SÂU RĂNG: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến, thường gặp ở cả người lớn, trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính gây sâu răng là do vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và phá hủy lớp men răng, hình thành các lỗ sâu.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sâu răng sẽ bao gồm:
Bề mặt răng có các đốm đen.
Nướu/lợi sưng hoặc chảy máu
Răng có dấu hiệu ngả màu
Hơi thở hôi, có mùi khó chịu
Răng trở nên nhạy cảm, thường xuyên ê buốt khi ăn nhai, gặp đồ nóng lạnh
Xuất hiện lỗ sâu trên răng
Răng là một bộ phận khá đặc biệt trên cơ thể, khi bị tổn thương, nó không thể tự hồi phục và bắt buộc phải được điều trị để không tiến triển nặng thêm. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của chiếc răng sâu, sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau:
Điều trị bằng Florua: Nếu sâu răng chỉ mới ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp Florua để giúp khôi phục lại men răng và ngăn ngừa răng bị sâu nặng hơn.
Trám răng sâu: Phương này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị sâu răng ở mức độ nhẹ, lỗ sâu nhỏ hoặc chỉ mới chớm sâu. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám như nhựa composite để lấp đầy lỗ sâu trên răng, giúp răng trở lại hình dáng ban đầu.
Điều trị tủy: Trong trường hợp cấu trúc răng bị phá hủy quá nhiều, tủy đã chết, bác sĩ buộc phải điều trị tủy. Sau đó tiến hành bọc răng sứ để phục hồi hình dáng và cấu trúc răng.
Nhổ răng: Nếu răng bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi bằng các biện pháp nha khoa kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Nhổ răng có thể để lại khoảng trống trên cung hàm, làm di chuyển, xô lệch các răng khác. Vì vậy, sau khi nhổ răng bạn cần thực hiện phương pháp phục hình như cầu răng sứ, cấy ghép implant…
NHA KHOA LAVITA – CHANGE YOUR SMILE CHANGE YOUR LIFE
Địa chỉ: Tầng 1- Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ và cách điều trị?
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?
Tiêm botox điều trị các nếp nhăn dưới mắt có an toàn và hiệu quả không?
Xin chào. Tôi năm nay 27 tuổi, nữ và hiện có nhiều nếp nhăn dưới mắt. Tôi chăm sóc da cẩn thận. Tuy nhiên, dường như tôi không thể làm gì để ngăn cản sự xuất hiện của các nếp nhăn dưới mắt. Lớp trang điểm của tôi khiến chúng rõ hơn, chúng thực sự đang khiến tôi trông già đi. Liệu tiêm botox có điều trị hiệu quả và an toàn không? và nếu không được, thì phương pháp nào giúp xóa các nếp nhăn này?
Cách duy trì hiệu quả sau khi tẩy trắng răng bằng laser?
Làm thế nào tôi có thể duy trì hiệu quả sau khi tẩy trắng răng bằng laser? Tôi có trám răng và rất thích uống trà.
Cách tẩy trắng răng hiệu quả nhất cho răng bị đục và xám?
Răng tôi rất thẳng và trước kia rất trắng. Tôi không hề hút thuốc nhưng bây giờ răng tôi bị đục và có màu xám. Tôi nên chọn phương pháp tẩy trắng răng nào? Hiện tại tôi 59 tuổi và men răng có vẻ rất mỏng.
Cách điều trị sẹo phì đại hiệu quả tốt nhất
Cách đây 2 năm, trong một lần chơi bóng đá với bạn bè tôi đã bị ngã và bị rạch nặng ở đầu gối, để lại một vết sẹo phì đại và kể từ đó tôi cũng bị một vài vết sẹo phì đại khác trên cơ thể (2 vết nhỏ trên ngực, một vết gần khuỷu tay và một vết ở đầu gối). Trước đó tôi chưa bao giờ bị sẹo phì đại nên điều này thật khó hiểu. Tôi muốn biết phương pháp điều trị tốt nhất cho những vết sẹo này. Tôi có nghe nói tiêm steroid có hiệu quả, hay có bất cứ loại kem bôi nào (như Mederma hay viên vitamin E) sử dụng hiệu quả không?
Hói đầu là một vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi. Mặc dù đây là một vấn đề rất phổ biến nhưng có ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và sự tự tin. Nếu nhận thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường thì phải cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu sớm của hói đầu. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về hói đầu, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành cũng là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
Tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị tụt lợi bởi vì tình trạng này diễn ra từ từ.
Các cơn đau hàm thường gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như ăn uống và nói chuyện. Những cơn đau này thường là do khớp thái dương hàm hoặc các cơ và gân bao xung quanh gây nên.