặc điểm sẽ có khoảng 8 – 10 câu hỏi. Chọn câu trả lời đúng với bạn nhất và ghi lại điểm số tương ứng, sau đó cộng tổng điểm lại sau mỗi phần. Sau khi kết thúc bài trắc nghiệm, bạn sẽ biết được cả 4 đặc tính của làn da và có thể tìm ra hướng lựa chọn phương pháp trị mụn cho riêng mình.

>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da

Da dầu hay da khô?

da dau hay da kho
Nhãn

Ngay cả da khô cũng có thể bị mụn trứng cá và ngược lại, da dầu đôi khi lại không hề có mụn. Trả lời 10 câu hỏi dưới đây bằng cách chọn đáp án đúng với bạn nhất, tổng điểm sau cùng sẽ giúp bạn xác định được da mình thuộc loại da dầu, da khô, da thường hay da hỗn hợp.

1. Bạn rửa mặt, lau khô và không dùng bất cứ sản phẩm dưỡng da nào. Ba tiếng sau khi soi gương dưới đèn sáng, phần má và trán trông như thế nào?

a. Rất bóng như vừa bôi dầu lên da

b. Nhờn nhưng không quá bóng

c. Nhìn vẫn có vẻ khỏe mạnh và tươi tắn.

d. Hơi căng lại một chút và không hiện rõ lỗ chân lông.

e. Bong tróc, da tối đi hoặc sần sùi và đỏ.

2. Khi thời tiết khô nóng hoặc vào mùa đông khi ngồi gần máy sưởi, nếu không dùng kem dưỡng thì da bạn:

a. Vẫn ẩm và bóng.

b. Vẫn bình thường

c. Hơi khô và bong tróc

d. Nứt nẻ.

e. Bị đỏ và thô ráp.

3. Khi bạn rửa mặt sửa rửa mặt nhiều bọt, da bạn:

a. Nhờn ngay khi vừa rửa mặt xong và thấm khô.

b. Có cảm giác sạch sẽ và dễ chịu

c. Cảm giác khô ráp nhưng không nứt nẻ

d. Vừa khô ráp và vừa nứt nẻ

e. Tôi không dùng sửa rửa mặt nhiều bọt vì da bị kích ứng

4. Khi nhìn gần vào gương phóng đại, trên da có nhiều lỗ chân lông to không?

a. Rất nhiều và có ở khắp mặt

b. Nhiều nhưng hầu hết là ở phần má và trán

c. Chỉ có một vài lỗ chân lông to nằm rải rác trên khuôn mặt

d. Chỉ có 1-2 lỗ chân lông to do vừa điều trị khỏi mụn đầu đen

e. Không có lỗ chân lông to.

5. Nếu bạn không dùng kem dưỡng ẩm thì da có cảm giác căng không?

a. Không.

b. Có nhưng chỉ khi thời tiết khô hanh

c. Thỉnh thoảng và ngay cả khi độ ẩm không quá thấp

d. Thường xuyên

e. Trừ những lúc da mặt ướt ra thì luôn luôn có cảm giác da căng.

6. Khi trang điểm thì thợ trang điểm đánh giá da bạn là loại da gì?

a. Rất nhờn

b. Nhờn

c. Hỗn hợp

d. Da thường

e. Da khô

7. Trong ảnh, da bạn có bị bóng không?

a. Lúc nào chụp ảnh cũng bị bóng.

b. Có nhưng chỉ khi chưa rửa mặt hoặc không dùng phấn phủ

c. Thỉnh thoảng

d. Rất hiếm khi bị bóng, nếu có thì chỉ là do bôi kem chống nắng

e. Không bao giờ bị bóng.

8. Lỗ chân có thường xuyên bị bít tắc không? Nếu có thì là ở vùng da nào?

a. Có, trên toàn bộ da mặt.

b. Có, vùng da má và trán

c. Có, hai bên mặt và quai hàm.

d. Thỉnh thoảng mới bị bít lỗ chân lông nhưng lại thường xuyên bị mụn mủ.

e .Chưa bao giờ bị bít lỗ chân lông nhưng da thường xuyên bị mụn mủ và đỏ.

9. Vài giờ sau khi trang điểm, da bạn trông như thế nào?

a. Bạn không trang điểm

b. Bóng và có vệt kem nền

c.. Bóng

d. Vẫn mịn như lúc ban đầu

e. Kem nền vón cục và mốc da

10.Bạn tự đánh giá da mình là loại da nào?

a. Da rất dầu

b. Da dầu

c. Da thường

d. Da khô

e. Da rất khô

Mỗi câu trả lời

a tương ứng với 0 điểm,

b tương ứng với 1đ,

c tương ứng với 2 điểm,

d tương ứng với 3 điểm,

e tương ứng với 4 điểm.

Cộng tổng điểm lại, tối da là 40 điểm.

Nếu bạn được 20 – 40 điểm thì da bạn là da khô, nếu trên 35 điểm thì bạn sẽ cần tìm các sản phẩm dành cho da rất khô.

Nếu bạn được 0 – 20 điểm thì da bạn là da dầu và nếu số điểm chỉ trong khoảng 0 – 4 thì da bạn là da rất dầu.

Câu hỏi số 8 là để xác định da hỗn hợp. Da hỗn hợp là loại da chỉ khô ở hai bên mặt và nhờn ở vùng chữ T (trán và mũi). Những người có da hỗn hợp cần đến các sản phẩm khác nhau cho mỗi vùng da trên gương mặt. Nếu như bạn chọn câu trả lời là “Có, hai bên mặt và quai hàm” thì căng chắn da bạn là da hỗn hợp. Bạn sẽ cần dùng song song cả các sản phẩm dành cho da khô và các sản phẩm dành cho da dầu.

Khái niệm da dầu hay da khô chỉ mang tính đương đối vì có rất ít người da hoàn toàn khô hoặc hoàn toàn dầu. Phần lớn da chúng ta đều chỉ bị nhờn hoặc khô ở những vị trí nhất định.

Ngay cả khi da bạn là da dầu thì cũng đừng e ngại việc dùng các sản phẩm có chứa dầu vì chỉ có dầu mới có thể hòa tan dầu. Các loại sữa rửa mặt có chứa dầu sẽ giúp lấy đi dầu thừa trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, nếu da bạn là da khô thì lại cần tránh các sản phẩm làm da bị khô thêm, ví dụ như các sản phẩm có thành phần cồn.

Da khỏe hay da nhạy cảm?

da khoe hay da nhay cam
Xác định được da mình là da khỏe hay da nhạy cảm

>>> Xem thêm: Chăm sóc da tự nhiên

10 câu hỏi tiếp theo sẽ giúp bạn xác định được da mình là da khỏe hay da nhạy cảm. Da nhạy cảm là loại da thường bị nổi mụn khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc một số loại chất hóa học nhất định. Da khỏe là loại da có thể dùng các sản phẩm trị mụn với nồng độ thành phần hoạt tính cao hơn so với loại da khác. Cũng như phần trước, chọn phương án đúng với bạn nhất.

Tần xuất mụn mủ xuất hiện trên da?

Gần như hàng ngày

Ít nhất 1 lần/tuần

Ít nhất 2 lần/tháng

Thi thoảng nhưng hầu như là rất hiếm

Không bao giờ bị mụn mủ

Sữa rửa mặt, xà phòng, nước hoa, hương liệu và các sản phẩm trị mụn có khiến da có cảm giác châm chích, ngứa hoặc đỏ lên không?

Gần như mọi sản phẩm chăm sóc da đều khiến da bị kích ứng và ứng đỏ,

Thường xuyên bị kích ứng.

Da chỉ bị kích ứng khi dùng một số loại sản phẩm chăm sóc da nhất định (ví dụ như benzoyl peroxide hoặc sản phẩm có hương liệu)

Rất hiếm khi bị kích ứng

Da không phản ứng với bất kì sản phẩm nào

Khi đeo các loại trang sức không phải vàng, da có bị nổi mụn không?

Luôn luôn.

Thường xuyên.

Thi thoảng.

Rất hiếm khi bị.

Chưa bao giờ bị.

Đã từng có ai bảo rằng bạn bị bệnh trứng cá đỏ chưa?

Có và tôi bị bệnh trứng cá đỏ mức độ nặng

Có, tôi bị bệnh trứng cá đỏ nhưng không quá nặng

Có nhưng tôi không bị bệnh trứng cá đỏ.

Chưa có ai nói nhưng tôi nghĩ rằng mình bị bệnh trứng cá đỏ.

Chưa có ai nói thế và tôi cũng nghĩ là mình không bị bệnh trứng cá đỏ.

Da có bị nổi ban đỏ khi đeo nhẫn không?

Lần nào đeo cũng bị.

Thỉnh thoảng nhưng không thường xuyên

Có nhưng chỉ khi đeo nhẫn bạc hoặc nikel.

Rất hiếm khi bị.

Chưa bao giờ bị.

Bạn đã bao giờ bị eczema hay viêm da tạng dị ứng chưa?

Có và bây giờ vẫn bị

Có, bây giờ vẫn bị nhưng rất ít khi bộc phát.

Có, hồi còn nhỏ tôi thường xuyên bị nhưng giờ đã khỏi

Có, tôi từng chỉ bị nổi mụn khi ăn một số loại đồ ăn nhưng giờ đã hết.

Chưa bao giờ bị.

Kem chống nắng có làm da bạn bị ngứa và đỏ không?

Mọi loại kem chống nắng đều làm da tôi bị ngứa và đỏ.

Chỉ có một số loại kem chống nắng làm da tôi bị ngứa và đỏ còn kem chống nắng có kem oxit và titanium dioxide thì không sao.

Đôi khi da tôi vẫn bị bắt nắng ngay cả khi dùng kem chống nắng

Các loại kem chống nắng có mùi làm da tôi bị ngứa

Tôi chưa bao giờ bị ngứa khi dùng kem chống nắng.

Bạn có dùng được xà phòng và các đồ dùng phòng tắm ở khách sạn không?

Không. Tôi luôn phải mang đồ của riêng mình.

Có nhưng bất cứ loại xà phòng hay dầu có mùi nồng đều làm da tôi nổi mụn

Có, tôi chỉ không dùng được xà phòng bánh.

Hầu như là dùng được

Có, tôi chưa bao giờ gặp phải vấn đề gì.

Các loại nước xả vải hoặc bột giặt có mùi thơm có làm bạn bị ngứa không?

Có, nước xả vải hoặc bột giặt luôn làm tôi bị ngứ

Có nhưng chỉ bị ngứa khi mặc quần áo, còn ga, gối hay khăn thì vẫn không sao.

Rất ít khi bị

Tôi không căng

Không.

Da bạn bị đỏ khi:

Ăn đồ cay và uống đồ nóng

Uống rượu bia

Khi xấu hổ

Khi đi ngoài trời nắng

Không bao giờ bị đỏ

Mỗi câu trả lời a tương ứng với 0 điểm, b tương ứng với 1đ, c tương ứng với 2 điểm, d tương ứng với 3 điểm và e tương ứng với 4 điểm. Cộng tổng điểm lại, tối da là 40 điểm. Nếu bạn được 20 – 40 điểm thì da bạn là da khỏe, nếu trên 35 điểm thì bạn có thể dùng bất cứ sản phẩm dưỡng da nào mà không phải lo da nổi mụn.

Nếu được 15 – 25 điểm thì da bạn là da khỏe nhưng cần tránh các thành phần gây kích ứng như quế, tinh dầu bạc hà, lộc đề xanh và witch hazel.

Nếu được 0 – 20 điểm thì da bạn là da nhạy cảm và bạn cần dùng các sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm. Nếu chỉ được 0 – 4 điểm thì da bạn thuộc loại cực nhạy cảm và bạn chỉ có thể dùng các sản phẩm dưỡng da cơ bản.

Da căng hay da nhăn?

da cang hay da nhan
Da căng hay da nhăn

>>> Xem thảo: Quy trình chăm sóc da thường

Hầu hết người dùng các sản phẩm dưỡng da đều chỉ quan tâm đến các yếu tố như da khô hay da dầu, da khỏe hay da nhạy cảm mà chưa để ý lắm đến yếu tố da căng và da nhăn. Da căng thường giữ lại các tế bào chết và vi khuẩn bên trong các nếp gấp li ti trong da. Những nếp gấp này có thể hằn rõ như nếp nhăn trên mặt nhưng đa số những người có da nhăn và bị mụn, làn da thường chỉ có khác biệt khi họ cúi đầu hoặc ngẩng đầu. Điều này không xảy ra ở người có da căng. Nếu bạn có làn da căng thì da sẽ hầu như không có các nếp gấp cho vi khuẩn trú ngụ.

Giống như hai phần trước, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng câu trả lời đúng với bạn nhất.

Da mặt bạn có nếp nhăn không?

Có. Ngay cả khi tôi không nhướn lông mày, nói chuyện hay cười, da mặt đều xuất hiện nếp nhăn.

Có, ngay cả khi tôi không nhướn lông mày, nói chuyện hay cười, da mặt đều xuất hiện nếp nhăn nhưng nếp nhăn không lộ rõ.

Có nhưng chỉ khi mặt tôi chuyển động.

Có nhưng nếp nhăn chỉ xuất hiện khi da quá khô.

Không

Mọi người có đoán đúng được tuổi của bạn không?

Không, mọi người thường đoán nhiều hơn từ 5 – 10 tuổi so với tuổi thật của tôi.

Không, mọi người thường đoán nhiều hơn từ 2 - 5 tuổi so với tuổi thật của tôi.

Có, mọi người thường đoán đúng số tuổi của tôi.

Không, mọi người thường đoán ít hơn từ 2 - 5 tuổi so với tuổi thật của tôi.

Không, mọi người thường đoán ít hơn từ 5 – 10 tuổi so với tuổi thật của tôi.

Bạn nghĩ rằng mình trông già hơn/trẻ hơn bao nhiều tuổi so với tuổi thật?

Già hơn 5 – 10 tuổi

Già hơn 2 – 5 tuổi

Vẻ ngoài của tôi đúng với số tuổi thật.

Trẻ hơn 2 – 5 tuổi

Trẻ hơn 5 – 10 năm tuổi

Bạn thường hút bao nhiêu thuốc lá mỗi ngày?

1 bao hoặc hơn

1,2 điếu – 1 bao mỗi ngày

Tôi từng hút thuốc hàng ngày nhưng đã bỏ hoặc không sống chung với người hút thuố

Tôi từng hút rất ít nhưng đã bỏ và không sống chung với người hút thuốc.

Tôi không bao giờ hút thuốc.

Làn da tự nhiên của bạn có màu gì?

Đen

Da vàng

Da hơi nâu vàng

Da tương đối trắng

Da trắng

Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng không khí nơi bạn sinh sống?

Không khí ô nhiễm quanh năm do khí thải công nghiệp

Không khi ô nhiễm quanh năm do khói bụi.

Không khí thỉnh thoảng bị ô nhiễm vào một số thời điểm trong năm.

Chất lượng không khí rất tốt, chỉ trừ một số ít ngày trong năm.

Chất lượng không khí tốt quanh năm.

Nơi bạn sống có chất lượng thời tiết như thế nào?

Nắng mạnh gần như quanh năm.

Nắng vào mùa hè nhưng âm u vào mùa đông.

Hiếm khi nắng mạnh

Thời tiết lúc thì nắng lúc thì nhiều mây.

Trời nhiều mây gần như quanh năm.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời nắng mà không dùng kem chống nắng không?

Có, hàng ngày.

Mỗi tuần

Vài lần/tháng

Gần như mỗi tháng một lần

Chưa bao giờ

Mỗi câu trả lời a tương ứng với 0 điểm, b tương ứng với 1đ, c tương ứng với 2 điểm, d tương ứng với 3 điểm và e tương ứng với 4 điểm. Cộng tổng điểm lại, tối da là 32 điểm. Nếu bạn được 17 – 32 điểm thì da bạn là da nhăn, bạn phù hợp dùng toner và các sản phẩm làm se da sau khi đã hết mụn.

Nếu được 0 – 16 điểm thì da bạn là da căng. Tin vui cho bạn là da bạn sẽ hầu như không bị nhăn nhưng bạn không nên dùng các sản phẩm làm săn da nếu không muốn vi khuẩn, dầu thừa, da chết mắc lại trong lỗ chân lông.

Da nhiễm sắc tố hay không nhiễm sắc tố?

da nhiem sac to
Da của bạn có bị nhiễm sắc tố hay không ?

10 câu hỏi cuối này sẽ giúp bạn xác định được da mình là da nhiễm sắc tố hay không nhiễm sắc tố. Các sắc tố không da không chỉ mang lại màu sắc cho da mà còn đóng vai trò là các chất chống oxy hóa mà da sử dụng để chống viêm.

Những người mà da có nhiều sắc tố, có nghĩa là da tối màu thường có tốc độ khỏi viêm nhanh hơn nhưng sau đó da lại xuất hiện những vết thâm hoặc bị mất màu.

Phần này chỉ có 8 câu hỏi và một số câu sẽ có ít lựa chọn hơn. Mỗi câu trả lời tương ứng với số điểm được ghi ở cuối.

Mụn có thường để lại thâm trên da bạn không?

Không bao giờ (0đ)

Thỉnh thoảng nhưng thâm rất nhanh mờ (1đ)

Thỉnh thoảng nhưng thâm rất lâu mờ (2đ)

Có, và tôi càng nhiều tuổi thì thâm càng nhiều (3đ)

Luôn luôn và thâm không hề mờ đi. (4đ)

Sau khi bị thương thì da:

Hình thành đốm màu hồng và nhanh chóng được thay thế bằng da mới (0đ)

Hình thành đốm nâu và mờ đi sau vài tuần hoặc vài tháng (2đ)

Hình thành đốm nâu nhưng rất lâu mờ hoặc không hề mờ đi (4đ)

Bạn có bị những đốm nâu trên mặt và cơ thể không?

Không (0đ)

Đã từng bị nhưng giờ đã mờ hết.(1đ)

Có 1 vài đốm (dưới 10) (2đ)

Có nhiều hơn 10 (3đ)

Có rất nhiều (4đ)

Những vết thâm trên da bạn có bị sậm màu hơn khi đi ngoài nắng không?

Da tôi không có vết thâm nào (0đ)

Da có thâm nhưng thâm không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng (1đ)

Vết thâm có bị sậm màu do ánh nắng nhưng không đáng kể (2đ)

Ánh nắng làm vết thâm bị sậm màu hơn rất nhiều (3đ)

Điều gì xảy ra khi bạn ở lâu ngoài trời nắng?

Da chỉ hơi đỏ lên (0đ)

Bắt nắng một chút, da chỉ hơi đen đi (1đ)

Da đen đi đáng kể (2đ)

Không hề bắt nắng (3đ)

Khi ra ngoài trời sau một thời gian dài ở trong nhà thì da bạn như thế nào?

Rát nhưng không đen đi (0đ)

Đen đi nhưng không rát (2đ)

Không rát và cũng không đen đi (3đ)

Bạn có bị nám da hay đồi mồi không?

Không (0đ)

Có (3đ)

Cộng tổng số điểm ở cuối mỗi câu trả lời. Nếu bạn được 12 điểm trở lên, da bạn là da nhiễm sắc tố, hiện tại da bạn có thể không bị thâm nhưng sẽ nhanh chóng bị thâm nếu kích ứng.

Nếu bạn được dưới 12 điểm thì da bạn là da không nhiễm sắc tố. Bạn không cần phải quá cẩn thận trong việc chăm sóc da vì da bạn sẽ rất hiếm khi bị thâm.

Việc hiểu rõ về loại da của mình sẽ giúp bạn chọn được những sản phẩm với thành phần phù hợp cho da. Trong số các sản phẩm dưỡng da luôn có loại gây hại và loại có lợi, tuy nhiên một sản phẩm lợi hay hại thì còn phụ thuộc vào làn da của bạn.

Sau đây là một số thông tin ngắn gọn về từng loại da cụ thể kèm theo các sản phẩm phù hợp và những điều cần tránh khi trị mụn cho loại da đó.

Da dầu, nhạy cảm, căng và nhiễm sắc tố

Dùng benzoyl peroxide để trị mụn mủ.

Dùng axit salicylic để trị mụn đầu đen.

Thường bị tàn nhang và đốm đồi mồi.

Dễ bị ung thư hắc tố

Không phù hợp dùng kem chống nắng có chứa kẽm oxit và titanium dioxit.

Da dầu, nhạy cảm, căng và không nhiễm sắc tố

Trang sức kim loại làm da bị nổi mụn

Da thường dễ bị bệnh trứng cá đỏ hơn là các loại mụn do lỗ chân lông bít tắc gây ra.

Bất kì loại sữa rửa mặt “làm sạch sâu” nào đều làm da kích ứng.

Cần chú ý về các dấu hiệu ung thư da không tế bào sắc tố

Dùng benzoyl peroxide chấm trực tiếp lên mụn, không dùng cho toàn mặt.

Da dầu, nhạy cảm, nhăn và nhiễm sắc tố

Mụn mủ thường dễ để lại thâm.

Trị mụn với các chất hóa học mạnh cũng để lại vết thâm.

Hầu hết các loại kem chống nắng đều làm da bị nhờn, trừ các loại có chứa kẽm oxit và titanium dioxit.

Ánh nắng làm mụn nặng hơn.

Nhiệt độ cao, hơi nóng và phương pháp chườm đá có thể để lại thâm vĩnh viễn trên da.

Da dầu, nhạy cảm, nhăn và không nhiễm sắc tố:

Dễ bị bệnh trứng cá đỏ.

Đa số các sản phẩm trị mụn đều khiến da có cảm giác châm chích và làm bộc phát triệu chứng bệnh trứng cá đỏ (nếu bị).

Có thể dùng retinol để trị mụn cám và mụn đầu đen.

Không nên dùng các sản phẩm có thành phần tinh dầu bạc hà, bạc hà và witch hazel.

Da dầu, khỏe, căng và nhiễm sắc tố

Thường bị mụn khi còn trẻ và nhanh lão hóa.

Hiếm khi bị kích ứng khi dùng các sản phẩm dưỡng da và có thể dùng benzoyl peroxide nồng độ cao.

Hiện tượng lông mọc trong có biểu hiện giống như các đốm đồi mồi trên da.

Dùng AHA để trị thâm cho da.

Phù hợp với retinol

Thường cần đến giấy thấm dầu cho vùng trán và má.

Da dầu, khỏe, nhăn và nhiễm sắc tố:

Lỗ chân lông thường bị to, do đó không nên nặn mụn đầu đen hay mụn cám.

Thường không bị mụn mủ.

Có thể dùng gần như mọi sản phẩm dưỡng da mà không gặp phải vấn đề gì. Thậm chí còn có thể dùng các sản phẩm axit salicylic, axit glycolic và benzoyl peroxide với nồng độ mạnh nhất.

Đặc biệt phù hợp với các loại mặt nạ dưỡng da.

Da dầu, khỏe, căng và không nhiễm sắc tố

“Không tuổi”, “rạng rỡ” và “hoàn hảo” là các từ để mô tả loại da này.

Thường gặp vấn đề về mụn đầu đen và lỗ chân lông to hơn là mụn mủ.

Tránh dùng các sản phẩm có chứa dầu khoáng (oil mineral) và petrolatum. Những thành phần này sẽ làm da bị bóng, nhờn.

Rất hợp với các sản phẩm tẩy da chết.

Da dầu, khỏe,nhăn và không nhiễm sắc tố:

Da có thể bị thâm sau mụn nhưng không quá sẫm màu.

Kiểm soát dầu là ưu tiên đặc biệt sau tuổi 35, sau đó mới là ngăn ngừa nếp nhăn.

Không nặn mụn đầu đen, thay vào đó nên dùng sữa rửa mặt có chứa BHA để trị mụn.

Toner sẽ không có tác dụng hạn chế dầu.

Hậu quả do mụn để lại thường không đáng kể.

Da khô, nhạy cảm, căng và nhiễm sắc tố:

Dễ bị bệnh trứng cá đỏ, eczema, viêm da tiếp xúc và dị ứng.

Dễ bị mụn do chất sodium lauryl sulfate trong kem đánh răng, nước súc miệng hơn các loại da khác.

Các sản phẩm chăm sóc tóc có thể gây mụn ở trán nếu không được gội sạch sẽ.

Không được dùng các loại sữa rửa mặt nhiều bọt.

Không dùng các loại tẩy da chết hóa học, ngay cả axit salicylic cũng có thể gây hại cho da.

Dầu quế, dầu dừa, bơ ca cao, opropylmyristate, isopropyl stearate và dầu bạc hà có thể khiến da nổi mụn.

Da khô, nhạy cảm, căng và không nhiễm sắc tố:

Da dễ bị xỉn khi không được dưỡng ẩm.

Dễ bị mụn mủ ở dái tai vị trí mà những loại da khác thường không bị. Các loại khuyên tai không phảivàng đều khiến da bị viêm.

Vitamin A, retinol và tretinoin không phù hợp cho loại da này.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn cho loại da này dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm có thành phần nước, ceramide và không chứa cồn.

Không dùng xà phòng thường cho da mặt.

Không nên dùng toner, thay vào đó có thể dùng xịt khoáng trước khi bôi kem dưỡng ẩm để giảm đỏ và kích ứng.

Da khô, nhạy cảm, nhăn và nhiễm sắc tố

Da có thể bị kích ứng khi dùng các chất tẩy rửa, chất bảo quản, benzoyl peroxide và kể các thành phần tự nhiên, đặc biệt là lanolin và bơ ca cao.

Các phương pháp trị mụn cho loại da này cần bao gồm việc giảm khô da và hạn chế kích ứng.

Cần dùng kem chống nắng để ngăn ngừa thâm trên da sau khi hết mụn.

Không bao giờ được dùng tẩy da chết hóa học.

Khi bị mụn, cần tránh các sản phẩm có thành phần butyl stearate, dầu quế, dầu đinh hương, dầu dừa, decyloleate, tinh dầu bạc hà, PPG2, retinol và các chất hóa học có tên bắt đầu bằng “isopropyl” hoặc “myristyl”. Axitlipoic cũng không phù hợp cho loại da này.

Da khô, nhạy cảm, nhăn và không nhiễm sắc tố:

Dễ bị mụn thể nặng.

Da cần được dưỡng ẩm nhưng nên chọn những loại kem có ít thành phần nhất có thể.

Không dùng tẩy da chết hóa học vì benzoyl peroxide, axit glycolic và axit salicylic đều làm khô da.

Không nên dùng kem steroid vì một khi dừng lại, mụn sẽ quay trở lại rất nhanh. Thay vào đó nên dùng kem có chứa licorice hoặc arbutin.

Nên dùng các loại kem chống oxy hóa vào bam đêm để giảm hiện tượng đỏ da.

Cách trị mụn hiệu quả nhất cho loại da này là cấp nước cho da.

Da khô, khỏe, căng và nhiễm sắc tố:

Dễ bị mụn trứng cá cơ học.

Nên dùng các sản phẩm có chứa axitkojic để trị thâm sau mụn thay vì các sản phẩm có chứa hydroquinone.

Các loại sữa rửa mặt có chứa axit glycolic giúp da hấp thụ các thành phần trong sản phẩm dưỡng da tốt hơn.

Không dùng các sản phẩm có đậu nành, đặc biệt là khi đang uống thuốc tránh thai hoặc đang trong quá trình tiến hành liệu pháp thay thế estrogen.

Da khô, khỏe, nhăn và nhiễm sắc tố:

Loại da này thường không bị mụn khi dậy thì.

Da dễ bị lão hóa.

Cần đặc biệt tránh làm khô da trong quá trình trị mụn.

Không dùng AHA nếu không bôi kem chống nắng khi đi ngoài trời.

Da khô, khỏe, căng và không nhiễm sắc tố:

Loại da này rất ít khi bị các vấn đề mụn nghiêm trọng khi còn trẻ và cũng không bị nhăn khi về già.

Da không bị bóng nhờn ngay cả khi dùng kem chống nắng.

Miễn là da được cấp ẩm đầy đủ thì bạn có thể dùng bất kì sản phẩm dưỡng da nào.

Da khô, khỏe, nhăn và không nhiễm sắc tố:

Thường không bị các vấn đề nghiêm trọng về da trước tuổi 35, nếu có thì chủ yếu là do các sản phẩm dưỡng da không phù hợp hoặc các phương pháp trị mụn không đúng cách.

Việc tiếp xúc với không khí khô nóng hoặc làm việc dưới trời nắng khiến da nhanh chóng bị nứt nẻ và bong tróc. Bôi kem dưỡng ẩm trước cho da sẽ ngăn ngừa được hiện tượng này.

Tinh chất trà xanh rất phù hợp để trị mụn cho loại da này vì vừa có tác dụng giảm tiết dầu trong da và vừa bảo vệ da khỏi ánh nắng.

Các loại sữa rửa mặt có thành phần axit glycolic đặc biệt phù hợp với loại da này. Mặc dù không thể làm lỗ chân lông thông thoáng nhưng axit salicylic giúp các thành phần khác thẩm tốt vào da tốt hơn.

Loại da này có thể chịu được các loại sữa rửa mặt nhiều bọt.

Tham khảo:  Những Điều Cần Biết Về Phương Pháp Tiêm Meso Exosome

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chăm sóc da
Tin liên quan
Cách chọn kem dưỡng ẩm tốt nhất cho da mặt phù hợp với từng loại da
Cách chọn kem dưỡng ẩm tốt nhất cho da mặt phù hợp với từng loại da

Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.

Da khỏe- phương pháp lột da hóa học peel giành cho bạn
Da khỏe- phương pháp lột da hóa học peel giành cho bạn

Chắc hẳn bạn đã biết da khỏe là loại da có lớp bảo vệ dày khiến cho các dưỡng chất khôngthể thẩm thấu vào da và phương pháp lột da hóa học là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề này tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về các lựa chọn tẩy da chết hóa học khácnhau.

Trẻ hóa da bằng phương pháp tiêm
Trẻ hóa da bằng phương pháp tiêm

Chẳng ai muốn mình trông già đi, nhưng theo thời gian các nếp nhăn sẽ xuất hiện. Hiện nay, cách hiệu quả và nhanh nhất để lấy lại vẻ trẻ trung cho làn da là các phương pháp tiêm trẻ hóa da.

Những sản phẩm cần tránh đối với từng loại da
Những sản phẩm cần tránh đối với từng loại da

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một quy trình chăm sóc da hiệu quả là để biết được da của mình thuộc loại nào.

Các phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật phổ biến nhất
Các phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật phổ biến nhất

Các phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật đang dần trở nên phổ biến đối với cả phụ nữ và nam giới. Dưới đây là những thông tin cơ bản về một số phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật phổ biến nhất và cách hoạt động của mỗi phương pháp.

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2154 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 5 năm trước
 1667 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 5 năm trước
 1471 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 4 năm trước
 1425 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 5 năm trước
 1411 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 5 năm trước
 1374 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây