Sau bao lâu thì vết mổ chỉnh sửa ngực mới lành lại?
Liền vết mổ sau khi nâng ngực là một quá trình thay đổi khác nhau ở nhiều người, trong nhiều trường hợp còn kéo dài đến hơn 1 năm. Hầu hết các vết thương đều ổn định chắc chắn sau khoảng 6 tuần, nhưng vẫn sẽ tiếp tục cải thiện trong ít nhất một năm.
Mặc dù bạn lo ngại tình trạng da mỏng và túi độn gây kéo giãn da nhưng tình trạng này sẽ là một biến chứng bất thường nếu nó có liên quan đến các vấn đề như nhiễm trùng. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ đóng vết mổ theo nhiều lớp từ lớp mô sâu bên dưới, do đó giúp giảm đáng kể áp lực lên bề mặt vết thương.
Việc bạn sử dụng áo ngực hỗ trợ sẽ giúp tránh mọi áp lực tác động lên vết khâu và góp phần hỗ trợ thêm cho quá trình liền vết thương.
Mọi vết mổ qua da đều cần thời gian mới lành lại được. Quá trình lành vết thương ban đầu trên bề mặt thường diễn ra trong khoảng một tuần, nhưng sâu hơn bên dưới da sẽ cần từ 4 - 6 tuần. Trong giai đoạn này đừng nên lo lắng – túi độn sẽ không làm rách/giãn làn da của bạn. Đôi khi túi tộn quá to hoặc nặng có thể khiến vết mổ bị căng ra một chút khi nó lành lại.
Mặc áo ngực hỗ trợ rất tốt nhưng tôi khuyên bạn nên tránh loại áo ngực có gọng vì gọng cọ vào sẽ làm kích ứng vết mổ. Nếu gọng cọ vào khiến bạn bị đau hãy đặt một ít gạc nhỏ hoặc bông lên trên vết mổ để tránh đè vào nó. Sau 1 tháng phẫu thuật cảm giác này sẽ dần trở nên dễ chịu hơn.
Phải mất cả năm một vết sẹo mới có thể hoàn toàn lành. Thời gian vết sẹo yếu nhất là 2-3 tháng đầu khi cơ thể đang trong quá trình tự lành. Tôi khuyên bạn tránh gây áp lực lên vết mổ trong 1,5 - 2 tháng. Hãy chọn áo ngực một cách cẩn thận cung cấp hỗ trợ hợp lý cho bầu vú nhưng không tạo áp lực lên vết rạch mổ. Trong vòng 2-10 tháng tới, mô sẹo sẽ tiếp tục hình thành, liên kết chặt lại và trở nên bền chắc hơn.
Nếu bạn muốn sử dụng các loại kem bôi trị sẹo thì có thể tìm mua trên thị trường, có rất nhiều loại giúp cải thiện sẹo trong giai đoạn đầu hình thành.
Miễn là bạn khỏe mạnh, không có bất kỳ bệnh lý nào tác động đến hệ miễn dịch (như bệnh tiểu đường), không uống các loại thuốc ảnh hưởng đế quá trình lành vết thương (như corticosteroid) và không sử dụng các chất ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu (như nicotine, cocaine, và methamphetamine) thì vết sẹo của bạn hoàn toàn có thể liền lại ngay cả với làn da mỏng.
Tuy nhiên một chiếc áo ngực nếu không vừa vặn có thể sẽ làm rách da do đè lên vết mổ, do đó tôi yêu cầu bệnh nhân của mình không mặc áo ngực có gọng hoặc áo ngực chà xát vào vết mổ trong 6 tuần đầu.
Nếu dải gọng của áo ngực hỗ trợ nằm đúng vị trí vết rạch thì hãy thảo luận với bác sĩ xem có cần thay áo khác không, hoặc bạn có thể đắp một miếng gạc lên vết mổ để giảm áp lực, hoặc cắt dải gọng đó đi để không tác động vào vết mổ.
Sau 6 tuần, vết sẹo của bạn sẽ đủ trưởng thành để chịu đựng được các loại áo ngực và hoạt động bình thường.
Phải mất 48 tiếng vết mổ mới liền kín miệng để có thể chống thấm nước. Sau đó, cần từ 6 - 8 tuần nữa để sẹo đạt đến độ “già”. Hi vọng bác sĩ phân phối trọng lượng túi độn đều trên toàn bầu vú để nó không có nguy cơ làm suy yếu dẫn đến bị toác vết mổ. Hãy nói vấn đề này với bác sĩ của bạn trước, chỉ ông ấy mới biết chính xác độ mỏng của da hoặc những biện pháp có thể can thiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về các loại băng ép, áo định hình trong giai đoạn này và cho họ biết nếu cảm thấy bị cọ xát vào một phần vết rạch. Chúng ta thường có thể đệm các miếng gạc, bông vào trên vết mổ để tránh bị cọ xát.
