Những sản phẩm cần tránh đối với từng loại da
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Đối với da dầu, không cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày, vì da dầu vốn đã tạo ra đủ lượng dầu cần thiết.
- Các loại da khô nên tránh xa các loại sữa rửa mặt tạo bọt và toner, vì chúng có thể lấy đi các chất béo tự nhiên của da.
- Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải biết chính xác loại da của mình, từ đó mới biết cách chăm sóc phù hợp.
Có thể bạn nghĩ mình mọi phương pháp, sản phẩm chăm sóc da mình đang dùng đều phù hợp nhưng có thể vẫn có một hoặc hai sản phẩm nào đó đang cản trở bạn trên con đường có được một làn da hoàn hảo. Nếu bạn biết rõ loại của mình, việc xác định sản phẩm nào cần tránh và sản phẩm nào cần dùng sẽ dễ dàng hơn.
Các sản phẩm cần tránh đối với da dầu
Nói chung, hầu hết các loại da dầu không cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày, vì da dầu vốn đã tạo ra đủ lượng dầu cần thiết. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nhờn của da bạn.
Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác có thê gây hại cho da dầu mà bạn nên tránh:
- Da OSNW (da dầu, nhạy cảm, không nhiễm sắc tố, nhăn) nên tránh dùng benzoyl peroxide để trị mụn trứng cá, vì nó có thể gây rát, châm chích và đỏ da. Tuy nhiên, nếu da bạn của bạn không quá nhạy cảm thì bạn có thể dùng benzoyl peroxide nồng độ thấp kết hợp với một loại kem dưỡng ẩm chống viêm để ngăn ngừa kích ứng.
- Da OSNT (dầu, nhạy cảm, không nhiễm sắc tố, căng) dễ bị bệnh trứng cá đỏ (một vấn đề về da có dấu hiệu đặc trưng là hiện tượng đỏ bừng mặt, nổi nốt và các mạch máu). Những người mắc bệnh này nên tránh sử dụng các loại toner vì chúng thường chứa các thành phần làm khô da, có thể kích thích các triệu chứng bộc lộ ra ngoài.
- Da ORPW (dầu, khỏe, nhiễm sắc tố, nhăn) nên tránh xa cá loại sữa rửa mặt dạng kem và kem lạnh. Thay vào đó nên dùng sữa rửa mặt dạng gel hoặc dạng bọt.
Các sản phẩm cần tránh đối với da khô
Nếu bạn có làn da khô, quy trình chăm sóc da cần tập trung vào việc bổ sung độ ẩm và bảo vệ hàng rào của da để hạn chế kích ứng, bong da và ngứa. Các loại da khô nên tránh xa các loại sữa rửa mặt tạo bọt và toner, vì chúng có thể lấy đi các chất béo tự nhiên của da.
- Da DSPW (khô, nhạy cảm, nhiễm sắc tố, nhăn) nên tránh sữa rửa mặt tạo bọt, vì các thành phần tạo bọt có thể làm khô da. Thay vào đó, nên dùng các sản phẩm làm sạch da dạng dầu, kem và kèm theo một sản phẩm serum hoặc gel chống viêm.
- Da DSPT (khô, nhạy cảm, nhiễm sắc tố, căng) cũng nên tránh xa sữa rửa mặt dạng bọt và các sản phẩm có chứa chất tẩy hoặc các thành phần gây kích ứng khác.
- Hầu hết những người có da DSNW (khô, nhạy cảm, không nhiễm sắc tố, nhăn) đều không thể sử dụng retinoid.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng một quy trình chăm sóc da hiệu quả là để biết được da của mình thuộc loại nào. Việc hiểu được các đặc tính của da sẽ giúp bạn tìm ra những sản phẩm tốt nhất để duy trì một làn da khỏe mạnh, đồng thời tránh được các thành phần và sản phẩm có thể gây ra tác dụng tiêu cực cho da.
Trên đây chỉ là vài điều khái quát về những sản phẩm cần tránh dựa trên hai loại da là da dầu và da khô, nhưng trên thực tế sẽ còn có nhiều điều cần phải chú ý hơn tùy thuộc vào những đặc điểm cụ thể khác của da.
Có nhiều thành phần bị hạn chế hoặc bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm do không an toàn, có hại hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Formaldehyde là một trong những thành phần gây dị ứng phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. Nếu bạn bị dị ứng formaldehyde thì nên tránh một số thành phần sau đây
Nhiều người nghĩ rằng bảo quản tủ lạnh sẽ giúp các sản phẩm chăm sóc da dùng được lâu hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Mặc dù bảo quản lạnh đúng là có thể giúp một số hoạt chất như vitamin C và retinol lâu hỏng hơn nhưng không phải sản phẩm chăm sóc da nào cũng cần để lạnh. Trên thực tế, việc bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể làm hỏng kết cấu, mất sự ổn định hoặc giảm hiệu quả của một số sản phẩm. Vậy những loại mỹ phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh? Và nên bảo quản sản phẩm chăm sóc da như thế nào cho đúng?
Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.
Trên thực tế, không có phương pháp trị mụn nào phù hợp với mọi loại da. Benzoyl peroxide có thể là một phép màu đối với những người có làn da ẩm tự nhiên và da khỏe nhưng lại là ác mộng với những người bị bệnh trứng cá đỏ.
- 0 trả lời
- 784 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 1155 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1137 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 0 trả lời
- 743 lượt xem
Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