Chỉnh sửa túi độn bị cao ở trên ngực
Tôi đồng ý rằng trường hợp của bạn cần thực hiện một quy trình chỉnh sửa vào thời điểm này, vì sau 4 tháng có lẽ không còn hi vọng túi độn có thể tự xuống thấp đúng vị trí của nó. Chỉnh sửa thông qua đường mổ quanh quầng vú là lựa chọn khá hợp lý.
Tôi nghĩ bạn hợp với túi độn có độ nhô thấp hơn. Một cặp túi độn có độ nhô trên trung bình sẽ mang lại cho bạn bầu ngực tự nhiên hơn sau khi được đặt chính xác. Túi có độ nhô cao thường có xu hướng nhô rất nhọn chẳng khác gì “ngư lôi” trên bầu ngực ngay cả khi ca nâng ngực được thực hiện một cách hoàn hảo nhất- trừ khi ngực bạn phẳng hoàn toàn trước khi nâng.
Tôi cũng khuyên bạn nên đeo đai hỗ trợ ngực sau khi đặt lại vị trí túi độn trong 2 tuần liên tục để đảm bảo túi nằm đúng vị trí sau khi hồi phục hoàn toàn.
Một quy trình chỉnh sửa hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng của bạn. Vấn đề của bạn chính là ví đụ điển hình cho lý do tại sao tôi lại không đặt đường mổ ở nách. Một khi đường mổ được tạo ra ở vị trí này, bác sĩ sẽ phải tạo một đường hầm từ nách đến vùng vú trước khi tạo khoang chứa để chèn túi độn vào. Về cơ bản bác sĩ sẽ không dễ tiếp cận để nhìn thấy vị trí túi độn cần được đặt vào. Và đó chính là vấn đề.
Mặc dù bác sĩ chọn đường mổ ở vị trí này vì bệnh nhân có thể dễ dàng che giấu vết sẹo để lại, nhưng vết rạch ở vị trí này lại chỉ có thể sử dụng một lần, nên nếu sau này bệnh nhân cần thực hiện một quy trình chỉnh sửa để thay thế túi độn hoặc giống như bạn là chỉnh sửa vị trí của nó thì lại phải đặt một đường mổ mới.
Nếu tìm được bác sĩ phẫu thuật có đủ bằng cấp và giàu kinh nghiệm về chỉnh sửa ngựa bạn sẽ có nhiều cơ hội đạt được kết quả hài lòng, họ sẽ hướng dẫn bạn và có thể thảo luận lại kỹ hơn về mong muốn đặt túi có độ nhô cao của bạn.
Đọc thêm: Túi độn bị cao sau nâng ngực
Thật tiếc vì lựa chọn không sáng suốt và các quy trình thực hiện không chính xác đã khiến bệnh nhân phải nhiều lần chỉnh sửa và gặp nhiều vấn đề hơn.
Trong lần đầu tiên túi ngực của bạn được đặt ở trên cơ thực sự là một lựa chọn không thông minh, mặc dù kích cỡ của nó hợp lý nhưng lại được đặt ở vị trí quá cao hoặc nằm quá cao không đúng vị trí.
Về mặt kỹ thuật, quy trình lần hai của bạn thực sự là một quy trình làm lại chứ không phải chỉnh sửa và hướng tiếp cận qua đường nách lại là một quyết định không sáng suốt, đặc biệt là đối với những ca phẫu thuật lại. Cắt tỉa bóc tách khoang chứa không đúng cách và size túi độn quá lớn không phù hợp với vị trí của nó lại dẫn đến kết quả túi nằm quá cao trên thành ngực.
Một quy trình chỉnh sửa phù hợp sẽ phải đảm bảo kiểm soát được những tác động ở nếp gấp chân ngực, tránh mổ qua tổ hợp quầng – núm vú và thay đổi xuống size túi độn nhỏ hơn cho phù hợp. Quy trình này nên được thực hiện qua đường mổ ở nếp gấp chân ngực và tập trung tạo ra một khoang chứa phù hợp ở cực dưới vú với cặp túi độn có kích cỡ phù hợp.
Tôi không đồng ý với hướng tiếp cận qua đường quầng vú vì chẳng có lý do gì chúng ta lại đi xâm phạm qua lớp mô ở trên để tạo khoang chứa ở dưới vú. Ngoài ra cách này cũng dẫn đến nguy cơ viên nhiễm và co thắt bao xơ cao hơn.
Và mặc dù đây đã là quy trình chỉnh sửa thứ 3 nhưng bạn vẫn có nguy cơ phải can thiệp chỉnh sửa lại trong tương lai, do đó, tiếp cận qua đường nếp gấp chân ngực, mà lẽ ra nên được thực hiện ngay từ quy trình đầu tiên, chính là lựa chọn khôn khoan nhất.
Có vẻ cặp túi độn của bạn quá cao và quá to. Khi được đặt qua nách, tôi thích sử dụng kỹ thuật nội soi để đảm bảo có thể giải phóng hoàn toàn đường viền dưới của cơ ngực để khi đặt vào túi độn không nằm quá cao trên bầu vú.
Chỉnh sửa ngực được thực hiện bởi một bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng túi độn nằm sai vị trí. Tôi sẽ xem xét chọn túi độn có kích cỡ nhỏ hơn, đồng thời chỉnh sửa qua đường nách bằng cách sử dụng kỹ thuật nội soi, mặc dù hướng tiếp cận qua quầng vú hoặc nếp gấp chân ngực cũng rất hiệu quả.
Chúng ta không thể cắt tỉa chính xác khoang chứa túi độn dưới cơ thông qua đường mổ nhỏ quanh quầng vú, do đó tôi sẽ xem xét chỉnh sửa qua đường mổ ở nếp gấp dưới vú để mở rộng khoang chứa và giải phóng cơ ngực cho túi độn “rơi” thấp xuống.
Khả năng hạ thấp vị trí túi độn trong lần chỉnh sửa sắp tới sẽ phụ thuộc vào việc bao xơ ban đầu có được cắt bỏ trong quy trình chỉnh sửa trước hay không, cũng như phần cơ ngực bên dưới có được giải phóng hay không. Nếu cơ ngực không được giải phóng thì do tăng thêm thể tích nên túi độn sẽ có xu hướng dịch chuyển lên trên về phía xương đòn.
Ngoài ra bạn cũng cần xác định xem chiều rộng túi độn hiện tại có phù hợp với khung người mình hay không – chiều rộng quá cỡ cũng dẫn đến chiều cao quá cỡ, kết quả là chúng có thể quá lớn với khung người bạn.
Nâng ngực đặt túi độn dưới cơ qua đường nách là một cách tiếp cận tuyệt vời và nếu bác sĩ có trình độ đào tạo tốt, giàu kinh nghiệm thực hiện ở bệnh nhân phù hợp thì sẽ mang lại kết quả hoàn hảo. Tuy nhiên, túi độn nằm ở vị trí cao trên bầu vú thực sự cũng không phải là trường hợp hiếm gặp với cách tiếp cận này trong các ca điều trị của những bác sĩ không có kinh nghiệm.
Bạn đã rất khôn ngoan khi lựa chọn chỉnh sửa thông qua đường mổ quanh quầng vú. Thực sự rất khó tiếp cận qua đường nách để có thể chỉnh sửa túi độn ở vị trí quá cao trên bầu ngực vì khó giải phóng được mô sẹo hình thành ở nách trong lần phẫu thuật đầu. Vì vậy chọn chỉnh sửa qua đường rạch quanh quầng vú sẽ giúp bác sĩ thao tác dễ dàng hơn.
Cặp túi độn hiện tại quá lớn so với bầu vú của bạn. Có vẻ như khoảng cách từ núm vú đến nếp gấp chân ngực của bạn quá ngắn do đó bầu vú sẽ không phù hợp với túi độn có đường kính lớn.
Ngoài ra, hướng tiếp cận từ đường nách nếu được thực hiện bởi một bác sĩ không có tay nghề và nếu cơ ngực không được phân tách đúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng đặt sai vị trí túi độn – đây chính là trường hợp của bạn.
Tôi nghĩ kế hoạch chỉnh sửa qua đường mổ quanh quầng vú sắp tới khá hợp lý, tuy nhiên chọn cặp túi size nhỏ hơn sẽ vừa vặn hơn với chiều rộng vú của bạn.
Có một vài yếu tố quyết định đến kết quả sau quy trình nâng ngực cũng như chỉnh sửa, trong đó, vị trí túi độn là yếu tố tối quan trọng. Nếu giải phóng đủ cơ ngực hoặc bao xơ, nhưng khoang chứa túi độn lại được bóc tách chưa đủ thì khi đặt ở vị trí dưới cơ túi độn sẽ nằm rất cao trên bầu vú.
Ngoài ra, vì khoảng cách từ nếp gấp chân ngực đến núm vú của bạn ngắn, nên một cặp túi độn với kích cỡ lớn như này sẽ có khả năng khiến cực trên vú quá đầy đặn. Túi nước muối thường nặng hơn và có xu hướng dịch chuyển xuống thấp hơn một chút theo thời gian, nhưng túi gel silicone thì sẽ ở lại vị trí đã đặt ban đầu. Điều này đôi khi lại có lợi, nhưng nếu túi gel ở vị trí quá cao, bệnh nhân sẽ buộc phải phẫu thuật để đặt lại nó.
Tôi đồng ý rằng một đường mổ tại vú (quanh quầng vú hoặc ở nếp gấp chân vú) sẽ giúp bác sĩ quan sát tốt nhất về khoang chứa để giải phóng mô vú bên dưới và hạ thấp túi độn.
Hãy xem xét đặt túi size nhỏ hơn vì như thế túi độn có thể đặt nằm cân đối trên thành ngực của bạn.
Đúng là túi độn hiện đang nằm quá cao trên thành ngực của bạn. Theo tôi, đặt đường mổ ở nách làm hạn chế khả năng tiếp cận của bác sĩ, khó có thể tạo được vị trí đặt túi ngực lý tưởng vì với đường mổ này khoang chứa túi độn sẽ được tiếp cận và tạo ra từ phía trên và phía ngoài của vú.
Tôi nghĩ đường mổ quanh quầng vú (hoặc nếp gấp chân ngực) có thể giúp đặt lại túi độn bằng các giải phóng đường viền bên dưới của khoang chứa cũng như giải phóng mô vú ở dưới đường viền cơ ngực cho phép túi độn nằm thấp hơn trong lớp vỏ da vú.
Bất cứ ai thực hiện quy trình chỉnh sửa này cũng cần hết sức cẩn thận, không giải phóng quá nhiều khối cơ gần xương ức, nếu không với cặp túi ngực có kích cỡ to như này (550 cc) bạn có thể bị phát triển tình trạng symmastia ở một mức độ nào đó (hai bầu vú chạm vào nhau - ngực dính liền).
Hình ảnh của bạn cho thấy túi độn nằm sai vị trí trên bầu vú. Tình trạng này có thể là do cắt tỉa, giải phóng không đủ phần cơ ngực ép vào ở phần dưới của khoang chứa. Sau 4 tháng phẫu thuật, chắc chắn tình trạng này sẽ không còn liên quan đến sưng nề hay co thắt cơ ngực, do đó nếu cứ để như thế nó sẽ không tự cải thiện tốt hơn.
Trong trường hợp này phẫu thuật chỉnh sửa là lựa chọn hợp lý. Mở rộng lại phần dưới của khoang chứa túi độn thông qua đường mổ ở quầng vú, việc này sẽ cho phép túi độn rơi xuống đúng vị trí của nó. Bạn cũng nên chọn túi độn size nhỏ hơn một chút. Về cơ bản, kiểu quy trình chỉnh sửa này thường mang lại kết quả tuyệt vời và bệnh nhân rất hài lòng.
Chỉnh sửa ngực hư hỏng giá bao nhiêu?
Một năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực bằng túi độn, nhưng tôi nghĩ một bên vú của mình đã bị tình trạng lồi đáy vú. Tôi đặt túi độn kích cỡ 430 cc ở dưới cơ. Vậy mức chi phí chỉnh sửa trung bình là bao nhiêu?
- 19 trả lời
- 2509 lượt xem
Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?
Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?
- 13 trả lời
- 3090 lượt xem
Sau bao lâu thì vết mổ chỉnh sửa ngực mới lành lại?
Mới đây tôi đã chỉnh sửa ngực qua đường mổ ở nếp gấp dưới vú ở một bên ngực. Vì da tôi siêu mỏng nên tôi sợ túi độn sẽ làm “rách” các lớp da đã được khâu lại ở vết mổ. Có cách nào tránh áp lực từ túi độn tác động lên vết mổ trước khi nó lành hoàn toàn không? Tôi vẫn đang mặc áo ngực chuyên dụng hỗ trợ mặc dù nó không thoải mái vì phần đai nịt lại nằm trên đúng vị trí vết mổ ở nếp gấp dưới vú. Thông thường phải mất bao lâu vết mổ mới lành hẳn?
- 17 trả lời
- 10261 lượt xem
Nâng ngực bị hỏng, bao lâu sau có thể chỉnh sửa?
Mới đây tôi đã phẫu thuật ngực nhưng không hài lòng với kích cỡ đạt được. Tôi phải chờ bao lâu mới có thể chỉnh sửa lại?
- 17 trả lời
- 6433 lượt xem
Đặt túi gel silicone 3 tuần nhưng không hài lòng, bao lâu sau thì chỉnh sửa được?
Tôi đã thực hiện nâng ngực đặt túi gel silicone được 3 tuần nhưng không hài lòng với kết quả. Ước gì trước đó tôi chọn túi độn có kích cỡ lớn hơn. Phải đợi bao lâu mới có thể nâng ngực lại?
- 11 trả lời
- 1652 lượt xem