Tôi thường thích đặt đường mổ ở nếp gấp chân ngực cho tất cả bệnh nhân phẫu thuật chỉnh sửa ngực vì tôi tin đây là vị trí giúp bác sĩ tiếp cận và hình dung rõ nhất các thành phần giải phẫu như khoang chứa túi độn, bao xơ, cơ ngực vv… Với vị trí đặt đường mổ này tôi tin là tỉ lệ co thắt bao xơ cũng ở mức nhỏ nhất.
Những vết mổ này nói chung sẽ lành trong 3 - 6 tuần. Tôi kiên quyết không cho bệnh nhân mặc áo ngực có gọng ít nhất 6 tuần đầu và đôi khi 8 tuần vì áp lực từ gọng và dải áo ngực lên vết mổ có thể gây cản trở cho quá trình liền vết thương, thậm chí còn làm rách vết mổ.
Một số áo ngực thể thao thường có dải dày ở phía dưới như bạn mô tả, nếu nó làm kích thích vết rạch gây khó chịu thì tôi khuyên bạn nên đổi sang loại mềm mại hơn và không gây kích ứng đến vùng này. Chúng tôi thường cung cấp một số loại áo ngực thể thao hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân và họ cũng phải hồi hoàn toàn cảm thấy dễ chịu “ở phía dưới” (chỗ vết mổ). Đây là vấn đề bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình.
Các vết mổ thường được khâu đóng lại bằng chỉ khâu tự tiêu, và miệng vết mổ đôi khi được dán hoặc băng lại trong vài tuần đầu.
Một vấn đề khác tôi thường kiên quyết yêu cầu bệnh nhân tránh đó là không ngâm nước vết mổ (trong bồn tắm nước nóng, biển hoặc hồ) ít nhất 4 -6 tuần sau phẫu thuật. Tắm vòi hoa sen là lựa chọn tốt nhất ngay sau khi phẫu thuật. Vì đôi khi vết mổ trông có vẻ như đã liền hoàn toàn nhưng khi ngâm trong bồn nước nóng quá sớm có thể gây nhiễm trùng túi độn.
Rất hiếm khi xảy ra trường hợp túi độn nhô ra sau nhiều tháng phẫu thuật, nhưng nếu có xảy ra thì thường là do nhiễm trùng.
Có 4 điểm rất quan trọng trong quá trình liền vết thương sau phẫu thuật bao gồm:
- Vết mổ liền miệng trong 24 - 48 giờ và bệnh nhân có thể an toàn tắm rửa.
- Vết mổ liền lại trong 1 tuần – Nếu có dùng chỉ khâu và đã được cắt chỉ. Có thể bắt đầu matxa vú. Nếu không có mẩn đỏ hoặc chảy dịch, vết mổ có thể sẽ lành đẹp lại mà không có bất kỳ vấn đề gì hoặc rất khó bị rách ra.
- Sẵn sàng tập luyện sau 3 tuần – vào khoảng thời gian này bệnh nhân có thể khởi động lại các bài tập, nhưng cần tránh cách hoạt động với tay quá cao hoặc nâng tạ.
- Sẵn sàng trở lại mọi hoạt động sau 4 - 6 tuần – vết mổ đã liền hoàn toàn và có thể chịu được các bài tập nặng hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn thường thực hiện.
Quá trình lành ở lớp bề mặt da thường kết thúc sau 1-2 tuần, nhưng với các lớp mô sâu bên dưới phải cần từ 4-6 tuần. Để giảm áp lực tác động vào vết mổ, bạn có thể thử mặc áo ngực hỗ trợ có đai nằm bên dưới hoặc trên vết rạch hoặc có thể đệm vào vết rạch một lớp bông gạc để đỡ khó chịu.
Vết sẹo sẽ liền, trưởng thành và tiếp tục chắc lại trong 6 tuần đầu, sau đó trải qua một giai đoạn “tu sửa” trong 6-12 tháng tiếp theo. Thường thì đến giai đoạn này- sau 1 năm, vết sẹo sẽ đạt đến độ lành hẳn. Hãy thảo luận vấn đề của mình bới bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có kinh nghiệm, chỉ khi kiểm tra tình trạng thực tế và hiểu rõ về tình trạng y tế của bạn mới có thể cung cấp câu trả lời chính xác được.
Vấn đề này đã được nghiên cứu rất kỹ trong nhiều năm. Sau 3- 4 ngày vết thương sẽ không bị thấm nước. Ban đầu, khả năng “chống chọi” của vết thương là nhờ hoàn toàn vào các mũi khâu, nhưng sau đó là nhờ vào những mô sẹo, những mô này dần hình thành để làm liền vết thương trong quá trình chữa lành. Ban đầu vết thương vẫn còn rất “mỏng manh”, dễ bị tác động nhưng chỉ trong vài ngày nó bắt đầu “trưởng thành” một cách nhanh chóng cho đến 6 tuần. Tại thời điểm 6 tuần, độ bền của vết thương đã đạt đến 80%, và tiếp tục cải thiện nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều. Độ bền cuối cùng của vết thương sẽ đạt được sau 4-6 tháng. Vết sẹo “thành quả” sau đó sẽ sửa đổi/trưởng thành và tiếp tục cải thiện nốt khoảng thời gian còn lại cho đến thời điểm một năm. Sau đó sẽ tiếp tục quá trình sửa đổi trong vài năm.
Với các vết sẹo đang lành tia UV sẽ khiến vết sẹo trở nên dày hơn, đỏ hơn và dễ nhận thấy hơn. Bệnh nhân không nên để vết sẹo chưa được một năm trong các buồng nhuộm da hoặc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, bôi kem chống nắng lên sẹo khi ra ngoài nếu nó chưa có gì che chắn.
Ngoài ra, nếu muốn bệnh nhân có thể áp dụng điều trị sẹo bằng silicone dạng kem bôi hoặc miếng dán cũng khá hiệu quả trong việc giảm hình thành và lộ sẹo. Tuy nhiên bệnh nhân phải kiên trì sử dụng 2 lần một ngày trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Bạn không cần lo lắng đến việc túi độn sẽ “chui” qua vết mổ vì với kỹ thuật khâu theo nhiều lớp và việc túi độn đã được đặt ổn định, điều này hoàn toàn không thể xảy ra.
Cuối cùng bạn nên mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ thoải mái nhưng không gây áp lực lên vết mổ. Tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ của mình để được tư vấn về loại quần áo mặc phù hợp nhất cho quá trình hậu phẫu.
Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc túi độn làm rách da. Tình trạng này rất hiếm xảy ra trong phẫu thuật nâng ngực, thậm chí cả trong các quy trình chỉnh sửa ngực. Bác sĩ của bạn đã khâu đóng vết thương rất chắc chắn theo nhiều lớp. Mặc một chiếc áo ngực tốt sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều cho quá trình lành vết thương.
Ngoài ra, cũng có một số yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương như hút thuốc (đặc biệt là hút thuốc nhiều), sử dụng các dạng nicotin khác như thuốc lá điện tử, hoặc vaping và có tiền sử bệnh lý nào đó. Bác sĩ sẽ xem xét tất cả những vấn đề này và giải thích các rủi ro liên quan nhưng chắc chắn vấn đề này không quá phổ biến.
Những người có xu hướng gặp phải nhiều vấn đề phức tạp hơn là người đồng thời phẫu thuật chỉnh sửa cùng với phẫu thuật treo ngực sa trễ, trong đó bác sĩ sẽ thắt chặt da lỏng lẻo chảy xệ, mặc dù vậy, nguy cơ này cũng ở mức khá thấp nếu được thực hiện một cách an toàn.
Nhìn chung vết mổ sẽ liền miệng lại trong 24 đến 48 giờ đồng hồ và lành hoàn toàn trong 6 tuần. Tôi khuyên bạn nên mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ chuyên dụng tạo cảm giác thoải mái, và không đè trực tiếp lên vết mổ hoặc làm kích ứng nó.
Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng thường vết mổ trên đường nếp gấp dưới vú rất dễ liền vì vị trí này không có nhiều lực căng tác động vào (tùy vào kích cỡ túi độn). Có vẻ như bạn đang rất chăm lo cho quá trình hồi phục của mình và tôi nghĩ chắc chắn vết mổ sẽ lành đẹp lại.
Túi độn nhô, lòi ra khỏi da là điều không thể. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm chất lượng, độ đàn hồi da, kỹ thuật khâu đóng vết mổ, và cách bạn chăm sóc vết mổ sau đó. Tôi đồng ý với việc mặc áo ngực hỗ trợ. Tuy nhiên, phải đảm bảo áo ngực không chà xát vào vết rạch vì như thế có thể làm rách vết thương hoặc dẫn đến hình thành sẹo xấu.
Thường thì sau 4-6 tuần lớp da và mô bên dưới vết mổ sẽ khá bền chắc. Tuy nhiên, để chắc chắn hãy hỏi chi tiết bác sĩ phẫu thuật về thời gian nên mặc áo ngực hỗ trợ và thời điểm có thể tập lại các bài tập mạnh vì ông ấy là người hiểu rõ nhất quy trình cũng như tình trạng mô của bạn.
Tình trạng sưng nề và bầm tím sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau và giảm dần trong tuần đầu tiên. Trong lần tái khám đầu tiên sau vài tuần bệnh nhân sẽ được tháo băng gạc.
Thông thường bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau khi phẫu thuật vài ngày (chỉ làm những việc nhẹ nhàng trong hai tuần đầu). Các vết sẹo sẽ mờ dần đi trong vài tháng sau đó. Hãy liên lạc với bác sĩ của mình nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến việc chăm sóc hậu phẫu.