1

Chỉnh sửa túi độn ngực - Dr Vương

Trong khi hầu hết phụ nữ đều hạnh phúc tột độ với kết quả nâng ngực bằng túi độn của mình thì tình trạng túi độn bắt đầu biến dạng sau nhiều năm có thể khiến nhiều người rơi vào những trường hợp vô cùng phiền phức.
Chỉnh sửa túi độn ngực - Dr Vương

Một vài phụ nữ kém may mắn một ngày thức dậy sau khi đã thực hiện quy trình nâng ngực bằng túi độn bỗng nhận thấy kết quả của mình quá khủng khiếp. Hãy tưởng tượng đến cảm xúc thất vọng, bối rối, mất tự tin mà một quy trình nâng ngực hỏng có thể gây ra cho bạn. Chỉnh sửa túi độn ngực là một quy trình lớn, chứ không chỉ liên quan đến việc bảo trì túi độn, nó vừa có thể chỉnh sửa vừa có thể giúp bệnh nhân yên tâm hơn về mặt tinh thần.

Mong muốn thay đổi túi độn – thay đổi kích cỡ, túi độn vỡ, bất đối xứng

Có rất nhiều lý do khiến bệnh nhân muốn thay đổi túi độn ngực, trên thực tế điều này rất phổ biến. Cho dù bạn muốn thay kích cỡ túi độn phù hợp hơn, muốn duy trì dáng ngực hay muốn sửa chữa một vấn đề nào đó thì việc thay đổi cặp túi độn mới có thể dễ dàng đáp ứng được mục tiêu thẩm mĩ hiện tại của bạn

Thay túi độn

Bạn có lo sợ mình cần thay túi độn mới không? Đã bao giờ bạn nghe người ta nói rằng mỗi 10 năm phải thay túi độn một lần chưa? Rất nhiều bệnh nhân thường đặt câu hỏi này cho các bác sĩ. Mặc dù các nhà sản xuất túi độn hiện tại thường có chế độ bảo hành trọn đời cho túi độn của họ trong trường hợp xẹp hay vỡ, nhưng chúng không được đảm bảo có thể duy trì độ bền suốt đời. Ngày nay, nhiều bác sĩ đã không còn nói với bệnh nhân của họ rằng, cần thay mới túi độn sau 10 năm, nhưng vì vỏ túi gel silicon cũ không bền lắm nên tình trạng vỡ xảy ra khá thường xuyên. Bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân thực hiện nâng ngực bằng túi độn nên xác định rằng, họ sẽ cần thực hiện một quy trình phẫu thuật lần hai vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình. Việc thay đổi túi độn đôi khi là do ý muốn, như trường hợp thay đổi kích cỡ, và đôi khi lại do bắt buộc, như trong trường hợp vỡ túi độn.  

Hãy cùng tham khảo kỹ hơn về các lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải thay đổi túi độn dưới đây:

  • Rò rỉ: Túi gel silicon cũ có thể bị vỡ hoặc rò rỉ. Túi nước muối thì có thể bị xẹp.
  • Thay túi độn mới: Phụ nữ muốn thay thế cặp túi gel silicon cũ của họ với lớp vỏ mỏng, dễ vỡ sang loại túi gel có độ kết dính cao thế hệ thứ 5 mới nhất.
  • Muốn có kích cỡ ngực khác: một số nhận thấy khi họ có tuổi hoặc sau khi mang thai, họ muốn có kích cỡ ngực khác.
  • Co thắt bao xơ: Theo thời gian có thể có quá nhiều mô sẹo hình thành xung quanh túi độn. Mô sẹo này sẽ được cắt bỏ bằng cách thực hiện thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn bao xơ và thay đổi túi độn.
  • Túi độn bị nhăn, gợn sóng: Phụ nữ có lớp da mỏng khi đặt túi độn có thể gặp tình trạng sờ thấy túi độn, vì thế họ thường chọn chuyển sang loại túi dạng gel, loại có nguy cơ gợn sóng và nhăn ít hơn nhiều.
  • Hai bên vú bất đối xứng: Thể tích vú tự nhiên của chúng ta sẽ thay đổi theo thời gian trong suốt cuộc đời. Đôi khi sau khi cho con bú, cần thay một hoặc 2 bên túi độn để hai bên ngực cân đối hơn.

Mỗi quy trình đặt túi độn nâng ngực đều liên quan đến sự hình thành bao xơ – đó là một lớp mô sẹo mỏng hình thành bao quanh túi độn. Thật không may, với tình trạng co thắt bao xơ, bao xơ sẽ bắt đầu dày lên và “xâm phạm” vào túi độn cho đến khi bắt đầu siết chặt nó, gây ra những cơn đau và làm bầu ngực biến dạng có cảm giác co cứng lại. Một quy trình chỉnh sửa túi độn ngực sẽ là giải pháp hoàn hảo cho tình trạng co thắt bao xơ; đầu tiên bao xơ sẽ được loại bỏ, rồi đặt một túi độn mới vào. Ngoài ra các bác sĩ cũng sử dụng mô sinh học Strattice (ma trận mô tái tạo)- một kỹ thuật mới mang tính cách mạng, có thể giúp giảm tình trạng tái phát co thắt bao xơ xuống chỉ còn 5%.

Mô sẹo hình thành xung quanh túi độn của bạn có bị cứng lại theo thời gian không? Bầu ngực đặt túi độn của bạn có bị đau không?

Phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn cũng giống như mọi quy trình phẫu thuật khác đều tiềm ẩn nguy cơ hình thành mô sẹo quá nhiều. Tình trạng hình thành sẹo quá mức không xảy ra ở bên ngoài vú mà ở lớp mô bao quanh túi độn, gọi là bao xơ. Mô sẹo tròn dày của bao xơ này khiến nó bó thít chặt bên ngoài túi độn, làm biến dạng và gây đau đớn cho bầu vú.

Co thắt bao xơ là một trong những tình trạng khó chịu nhất đối với cả bệnh nhân và bác sĩ sau khi phẫu thuật nâng ngực đặt túi độn. Các bác sĩ phẫu thuật hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong suốt nhiều thập kỷ, và không có bất kỳ phương pháp điều trị hiệu quả nào cho đến vài năm trước đây khi mô sinh học Strattice ra đời. Co thắt bao xơ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực. Nó không liên quan đến loại túi độn được sử dụng – cả túi nước muối và túi gel silicon đều có thể gặp tình trạng này. Co thắt bao xơ có thể xảy ra chỉ vài tuần sau khi phẫu thuật hoặc sau tận vài năm, mặc dù thường xảy ra trong năm đầu sau khi thực hiện. Việc không thể đoán trước và tỉ lệ tái phát cao là những yếu tố khiến tình trạng này trở thành vấn đề vô cùng bực bội khi điều trị.

Vậy chính xác thì co thắt bao xơ là gì?

Khi một vật lạ, như túi độn được đặt vào bên trong cơ thể. Cơ thể chúng ta sẽ phản ứng lại bằng cách tạo một lớp mô sẹo mỏng bao quanh vật lạ đó, giống như kiểu “bao vây nó”. Lớp mô mỏng bao quanh túi độn này được gọi là BAO XƠ. Đây là một quá trình bình thường luôn xảy ra khi chúng ta đặt túi độn vào cơ thể. Rắc rối xảy ra khi cơ thể không ngừng hình thành lớp mô sẹo này. Khi mô sẹo này trở nên ngày càng dày hơn, no sẽ co lại và thắt chặt lấy túi độn. Điều này có thể khiến vú bị méo mó, biến dạng và thậm chí bị đau. Bệnh nhân đôi khi nhận thấy túi độn của họ trở nên cứng lại. Thực sự không phải là túi độn cứng lại mà thật ra là mô sẹo bao quanh nó.

Theo thang Baker co thắt bao xơ được chia theo các cấp độ dưới đây:

  • Cấp độ IV – co thắt bao xơ nặng – vú cứng, biến dạng và đau
  • Cấp độ III – Co thắt bao xơ mức độ trung bình – vú cứng, méo mó thấy rõ và thường nằm ở vị trí cao hơn bên túi độn còn lại
  • Cấp độ II – Co thắt bao xơ cấp độ nhẹ - vú hơi cứng như trông vẫn bình thường
  • Cấp độ I – không có dấu hiệu cho thấy bị co thắt bao xơ. Vú mềm mại, nhìn bình thường và cảm giác bình thường.

Nguyên nhân gây co thắt bao xơ

Tình trạng hình thành mô sẹo quá dày xung quanh túi độn là do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, tuy nhiên thực tế các bác sĩ vẫn chưa hiểu chính xác những gì gây nên tình trạng này. Người ta cho là do phản ứng viêm và một khi phản ứng này đã được kích hoạt nó sẽ không thể dừng lại. Các bác sĩ xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng co thắt bao xơ bao gồm:

  • Vỡ hoặc rò rỉ túi gel silicon
  • Vi khuẩn trên bề mặt túi độn. Vi khuẩn này có thể bị lây nhiễm từ da trong quá trình phẫu thuật, từ việc thao tác qua đường mổ quanh quầng vú hoặc từ công đoạn đặt túi độn ở vị trí trên cơ.
  • Sau một thời gian được đặt vào ngực, túi độn cũng có thể “bị lây” vi khuẩn nếu bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn nặng hoặc bị bệnh viêm vú.
  • Nhiễm trùng vú
  • Tụ máu hoặc chảy máu quanh túi độn. Máu rất dễ bị viêm nhiễm và khiến hình thành nhiều mô sẹo hơn
  • Chấn thương vú
  • Hút thuốc làm giảm oxy trong máu, có thể làm chậm quá trình chữa lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Bức xạ trong điều trị ung thư

Tôi phải làm gì nếu nghĩ rằng mình bị co thắt bao xơ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật của mình ngay lập tức. Một số loại thuốc như vitamin E liều cao, kháng sinh và singular đã được chứng minh mang lại nhiều hứa hẹn trong việc làm chậm quá trình viêm. Ngoài ra, phương pháp điều trị chính của tình trạng này vẫn là phẫu thuật.

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát tình trạng co thắt bao xơ, các bác sĩ sẽ cố gắng xác định những chi tiết liên quan đến quá trình phẫu thuật ban đầu hoặc bất cứ yếu tố nào khác trong giai đoạn hậu phẫu, có thể dẫn đến sự phát triển ban đầu của tình trạng này. Thông thường, một quy trình phẫu thuật chỉnh sửa trong đó tiến hành điều chỉnh một vài yếu tố có thể đã thay đổi từ quy trình phẫu thuật trước, sẽ mang lại thành công, như thay đổi lại khoang chứa túi độn. Ngày nay các bác sĩ hiểu rằng việc đặt túi độn dưới cơ sẽ giúp giảm nguy cơ co thắt bao xơ và đường mổ ở nếp chân vú có tỉ lệ xảy ra co thắt bao xơ thấp nhất. Tất cả các quy trình để điều trị co thắt bao xơ đều liên quan đến việc cắt bỏ bao xơ và thay đổi túi độn. Tuy nhiên, chỉ vì đã cắt bỏ bao xơ hoàn toàn không có nghĩa là tình trạng co thắt bao xơ sẽ không thể tái phát. Nên nhớ rằng đó là một tình trạng do viêm vi mô, nên rất dễ bị thái phát.

Thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn bao xơ – là quy trình phẫu thuật để cắt bỏ hết bao xơ và thay túi độn mới. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, tỉ lệ tái phát có thể cao tới 50% vì một khi bạn đã bị co thắt bao xơ bạn sx có nhiều khả năng bị lại.

Có thể làm gì khác để giảm rủi ro tái phát không?

Có, sử dụng mô sinh học Strattice như một phần trong quy trình phẫu thuật chỉnh sửa của mình. Strattice thực sự đã trở thành yếu tố làm thay đổi, tác động tích cực đến kết quả trong việc điều trị co thắt bao xơ. Phần lớn các quy trình chỉnh sửa ngực đều sử dụng sản phẩm này và việc sử dụng Strattice giúp làm giảm tỉ lệ tái phát co thắt bao xơ xuống còn dưới 5%.

Strattice là một Ma trận Tế bào Da hoặc ADM, đã được sử dụng trong nhiều năm trong phẫu thuật tái tạo vú ung thư. Đó là một mảnh mô có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để cung cấp sự hỗ trợ cho mô và da vú. Khi các bác sĩ phẫu thuật bắt đầu sử dụng Strattice với nhiều mục đích khác nhau họ nhận thấy không còn nhiều bệnh nhân bị co thắt bao xơ nữa. Theo các nghiên cứu, Strattice có khả năng làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ bằng cách làm thay đổi cơ chế hình thành sẹo bao quanh túi độn của cơ thể. Khi chúng ta nhìn vào dao diện bao xơ – Strattice dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy bao xơ sẽ phát triển đến mép của Strattice nhưng nó không phát triển chùm hết qua nó. Cách duy nhất mà bao xơ có thể co lại là khi nó phát triển bao quanh hết túi độn. Nhưng Strattice sẽ chặn nó ở các đường viền của mình và ngăn chặn nguy cơ co thắt bao xơ. Điều tuyệt vời nữa là mô sinh học Strattice cuối cùng sẽ được thay thế bằng các tế bào và các sợi collagen của chính bạn. Nó sẽ trở thành một phần cơ thể bạn đúng theo nghĩa đen. Đúng như thuật ngữ ma trận tế bào da, Strattice hoạt động như một “giàn giáo” làm chỗ cho các tế bào của chính bạn “cư ngụ” và tạo ra các sợi collagen mới. Ngoài ra, còn một vật liệu khác được gọi là Seri, đã được cấp phép gần đây, và kết quả nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có khả năng giảm nguy cơ co thắt bao xơ.

Strattice hoặc Seri sẽ được đặt ở đâu?

Strattice hoặc Seri thường được khâu vào viền dưới của cơ ngực lớn xuống đến nếp gấp dưới vú để che phủ hết túi độn.

Tình trạng này là khi túi độn di chuyển, ảnh hưởng đến các nếp gấp và đường viền tự nhiên của vú. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng quy trình phẫu thuật chỉnh sửa túi độn. Một số kỹ thuật cũng có thể được sử dụng kết hợp với mô sinh học Strattice hoặc mô mềm GalaFLEX giúp cung cấp khả năng nâng đỡ, hỗ trợ khỏe hơn cho mô vú cũng như giảm thiểu tái phát.

Lồi đáy vú

Đôi khi túi độn dịch chuyển xuống và cuối cùng lại ngồi quá thấp trên thành ngực; hiện tượng này được gọi là “lồi đáy vú”. Tình trạng này có thể khiến bộ ngực của bạn quá lớn ở phần cực dưới, núm vú cao bất thường và ngực rơi sang hai bên.

Lồi đáy vú khiến một hoặc 2 bên túi độn ngồi quá thấp trên thành ngực, tình trạng này xảy ra vì nhiều lý do:

  • Nếp gấp dưới vú bị mất khả năng nâng đỡ hỗ trợ, suy yếu, không còn bám chắc chắn vào thành ngực
  • Trọng lực tác động đến túi độn được đặt ở vị trí trên hoặc một phần trên cơ
  • Tăng cân
  • Túi độn to hoặc nặng
  • Cắt tỉa khoang chứa quá mức

Lồi đáy vú không có nghĩa là túi độn rơi xuống ví trí thấp nhất trên thành ngực, một quy trình phẫu thuật chỉnh sửa túi độn, đôi khi kết hợp đặt mô sinh học Strattice hoặc GalaFLEX có thể khắc phục thành công vấn đề này.

Gò vú kép

Đây là tình trạng túi độn dịch xuống quá thấp trên thành ngực đến mức nó nhô ra khỏi nếp chân vú, tạo ra diện mạo của một gò ngực đôi. Tình trạng này có thể là do:

  • Túi độn to/nặng
  • Vú thể ống
  • Thao tác đặt túi độn thiếu kỹ thuật
  • Sẹo từ các ca phẫu thuật trước

Biến dạng gò vú kép có thể được chỉnh sửa bằng cách thay thế túi độn và đưa chúng lên vị trí cao hơn, đồng thời dùng chỉ khâu để gia cố lại nếp chân vú. Đôi khi cần tăng thêm khả năng nâng đỡ, hỗ trợ, vì thế có thể sử dụng Strattice hoặc GalaFLEX.

Mặc dù tình trạng này phổ biến nhiều hơn trong quá khứ khi nhiều bác sĩ chọn cách không bơm căng đầy túi nước muối để tạo cảm giác bầu ngực mềm mại hơn. Tuy nhiên, giống như một quả bóng bị xì hơi, túi độn không được bơm đầy sẽ dễ có nguy cơ bị gợn sóng và tạo nếp gấp, tình trạng này có thể nhìn thấy rõ dưới da.

Nếu nếp nhăn, nếp gấp sâu đến mức nhìn thấy rõ, thì có thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác để khắc phục tình trạng này:

  • Thay thế túi nước muối bằng túi gel silicon có độ kết dính cao
  • Đặt túi độn xuống dưới cơ
  • Đặt thêm mô sinh học Strattice để tăng độ dày cho mô mềm xung quanh túi độn.

Đây là một kiểu đặc biệt của tình trạng bầu ngực/túi độn nằm sai vị trí, gây ra do hai bên ngực được nâng và đẩy vào nhau về giữa ngực trên xương ức, hình thành diện mạo hai vú dính vào làm một được gọi là “uni-boob”.

Tình trạng này có thể khắc phục bằng các:

  • Sửa chữa bao xơ bằng cách sử dụng Strattice hoặc GalaFLEX để hỗ trợ định hình, gia cố lại từng bên khoang chứa trên mỗi bầu ngực.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chỉnh sửa ngực hư hỏng giá bao nhiêu?

 6 năm trước
 19
 Đã xem 2531

Một năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực bằng túi độn, nhưng tôi nghĩ một bên vú của mình đã bị tình trạng lồi đáy vú. Tôi đặt túi độn kích cỡ 430 cc ở dưới cơ. Vậy mức chi phí chỉnh sửa trung bình là bao nhiêu?

Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?

 6 năm trước
 13
 Đã xem 3106

Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?

Sau bao lâu thì vết mổ chỉnh sửa ngực mới lành lại?

 6 năm trước
 17
 Đã xem 10281

Mới đây tôi đã chỉnh sửa ngực qua đường mổ ở nếp gấp dưới vú ở một bên ngực. Vì da tôi siêu mỏng nên tôi sợ túi độn sẽ làm “rách” các lớp da đã được khâu lại ở vết mổ. Có cách nào tránh áp lực từ túi độn tác động lên vết mổ trước khi nó lành hoàn toàn không? Tôi vẫn đang mặc áo ngực chuyên dụng hỗ trợ mặc dù nó không thoải mái vì phần đai nịt lại nằm trên đúng vị trí vết mổ ở nếp gấp dưới vú. Thông thường phải mất bao lâu vết mổ mới lành hẳn?

Nâng ngực bị hỏng, bao lâu sau có thể chỉnh sửa?

 6 năm trước
 17
 Đã xem 6463

Mới đây tôi đã phẫu thuật ngực nhưng không hài lòng với kích cỡ đạt được. Tôi phải chờ bao lâu mới có thể chỉnh sửa lại?

Chỉnh sửa túi độn bị cao ở trên ngực

 6 năm trước
 11
 Đã xem 2464

Cách đây 4 tháng tôi đã thực hiện chỉnh sửa ngực sau khi đặt túi nước muối 300 cc trên cơ (dưới tuyến vú). Lần này, bác sĩ đặt túi gel silicone độ nhô cao kích cỡ 550 cc vào dưới cơ qua đường mổ ở nách. Tuy nhiên túi độn của tôi hiện đang nằm quá cao trên thành ngực, chúng chạm cả vào xương đòn. Nó không xuống thấp nên tôi dự định sắp tới sẽ chỉnh sửa qua đường mổ quanh quầng vú. Liệu sau khi chỉnh sửa nó có còn ở vị trí cao như thế không?

Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA NGỰC LỖI PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA NGỰC LỖI 01:07
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA NGỰC LỖI
Thẩm mỹ viện Sline mỗi ngày luôn tiếp đón rất nhiều lượt khách hàng đến tư vấn nâng_cấp_V1 cũng như mong muốn chỉnh sửa lại VÒNG 1 bị lỗi.Tình trạng...
 4 năm trước
 1707
TÚI NÂNG NGỰC VỠ, SILICON CÔNG NGHIỆP TRÀN RA HỐ NÁCH TÚI NÂNG NGỰC VỠ, SILICON CÔNG NGHIỆP TRÀN RA HỐ NÁCH 01:00
TÚI NÂNG NGỰC VỠ, SILICON CÔNG NGHIỆP TRÀN RA HỐ NÁCH
Sáng ngày 04.10.2020, bệnh viện JW tiếp nhận trường hợp khách hàng bị vỡ túi ngực, silicon công nghiệp tràn ra hố nách khiến quầng vú thâm đen, vùng...
 4 năm trước
 1522
GIẢI CỨU HOT GIRL CÀ MAU LỘ TÚI NGỰC NGỒN NGỘN GIẢI CỨU HOT GIRL CÀ MAU LỘ TÚI NGỰC NGỒN NGỘN 02:03
GIẢI CỨU HOT GIRL CÀ MAU LỘ TÚI NGỰC NGỒN NGỘN
Vừa qua, bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc đã tiến hành tái phẫu thuật ngực, giải cứu cho cô gái N.T.M sinh năm 1997 đến từ Cà Mau.Theo lời kể lại, hơn 1...
 4 năm trước
 1462
GIẢI CỨU NGỰC HỎNG SAU NÂNG NGỰC 1 NĂM TẠI CƠ SỞ KHÁC GIẢI CỨU NGỰC HỎNG SAU NÂNG NGỰC 1 NĂM TẠI CƠ SỞ KHÁC 06:06
GIẢI CỨU NGỰC HỎNG SAU NÂNG NGỰC 1 NĂM TẠI CƠ SỞ KHÁC
✅ Túi ergonomix 360cc bên trái, 360cc bên phải✅ Trả lại sự quyến rũ, khe khít, bầu ngực vung đầy sexy cho khách hàng.Phương pháp đẳng cấp,...
 4 năm trước
 1331
NGỰC XỆ VÀ NẶNG NHƯ ĐÁ TẢNG DO SỬ DỤNG TÚI NGỰC KHÔNG NGUỒN GỐC NGỰC XỆ VÀ NẶNG NHƯ ĐÁ TẢNG DO SỬ DỤNG TÚI NGỰC KHÔNG NGUỒN GỐC 02:28
NGỰC XỆ VÀ NẶNG NHƯ ĐÁ TẢNG DO SỬ DỤNG TÚI NGỰC KHÔNG NGUỒN GỐC
Sáng 24/09, Bệnh viện JW tiếp nhận trường hợp ngực thâm xệ, nặng như đá tảng, căng cứng và đau nhức. Chậm chút nữa sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử...
 4 năm trước
 1155
Bật mí, chị gái đã nâng ngực tại nơi khác và bị bao xơ, ngực co cứng Bật mí, chị gái đã nâng ngực tại nơi khác và bị bao xơ, ngực co cứng 00:16
Bật mí, chị gái đã nâng ngực tại nơi khác và bị bao xơ, ngực co cứng
???Ngay lúc này, tại phòng mổ của bệnh viện đạt chuẩn Bộ Y Tế, Tiến sĩ Mai Mạnh Tuấn cùng ekip Viện thẩm mỹ Hà Nội đang tiến hành ca mổ cho khách hàng...
 5 năm trước
 1137
Tin liên quan
Cách tạo khoang chứa túi độn chính xác trong quá trình phẫu thuật nâng ngực
Cách tạo khoang chứa túi độn chính xác trong quá trình phẫu thuật nâng ngực

Tạo khoang chứa túi độn có nhiều biến thể về kỹ thuật

Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn

Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.

Đặt túi độn ở trên hay dưới cơ ngực- tôi nên đặt ở vị trí nào ?
Đặt túi độn ở trên hay dưới cơ ngực- tôi nên đặt ở vị trí nào ?

Có rất nhiều yếu tố thay đổi khi nói đến nâng ngực. Kích cỡ túi độn sẽ thay đổi từ phụ nữ này đến phụ nữ khác. Hình dáng túi độn cũng thay đổi. Và đừng quên rằng bạn cũng có hai lựa chọn chính khi chọn vật liệu túi độn đó là bằng gel silicon hoặc nước muối.

Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.

So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ
So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ

Nếu có một thứ trong cuộc đời bạn có thể hoàn toàn tin tưởng được thì đó chính là tình trạng ngực sẽ không ở vị trí cũ của nó. Mang thai, cho con bú và lão hóa chỉ là 3 yếu tố có thể thay đổi kích cỡ và vị trí của ngực bạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây