1

Các loại mụn cóc và cách điều trị

Có 5 loại mụn cóc chính. Mỗi loại xuất hiện trên những bộ phận khác nhau của cơ thể và có những đặc điểm nhận dạng riêng.
Các loại mụn cóc và cách điều trị Các loại mụn cóc và cách điều trị

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là những nốt sần nổi trên da do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc là vấn đề rất phổ biến và đã được phát hiện từ cách đây hàng ngàn năm. Mặc dù mụn cóc nói chung không nguy hiểm nhưng chúng xấu xí, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và dễ lây lan. Đôi khi, mụ cóc còn gây đau đớn, khó chịu.

Mụn cóc sinh dục

Có hơn 100 chủng HPV khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp thì HPV sẽ bị hệ miễn dịch tiêu diệt sau khoảng 1 – 2 năm ở trong cơ thể nhưng đôi khi virus này lại gây ra vấn đề. Đa số các chủng HPV đều chỉ gây ra mụn cóc vô hại trên bàn tay hoặc bàn chân. Tuy nhiên, có một số chủng HPV gây ra mụn cóc trên, trong và xung quanh bộ phận sinh dục. Những mụn cóc này được gọi là mụn cóc sinh dục. Ngoài ra còn có một số chủng HPV gây ung thư cổ tử cung - một căn bệnh có khả năng gây tử vong.

Các loại mụn cóc

Có 5 loại mụn cóc chính. Mỗi loại xuất hiện trên những bộ phận khác nhau của cơ thể và có những đặc điểm nhận dạng riêng.

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường chủ yếu mọc trên ngón tay và ngón chân nhưng có thể xuất hiện ở những vị trí khác. Chúng có vẻ ngoài thô ráp, xù xì và phần đỉnh tròn. Mụn cóc thông thường có màu sẫm hơn vùng da xung quanh.

Mụn cóc Plantar

Mụn cóc Plantar thường mọc ở lòng bàn chân. Không giống như các loại mụn cóc khác, mụn cóc Plantar thường mọc hướng vào bên trong chứ không nhô ra bên ngoài bề mặt da. Loại mụn cóc này có đặc điểm là tạo thành những vết lõm nhỏ trên lòng bàn chân và có vùng da cứng bao xung quanh giống như vết chai. Mụn cóc Plantar sẽ gây cộm vướng, khó chịu khi đi lại.

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng thường hình thành trên mặt, đùi hoặc cánh tay. Chúng có kích thước nhỏ và ban đầu thường không được chú ý đến. Mụn cóc phẳng chỉ hơi nhô lên bề mặt da, có phần đỉnh bằng, nhẵn, có thể có màu hồng, hơi nâu hoặc trùng màu da.

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc dạng sợi mảnh hay mụn cóc Filiform xuất hiện xung quanh quanh miệng hoặc mũi và đôi khi còn có ở cổ hoặc dưới cằm. Chúng có kích thước nhỏ và hình dạng mỏng, dài. Mụn cóc dạng sợi mảnh có màu trùng màu da.

Mụn cóc quanh móng

Đúng như cái tên, mụn cóc quanh móng mọc xung quanh móng chân và móng tay. Chúng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng, gây biến dạng móng.

Khi nào cần đi khám?

Nên đến gặp bác sĩ da liễu khi:

  • có mụn cóc trên mặt hoặc một khu vực nhạy cảm khác của cơ thể (ví dụ như bộ phận sinh dục, miệng, lỗ mũi)
  • bị chảy máu hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mưng mủ hoặc đóng vảy xung quanh mụn cóc
  • mụn cóc bị đau nhức
  • màu sắc của mụn cóc thay đổi
  • bị mụn cóc và bệnh tiểu đường hoặc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS

Có thể tự điều trị mụn cóc không?

Trong nhiều trường hợp, mụn cóc tự biến mất nhưng quá trình này phải mất nhiều tháng hay thậm chí vài năm và hơn nữa, chúng ảnh hưởng đến vẻ ngoài và gây khó chịu nên có thể thử tự điều trị. Nhiều loại mụn cóc đáp ứng tốt với các loại thuốc không kê đơn.

Tuy nhiên, khi tự điều trị thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu không cẩn thận thì mụn cóc có thể lây lan từ bộ phận này sang các bộ phận khác của cơ thể và sang người khác. Không dùng những dụng cụ đã đụng vào mụn cóc cho bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể và phải cất riêng, không để người khác sử dụng.
  • Không nên tự điều trị mụn cóc ở chân nếu bị tiểu đường mà phải đi khám bác sĩ. Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở bàn chân nên sẽ dễ bị thương mà không nhận ra.
  • Không tự xử lý mụn cóc trên mặt hoặc các bộ phận nhạy cảm khác của cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục, miệng hoặc lỗ mũi) bằng các phương pháp điều trị tại nhà.

Điều trị bằng axit salicylic

Axit salicylic là một phương pháp hiệu quả để trị mụn cóc. Axit salicylic có cả dạng nồng độ cao dùng theo đơn của bác sĩ và dạng nồng độ thấp có thể tự mua được tại hiệu thuốc. Người dùng cần bôi hàng ngày, liên tục trong vòng vài tuần. Để có hiệu quả cao nhất thì nên ngâm vùng có mụn cóc trong nước khoảng 15 phút để mụn cóc mềm ra trước khi bôi axit salicylic.

Băng keo

Một phương pháp đơn giản để điều trị mụn cóc là dùng băng keo. Cách thực hiện là dán một miếng băng keo nhỏ lên nốt mụn cóc trong vài ngày, sau đó ngâm vùng có mụn vào trong nước và chà xát lên mụn để loại bỏ lớp da khô cứng bên trên. Cần lặp lại như vậy vài lần để có hiệu quả.

Phương pháp điều trị tại bệnh viện

Nếu đã thử các phương pháp điều trị tại nhà mà mụn cóc vẫn không hết thì nên đi khám. Cần nhớ, nếu bị tiểu đường và có mụn cóc trên bàn chân thì không nên thử những phương pháp điều trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ luôn.

Liệu pháp áp lạnh

Áp lạnh là phương pháp dùng nitơ lỏng để đông lạnh và phá hủy mô mụn cóc. Phương pháp này hơi đau nhưng thường có hiệu quả rất tốt. Sẽ cần điều trị nhiều lần mới có thể loại bỏ hoàn toàn mụn cóc. Nitơ lỏng làm hình thành mụn nước ở bên dưới và xung quanh nốt mụn. Khi những tổn thường này lành lại thì mụn cóc sẽ bong khỏi da. Quá trình này mất khoảng một tuần.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường chỉ dành cho những trường hợp mà mụn cóc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ cắt mụn cóc bằng dao phẫu thuật hoặc đốt bằng kim điện. Vì sẽ gây đau nên cần phải gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Phương pháp phẫu thuật có nhược điểm là có thể để lại sẹo.

Ngăn ngừa mụn cóc bằng cách nào?

Có nhiều cách để tránh nhiễm virus gây mụn cóc và ngăn các mụn cóc hiện có lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi mới chạm vào mụn cóc
  • Không chọc, cậy mụn cóc
  • Che mụn cóc bằng băng keo
  • Giữ cho bàn tay và bàn chân luôn khô ráo.
  • Mang giày khi ở trong phòng thay đồ hoặc nhà tắm công cộng.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa nhiễm HPV
  • Tiêm vắc-xin. Vắc-xin có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các chủng HPV gây mục cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mụn cóc phẳng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Mụn cóc phẳng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc phẳng tự biến mất mà không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên, dù tự biến mất hay được điều trị thì mụn cóc cũng đều có thể quay trở lại.

Điều trị mụn cóc quanh móng bằng cách nào?
Điều trị mụn cóc quanh móng bằng cách nào?

HPV có thể tồn tại trên các bề mặt và xâm nhập vào cơ thể của người tiếp xúc. Virus cũng có thể lây lan từ bộ phận này sang các bộ phận khác nên cần vệ sinh thân thể cẩn thận và rửa tay thường xuyên khi bị mụn cóc quanh móng.

Các phương pháp điều trị nhiễm HPV
Các phương pháp điều trị nhiễm HPV

Đến nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm khi nhiễm HPV nhưng có nhiều biện pháp để điều trị các triệu chứng do vi-rút này gây ra.

Những điều phụ nữ cần biết về HPV
Những điều phụ nữ cần biết về HPV

Mặc dù HPV thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng một số chủng gây ra mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) trong khi một số chủng khác lại có thể dẫn đến một số bệnh ung thư ví dụ như ung thư cổ tử cung.

Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nguyên nhân, đặc điểm và cách xử lý
Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nguyên nhân, đặc điểm và cách xử lý

HPV là nguyên nhân gây ra tất cả các loại mụn cóc, bao gồm cả mụn cóc dạng sợi mảnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây