Có thể niềng răng sau khi đã trồng răng Implant không?
Trước tiên, bạn cần hiểu được cấu tạo của răng.
Răng nằm trong xương ổ răng của hàm trên và hàm dưới. Giữa răng và cấu trúc xương bao xung quanh có một khe hở hẹp với chiều rộng khoảng 1/4 mm. Ở khe hở này có các sợi kết nối răng với xương. Những sợi này là dây chằng nha chu (Periodontal Ligament) và bệnh nha chu là do các dây chằng này bị viêm gây ra.
Các dây chằng nha chu có một lượng tế bào lớn và khiến răng có khả năng dịch chuyển. Cơ chế cụ thể như sau:
Khi tác dụng lực (từ niềng răng) lên răng, dây chằng nha chu ở một bên của răng sẽ bị nén lại trong khi dây chằng ở bên kia lại được kéo giãn ra. Ở bên bị nén lại, các tế bào của dây chằng sẽ chết do nguồn cung cấp máu bị gián đoạn và các đại thực bào sẽ “ăn” các tế bào này. Trong khi đó, ở bên dưới, các tế bào hủy xương sẽ phá hủy đi một phần cấu trúc xương. Ở bên được kéo giãn, sự cung cấp máu tăng lên và các nguyên bào xương sẽ tạo ra thêm xương mới.
Như vậy, khi đeo niềng, răng sẽ dịch chuyển dần dần vì một bên xương ổ răng bị mất trong khi bên kia lại dày lên. Đây là đặc tính sinh học của dây chằng nha chu, giúp răng có khả năng thích ứng với các tác động từ bên ngoài.
Khi lắp trụ Implant vào xương hàm, vì đây không phải là răng thật nên sẽ không có dây chằng nha chu. Trụ Implant thường được làm bằng titan, được lắp vào xương và giữ như vậy trong nhiều tháng (3 - 6) cho đến khi các nguyên bào xương tạo ra xương mới trên toàn bộ bề mặt của trụ, từ đó giúp trụ Implant hợp nhất với xương.
Nếu niềng răng tác động lực lên trụ Implant thì nó sẽ không hề nhúc nhích trong khi các răng xung quanh vẫn dịch chuyển bình thường nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi vị trí của trụ Implant. Vì vậy, nếu trụ Implant đã được lắp vào vị trí chính xác và muốn sử dụng trụ này làm chuẩn để chỉnh các răng khác thì có thể lắp dây cung lên toàn bộ cung hàm. Còn nếu không muốn các răng khác được nắn chỉnh theo trụ Implant thì khi lắp niềng cần bỏ qua vị trí có trụ.
Sau lần niềng răng này, bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất là vào ban đêm và ngoài ra nên gắn hàm duy trì mặt lưỡi để không phải chỉnh sửa lại một lần nữa.
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 4 trả lời
- 3255 lượt xem
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 5 trả lời
- 2388 lượt xem
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 3 trả lời
- 2478 lượt xem
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 6 trả lời
- 12208 lượt xem
Độ tuổi niềng răng hiệu quả
Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?
- 6 trả lời
- 1875 lượt xem
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.